Hướng dẫn lắp đặt van bướm đúng kỹ thuật
Van bướm được sử dụng phổ biến trong hệ thống đường ống công nghiệp, sản xuất. Với nhiều ưu điểm nổi bật như: Kiểu kết nối đa dạng, nhiều kích thước, giá thành rẻ hơn so với các loại van khác.
Vậy làm sao lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống để đảm bảo quá trình vận hành ổn định, an toàn và đạt hiệu suất cao? Trong bài viết này, Tuấn Hưng Phát sẽ hướng dẫn lắp đặt van bướm đúng kỹ thuật, mời bạn tham khảo:
Công tác chuẩn bị lắp đặt van bướm
Trước khi lắp đặt van bướm vào hệ thống, việc đầu tiên đó là bạn nên kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ những vật tư cần thiết để lắp đặt van bướm được diễn ra nhanh chóng và an toàn. Cụ thể:
Chuẩn bị các vật tư cần thiết
– Van bướm: Các loại van bướm hiện nay trên thị trường được sản xuất với nhiều kích thước, chất liệu, phương thức kết nối và vận hành khác nhau. Bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và đáp ứng các thông số kỹ thuật của hệ thống như áp lực, nhiệt độ, khả năng chống ăn mòn…
– Ống dẫn: Đây là một phụ kiện quan trọng, thường được làm từ thép, inox, gang… và có thiết kế rỗng bên trong để cho phép lưu chất di chuyển trực tiếp qua, vận chuyển đến nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống.
– Mặt bích: Có chức năng kết nối, giúp liên kết van và đường ống lại với nhau thành một hệ thống thống nhất, ngăn chặn rò rỉ lưu chất ra ngoài môi trường và dễ dàng tháo lắp khi cần thiết. Được nhâp khẩu tại Hàn Quốc, Đài Loan đạt tiêu chuẩn quốc tế như JIS, DIN, BS, ANSI…
– Gioăng làm kín: Được làm từ các vật liệu có tính đàn hồi cao như NBR, EPDM, PTFE…, thường được sử dụng để đệm vào vị trí kết nối giữa các mặt bích, giúp thiết bị vận hành êm ái, không rò rỉ lưu chất và không rung lắc trong quá trình sử dụng.
– Bu lông: Được sử dụng để luồn qua các lỗ bu lông trên mặt bích nhằm kết nối mặt bích của ống và van lại với nhau.
– Cờ lê, tua vít, mỏ lết: Dụng cụ dùng để vặn siết các loại ốc vít, bu lông, đinh tán…
– Giá đỡ: Dùng để cố định vị trí của van và đường ống.
– Máy hàn: Dùng để hàn mặt bích vào đường ống.
Kiểm tra thông số van, thiết bị, đường ống
Dưới đây là một số bước quan trọng cần thực hiện trước khi lắp đặt van, giúp quá trình lắp đặt van bướm diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời tránh các sự cố gián đoạn:
– Vệ sinh sạch sẽ đường ống để loại bỏ rác thải, cặn bẩn và tạp chất. Quá trình này giúp hệ thống sạch sẽ, không ảnh hưởng đến chất lượng lưu chất vận chuyển và tránh kẹt hở mối nối.
– Lựa chọn vị trí lắp đặt van phải thông thoáng và có đủ không gian cho thiết bị hoạt động.
– Kiểm tra thông số van có phù hợp với yêu cầu thiết kế hay không (áp suất, nhiệt độ). Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm là van bướm Wafer hay mặt bích? Nếu là van bướm mặt bích thì tiêu chuẩn mặt bích là gì để chuẩn bị 2 mặt bích có tiêu chuẩn kết nối cho phù hợp.
– Kiểm tra thực tế van: xem van có bị nứt vỡ thân, gioăng làm kín hay không. Hãy đảm bảo van trong tình trạng tốt trước khi lắp đặt. Không nên tùy tiện tháo – nới lỏng bất kỳ bulong, ốc vít nào trên van.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn lắp đặt van bi điều khiển điện
10 bước lắp đặt van bướm vào đường ống
Với 15 năm trong lĩnh vực phân phối các loại van công nghiệp.nghiệp, chúng tôi đã và đang hợp tác với nhiều công trình, dự án có quy mô lớn, nhỏ khác nhau trên các tỉnh thành. Để quý khách có thể dễ dàng hơn trong việc lắp đặt van bướm, chúng tôi sẽ chia sẻ 10 bước lắp van bướm vào đường ống chi tiết và đúng kỹ thuật.
Bước 1: Đầu tiên, đặt van bướm vào giữa 2 mặt bích đã chuẩn bị sẵn. Đối với van mặt bích, bạn cần chú ý nên lựa chọn tiêu chuẩn mặt bích phù hợp với loại van bướm cần lắp đặt. Mục đích để khi lắp đặt lỗ mặt bích trùng với lỗ tròn định vị trên ở thân van chuẩn xác, đảm bảo chắc chắn, an toàn.
Bước 2: Tiếp theo, chèn bulong – đai ốc vào lỗ mặt bích để định vị chắc chắn vị trí van và hai mặt bích. Đồng thời, điều chỉnh vị trí gioăng đệm khớp với mặt bích rồi siết bulong – đai ốc một cách vừa phải, đều tay, tránh mạnh quá xảy ra tình trạng lệch.
