Tăng giá điện 2023 từ ngày 09/11

5/5 - (1 bình chọn)

Theo nguồn tin từ các báo chính thống, tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra quyết định về việc điều chỉnh giá điện bán lẻ tăng bình quân 4.5% bắt đầu từ ngày 09/11/2023. Vậy cụ thể mức tăng giá điện này rơi vào khoảng bao nhiêu khi đã tính thêm thuế giá trị gia tăng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tăng giá điện bao nhiêu từ đầu năm 2023

Theo thông báo của tập đoàn Điện Lực Việt Nam đã ban hành với quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 08/11/2023 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân: Điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đ/kWh (Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 09/11/2023. 

Như vậy theo như mức giá điện tăng lên dựa vào quyết định trên, mức giá bán lẻ đã được điều chỉnh tăng thêm 4.5% so với giá điện đầu năm 2023. Có nghĩa là mức giá sẽ tăng từ 1.920,3 đ/kWh lên 2.006,79 đ/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).

Với việc điều chỉnh giá điện tăng lên hơn 86,41 đ/kWh thì EVN đã có 2 lần điều chỉnh giá với mức tăng 3% và 4.5%. Qua mức tăng trong 2 lần trong năm 2023 nàu, giá điện đã tăng thêm 142,35 đ/kWh.

Tăng giá điện 2023

EVN đã có sự tăng giá điện biến động trong năm trung bình 4.5%

Cũng theo như nguồn tin từ các báo chính thống, hiện Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về quy định bán giá điện. Quy định này sẽ đưa ra các cơ cấu về giá bán lẻ cụ thể cho từng đối tượng khách hàng kể từ quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc tăng giá bán ngày 09/11.

Trong đó:

+ Đối với khách hàng dùng điện sinh hoạt: Mức giá điện tăng sẽ được chia thành 6 bậc:

  • Bậc 1: Từ 0 – 50 kWh – Có giá 1.806 đ/kWh.
  • Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh – Có giá 1.866 đ/kWh.
  • Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh – Có giá 2.167 đ/kWh.
  • Bậc 4: Từ 210 – 300 kWh – Có giá 2.729 đ/kWh.
  • Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh – Có giá 3.050 đ/kWh.
  • Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên – Có giá 3.151 đ/kWh.

+ Đối với các ngành kinh doanh, sản xuất và dịch vụ. Tăng giá điện sẽ phụ thuộc vào hành vi sử dụng và tỷ lệ sử dụng điện trong từng thời điểm cao hoặc thấp điểm. Trong đó:

  • Ngành dịch vụ tiền điện tăng thêm 230.000 đồng/tháng. 
  • Nhóm sản xuất tiền điện tăng thêm bình quân cho mỗi hộ là 432.000 đồng/tháng.
  • Nhóm khách hàng hành chính sự nghiệp trả thêm 90.000 đồng.

Trong hồi tháng 3/2023, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức họp báo về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất và kinh doanh điện năm 2022 đối với EVN. Trong đó, tổng chi phí sản xuất và kinh doanh điện năm 2021 là > 419.031 tỷ đồng và năm 2022 > 493.265 tỷ đồng. Các chi phí này bao gồm tiền điện bán lẻ, phụ trợ và quản lý ngày, khâu phát điện và truyền tải – phân phối điện.

>>> Xem thêm: Hệ thống điện nặng là gì?

Tăng giá điện chưa bù đắp hết chi phí?

Theo như ông Dũng – Trưởng ban kinh doanh EVN cho biết rằng: Tuy rằng đã gia tăng 3% mức giá bán điện vào hồi tháng 3 đầu năm với mức doanh thu + 8000 tỷ đồng. Thế nhưng, mức doanh thu đó chưa đủ để bù đắp chi phí giá thành. Qua đó khiến tập đoàn gặp nhiều khó khăn hơn về tài chính và tiếp tục phải gồng lỗ.

Theo thông tin mới nhận được, tính toán của EVN cho thấy giá thành điện năm trong năm nay ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh cao hơn so với giá bán lẻ khoảng 178 đồng/kWh. Như thế, mức giá điện tặng lên cũng chưa đủ bù đắp chi phí sản xuất và kinh doanh của tập đoàn này.

Thêm vào đó, sản lượng điện từ thủy điện giảm do hiện tượng EL Nino và hạn hán, giá nhiên liệu luôn ở mức cao, giá than nhập khẩu tăng 186% so với năm 2020 và 25% so với năm 2021. Do vậy, đó có thể là lý do dù đã tăng giá điện nhưng chưa đủ để bù đắp chi phí kinh doanh.

Tăng giá điện 2023

Biểu đồ tăng giá điện trong năm 2023 với từng lượng tiêu thụ khác nhau

Vì thế, tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đã căn cứ vào quyết định 24/2017 của Thủ tướng chính phủ về cơ sở để điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Ông Nguyễn Đình Phước cho hay, việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4.5% giúp EVN có thêm doanh thu +3200 tỉ đồng. Qua đó làm giảm bớt phần nào khó khăn. 

Ông Phước cũng cho biết, dù đã tăng giá điện lên nhưng so với mức giá sản xuất vẫn thấp hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an sinh xã hội và các chỉ tiêu kinh tế nên EVN chỉ đưa ra mức tăng vừa phải.

Cần tiết kiệm điện năng mọi lúc, mọi nơi

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Điện là một loại hàng hóa đặc biệt, Nhà nước áp dụng chính sách giá bậc thang để khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm. Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận tình trạng lãng phí năng lượng hiện nay. 

Và điện được xem là tài sản quốc gia, được Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam liên tục khuyến nghị tiết kiệm, tránh lãng phí. Vì thế, người tiêu dùng cần thực hiện tiết kiệm điện mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, người dùng cần hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm và tắt điện khi không cần thiết. Hãy lựa chọn các thiết bị tốn ít điện năng,..

Về dịch vụ điện năng của EVN, ông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao, cho rằng ngành Điện đã và đang tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Trước đây, việc giao dịch với điện lực đòi hỏi khách hàng phải đến các điểm giao dịch, nhưng nhờ vào chuyển đổi số, khách hàng có thể thuận tiện thực hiện các thủ tục và dịch vụ điện qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Đây là điểm được ông đánh giá là một tiến triển tích cực, thể hiện sự thay đổi và tiện lợi trong cung cấp dịch vụ của EVN.

>>> Xem thêm: Giải pháp tiết kiệm điện năng hữu hiệu

Hân Đỗ
Tôi là một cô nàng vui vẻ, nhiệt huyết, yêu đời và có kinh nghiệm trong ngành van công nghiệp vật tư ngành nước nhiều năm mong muốn mang đến những bài viết chất lượng cũng như năng lượng tích cực tới tất cả mọi người.