Bước 3: Hàn gắn hai mặt bích lên hai đầu ống chờ. Lưu ý: Bạn nên hàn chấm để tránh nhiệt độ quá cao gây hư hỏng gioăng đệm hay gioăng van.
Bước 4: Tiến hành tháo van cánh bướm ra khỏi đường ống
Bước 5: Tiến hành hàn lại hai mặt bích với hai đầu ống chờ để cố định hai mặt bích. Mối hàn cần đảm bảo kỹ thuật: không bị hở gây rò rỉ lưu chất qua mối hàn.
Bước 6: Khi mối hàn đã nguội, Chúng ta lại tiến hành lắp đặt van bướm vào giữa 2 mặt bích, chèn hai gioăng đệm vào giữa van và mặt bích.
Bước 7: Chèn bulong định vị van lên đường ống rồi điều chỉnh vị trí van – gioăng đệm. Sau đó siết chặt bulong. Lưu ý: không nên siết bulong quá chặt để tránh hiện tượng vênh, méo.
Bước 8: Kiểm tra bằng cách mở hoàn toàn van xem có thể đóng – mở van tự do hay bị vướng kẹt.
Bước 9: Lắp các bulong còn lại và siết chặt đều tất cả bulong.
Bước 10: Kiểm tra hoàn công: tiến hành đóng mở van 1 lần nữa để xác định đĩa van không bị vướng – kẹt. Cho vận hành thử để kiểm tra xem có bị rò rỉ lưu chất?
Xem thêm:
Những lưu ý khi lắp đặt và vận hành van bướm
– Vệ sinh làm sạch, loại bỏ tạp chất trên hai đầu chờ đường ống bằng nước sạch, bôi dầu nhớt thường xuyên ở các khớp nối để tránh làm rỉ sét các linh kiện.
– Trước khi thực hiện lắp đặt cần kiểm tra vật tư kỹ càng: mặt bích không bị cong vênh, hoặc sai lệch (không phù hợp kích cỡ hay tiêu chuẩn lỗ bulong).
– Khi lắp đặt cần chú ý điều chỉnh gioăng đệm khớp với mặt bích. Đồng thời khi siết bulong cần siết chặt đều tất cả các bulong đai ốc.
– Van bướm có thể lắp đặt theo bất kỳ hướng nào. Song một số trường hợp nêu trên cần cân nhắc cho hợp lý. Ngoài ra, bạn nên lắp van theo chiều thẳng đứng để giảm tải cho đĩa – trục van. Đặc biệt với những van có kích cỡ lớn.
– Khi lắp đặt van trực tiếp vào máy bơm, hay thiết bị van khác: Quý vị nên lắp thêm khớp nối chống rung hoặc một đoạn ống ở giữa để đảm bảo không bị kẹt đĩa van bướm trong quá trình vận hành đóng mở.
– Nếu sử dụng van bướm vận hành thủ công như tay gạt, tay quay thì cần lắp đặt ở vị trí khô thoáng, thuận tiện cho người vận hành. Đối với van điều khiển điện hoặc van điều khiển khí nén sẽ linh hoạt trong việc lắp đặt và sử dụng hơn do có thể điều khiển từ xa.
– Việc đóng mở van cần đúng hướng, đúng kỹ thuật, tránh làm ảnh hưởng đến chức năng vận hành, điều tiết lưu lượng chính xác của van.
Một số câu hỏi thường gặp khi lắp đặt van bướm
Trong quá trình kinh doanh van bướm, Tuấn Hưng Phát thường nhận được một số câu hỏi sau về việc lắp đặt và sử dụng van. Bằng kiến thức chuyên môn, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của người dùng một cách chi tiết như sau:
Lắp đặt van bướm theo chiều thẳng đứng hay nằm ngang?
Van bướm có thể được lắp thẳng đứng, hay nằm ngang trên đường ống tùy theo vị trí lắp đặt sao cho tiện công tác vận hành, bảo trì bảo dưỡng. Song trong một số trường hợp, Quý Vị nên cẩn trọng và lưu ý sao cho hệ thống có thể vận hành ổn định:
- Khi hệ thống có lưu chất có cặn – hạt: bùn, bột giấy, chất thải mỏ quặng:
- Khi vị trí lắp van ngay sau máy bơm li tâm
- Khi vị trí lắp đặt van bướm sau khớp nối chữ “T”
- Khi lắp van cánh bướm ngay sau đoạn đường ống uốn cong
- Khi lắp van ngay sau côn thu
- Khi sử dụng van bướm kết hợp cho những ứng dụng điều khiển – cách ly
Bao lâu thì cần bảo dưỡng van bướm
Thời gian bảo dưỡng van bướm sẽ phụ thuộc vào tần suất làm việc của van. Bởi nếu bạn thường xuyên sử dụng van bướm với tần suất lớn thì 1 – 2 tháng phải bảo dưỡng van và động cơ một lần. Nếu vận hành van bướm ít thì từ 3 – 6 tháng bảo dưỡng lại.
Việc bảo dưỡng van bướm thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, hạn chế van bị hư hỏng trong quá trình vận hành và tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian khi sử dụng.
Trên đây, Bài viết đã hướng dẫn lắp đặt van bướm đơn giản, đúng kỹ thuật vào hệ thống đường ống. Quy trình này có thể áp dụng cho tất cả các loại van bướm tay gạt – tay quay, van bướm điều khiển điện – khí nén. Nếu quý khách cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline hoặc website https://tuanhungphat.vn/ để được giải đáp nhanh nhất.
Mua ngay: