Hệ thống xử lý nước thải

Ngày nay, các vấn đề về môi trường ngày được chú trọng và yêu cầu khắt khe. Mỗi khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, khu dân cư, nhà hàng,… đều yêu cầu phải được thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải chuyên dụng. Vậy hệ thống xử lý nước thải là gì? Các yêu cầu về quy trình kỹ thuật như thế nào? Và các công nghệ xử lý nước thải nào đang được ứng dụng rộng  rãi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để trả lời những vấn đề trên nhé!

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải là một chuỗi các công trình áp dụng các công nghệ khác nhau nhằm loại bỏ những gây ô nhiễm có trong nước thải ra từ quá trình sản xuất, sinh hoạt trước khi được đưa ra môi trường. Chất lượng nước thải đưa ra môi trường phải được đảm bảo về hàm lượng, thành phần theo quy định trên luật pháp mỗi quốc gia.

Hệ thống xử lý nước thải

Trong các hệ thống xử lý nước thải có thể áp dụng một hoặc nhiều công nghệ khác nhau. Các công nghệ này có thể dựa trên tác động vật lý, phản ứng hóa – sinh để loại bỏ các chất gây hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm của các quá trình này là nước đã qua xử lý đảm bảo chất lượng theo quy định và các chất cặn thải dạng bán rắn hoặc bùn. Các chất cặn thải này cần phải được xử lý thêm để có thể thải ra môi trường hoặc tái sử dụng vào mục đích khác.

Để đánh giá cho một hệ thống xử lý nước thải là tối ưu hay không dựa trên 3 nhân tố:

  • Hiệu quả xử lý nước thải có đạt tiêu chuẩn được định ra đối với ngành nghề sản xuất, sinh hoạt. Nước thải sau xử lý được thải ra môi trường phải được kiểm tra đo lường theo quy định của pháp luật.
  • Tối ưu về chi phí đầu tư xây dựng và vận hành. Điều này cần đảm bảo được hai vấn đề gồm: chi phí thấp nhất và tính hiệu quả vận hành(vận hành ổn định, độ bền cao).
  • Khả năng nâng cấp và cải tiến hệ thống.

Hệ thống xử lý nước thải

Quy trình xử lý nước thải cơ bản gồm những gì?

Nước thải của các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất – sinh hoạt khác nhau sẽ có tính chất khác nhau. Và với mỗi tính chất nước thải sẽ yêu cầu các công nghệ, công trình khác nhau trong hệ thống xử lý nước thải để phù hợp yêu cầu. Tuy nhiên, một hệ thống xử lý nước thải cơ bản thường phải thực hiện lọc tách theo quy trình như sau:

  • Xử lý cơ học tức sử dụng công cụ để lọc vật lý: tách rác, lắng cát, tách dầu,… ra khỏi nước thải.
  • Xử lý hóa học: công đoạn này sử dụng các chất hóa học để tách kim loại, cặn lơ lửng, chất vô cơ,… Nguyên lý là đưa các chất hóa học dễ dàng phản ứng với tạp chất vào trong nước thải để chúng phản ứng hóa học và cho ra sản phẩm kết tủa hoặc không gây hại đến môi trường.
  • Xử lý sinh học là sử dụng các loại vi sinh sinh học để tách bỏ hoặc gây phản ứng với các chất hữu cơ gây ô nhiễm và thu lại sản phẩm kết tủa hoặc các sản phẩm không gây hại khác.
  • Lọc nước: Là công đoạn tách bỏ các sản phẩm từ quá trình xử lý hóa – sinh bên trên ra khỏi dòng nước thải. Lúc này, nước thải đã được xử lý hoàn thành và được kiểm tra đánh giá rồi có thể đưa ra môi trường.

Quy trình xử lý nước thải

Các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến được áp dụng phổ biến

Chúng ta ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường sống và làm việc nên yêu cầu với các hệ thống xử lý nước thải cũng ngày càng cao. Vì vậy, việc cải tiến và nghiên cứu các công nghệ xử lý nước thải mới tiên tiến hơn luôn được thúc đẩy. Hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp trong nước áp dụng nhiều trong hệ thống của mình gồm có:

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Công nghệ này sử dụng vi sinh sinh học với các giá thể bám dính lơ lửng. Các vi sinh sinh học sẽ bám vào các giá thể lơ lửng này tạo thành một lớp bùn vi sinh. Công nghệ này sử dụng kết hợp cả phương pháp phân hủy kỵ khí và hiếu khí.

Công nghệ MBBR này có thể được gọi là công nghệ vi sinh 3 lớp với: Vi sinh kỵ khí ở lớp trong cùng của bùn vi sinh phát triển và xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử; vi sinh thiếu khí lớp giữa của bùn vi sinh sẽ phát triển và khử Nitrat thành N₂; Vi sinh hiếu khí lớp ngoài cùng sẽ giúp làm tăng hiệu quả xử lý các chất hữu cơ, amoni trong nước thải. Công nghệ xử lý nước thải MBBR có hiệu quả xử lý BOD, COD tốt hơn 1,5 đến 2 lần so với sử dụng đơn lẻ vi sinh hiếu khí.

Công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải AAO(A₂O)

Khởi nguyên của công nghệ AAO là từ thập niên 90. Song trải qua nhiều lần cải tiến nâng cấp hoàn thiện, công nghệ này vẫn là một trong những công nghệ xử lý nước thải được ứng dụng rộng rãi. Công nghệ AAO thường được ứng dụng cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải khách sạn,…; hay nói cụ thể hơn là nước thải có tỉ lệ BOD/COD > 0.5, hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy cao.

Công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải sinh – hóa

Công nghệ sinh hóa thường được áp dụng cho nước thải có nồng độ màu cao như ngành dệt nhuộm, mực in, in bao bì,… 

Công nghệ thường sử dụng các chất hóa học phản ứng với các thành phần màu để lắng đọng rồi xử lý bậc cao bằng vi sinh sinh học. Tuy nhiên để hiệu quả xử lý nước thải được hiệu quả cần phải thử nghiệm, phân tích thành phần nước thải để có phương án xử lý hóa – sinh phù hợp trước khi áp dụng vào thực tế.

Công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải MBR

MBR – Membrane Bio-reactor là công nghệ bể lọc màng sinh học. Cụ thể là trong bể vi sinh hiếu khí trang bị màng lọc có kích cỡ mắt lưới <0.2µm. Với kích cỡ mắt lưới lọc cực nhỏ như vậy, chúng sẽ giữ lại toàn bộ cặn lơ lửng, phân tử bùn, các vi sinh vật gây hại trong dòng nước thải. Điểm trừ của công nghệ này là giá thành của màng lọc khá cao. Để áp dụng trong một bể MBR cỡ lớn sẽ tốn chi phí rất lớn(công suất sẽ bị giới hạn bởi chi phí đầu tư quá lớn).

Công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải SBR

Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ SBR là một cụm các bể tuần hoàn với 5 pha: 

  • Làm đầy
  • Sục khí
  • Lắng đọng
  • Rút nước
  • Nghỉ

Hệ thống xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể: Selector và C-tech. Nước thải sẽ  được dẫn vào bể Selector và sục khí thúc đẩy phân hủy hiếu khí. Sau đó nước được chuyển đến bể C-tech

Công nghệ xử lý nước thải

Tổng hợp 8 hệ thống xử lý nước thải phổ biến hiện nay

1. Hệ thống xử lý nước thải điều lưu

Hệ thống điều lưu trong xử lý nước thải là yếu tố quan trọng giúp quá trình xử lý trở nên hiệu quả hơn. Hệ thống này có nhiệm vụ điều chỉnh và kiểm soát các chất thải trong nước, đồng thời điều hòa lưu lượng nước chảy.

Tại đây, pH của nước sẽ được cân bằng, nồng độ các chất độc hại và các chất hữu cơ được điều chỉnh. Hệ thống điều lưu cũng giúp điều phối dòng chảy của nước, đảm bảo quá trình xử lý diễn ra một cách suôn sẻ.

Hệ thống xử lý nước thải

2. Hệ thống xử lý nước thải trung hòa

Phương pháp trung hòa trong bể trung hòa bao gồm việc bổ sung có kiểm soát các chất trung hòa để điều chỉnh độ pH của nước thải, giúp chuyển từ tính axit hoặc kiềm về mức pH trung tính. Phương pháp cụ thể sẽ được lựa chọn dựa trên đặc điểm của nước thải và mức pH cần thiết để xả thải an toàn hoặc tiếp tục xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải

3. Hệ thống xử lý nước thải keo tụ và tạo bông cặn

Hệ thống xử lý nước thải keo tụ và tạo bông cặn là phương pháp xử lý nước thải sử dụng các chất keo tụ để kết dính các hạt chất rắn lơ lửng và các tạp chất trong nước, tạo thành các bông cặn lớn hơn, dễ dàng lắng xuống.

Quá trình này bao gồm việc bổ sung các chất keo tụ (như muối sắt hoặc nhôm) vào nước thải, giúp các hạt nhỏ và tạp chất kết dính lại với nhau, hình thành các bông cặn. Các bông cặn này sau đó sẽ được tách ra khỏi nước bằng các phương pháp như lắng, lọc hoặc ly tâm. Hệ thống này giúp loại bỏ hiệu quả các chất rắn, kim loại nặng, và các tạp chất hữu cơ trong nước thải, làm sạch nước trước khi tiếp tục các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Hệ thống xử lý nước thải

4. Hệ thống xử lý nước thải kết tủa

Hệ thống xử lý nước bằng kết tủa là phương pháp chuyên dụng để loại bỏ các chất thải kim loại nặng khỏi nước thải. Trong quá trình này, các thành phần base được thêm vào nước thải để điều chỉnh pH của nước đến một mức nhất định.

Khi đạt tới pH mong muốn, các kim loại nặng sẽ kết tủa dưới dạng hydroxide, từ đó dễ dàng bị loại bỏ khỏi nước. Phương pháp này giúp xử lý hiệu quả các kim loại nặng, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường hoặc tiếp tục các giai đoạn xử lý khác.

Hệ thống xử lý nước thải

5. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tuyến nổi

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tuyến nổi là phương pháp sử dụng các bọt khí để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ và các tạp chất khác trong nước thải. Trong quá trình này, nước thải được hòa tan một lượng lớn khí vào nước dưới áp suất cao.

Khi áp suất được giảm, các bọt khí sẽ tách ra khỏi nước, bám vào các hạt chất rắn và giúp chúng nổi lên bề mặt. Các bông cặn này sau đó được thu gom và loại bỏ dễ dàng.

Công nghệ tuyến nổi đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý nước thải có chứa dầu mỡ, chất béo, hoặc các hạt chất rắn nhỏ mà phương pháp lắng thông thường khó xử lý. Nó giúp cải thiện chất lượng nước thải, giảm thiểu ô nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Hệ thống xử lý nước thải

6. Bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải

Bể lắng là một loại bể được thiết kế để phục vụ quá trình xử lý nước thải, giúp giữ nước thải trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, bể lắng có dạng hình chữ nhật và được sử dụng trong xử lý cơ học, nhằm tách các chất lơ lửng hoặc lắng các hạt rắn xuống đáy bể, từ đó loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải.

Bể lắng mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ chất rắn, đặc biệt là khi sử dụng để xử lý nước thải có chứa nhiều chất lơ lửng. Vì có kết cấu xây dựng đơn giản, bể lắng được nhiều nhà máy công nghiệp ưa chuộng, đặc biệt là các nhà máy có công suất lớn hơn 20.000 m³/ngày.

Tuy nhiên, khi thiết kế bể lắng, cần chú ý đến việc thiết kế chiều dài bể gấp đôi chiều rộng để đạt được hiệu suất cơ bản khoảng 60%, đảm bảo quá trình lắng diễn ra hiệu quả.

Hệ thống xử lý nước thải

7. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào hoạt động sống của các vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Các vi sinh vật này sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải, cùng với một số khoáng chất, làm nguồn dinh dưỡng để duy trì sự sống.

Trong quá trình này, các chất hữu cơ sẽ được phân giải thành các hợp chất vô cơ đơn giản. Mục tiêu chính của phương pháp sinh học là giảm thiểu chỉ số BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) và COD (nhu cầu oxy hóa học), từ đó cải thiện chất lượng nước thải và giảm ô nhiễm môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải

8. Hệ thống xử lý nước thải cấp 3

Hệ thống xử lý nước thải 3 cấp bao gồm ba quá trình chính: lọc, hấp phụ và trao đổi ion. Mỗi giai đoạn trong hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước thải và mang lại nhiều ưu điểm đáng kể, bao gồm:

  • Loại bỏ hiệu quả các mảnh hữu cơ nhỏ trong nước thải, giúp xử lý triệt để chất thải hữu cơ hơn.
  • Xử lý hiệu quả các chất thải có màu công nghiệp, cải thiện chất lượng nước.
  • Xử lý tốt nước thải có hàm lượng COD cao, giảm thiểu ô nhiễm.
  • Vận hành đơn giản, dễ dàng bảo trì và kiểm soát.
  • Tiết kiệm chi phí nhờ khả năng tái sinh vật liệu xử lý, giảm thiểu việc thay thế vật liệu mới.

Nhờ những ưu điểm này, hệ thống xử lý nước thải 3 cấp là lựa chọn hiệu quả cho các nhà máy và cơ sở công nghiệp cần xử lý nước thải có mức độ ô nhiễm cao.

Hệ thống xử lý nước thải

Vai trò của van công nghiệp trong hệ thống xử lý nước thải

  • Van công nghiệp đóng vai trò then chốt trong hệ thống xử lý nước thải, giúp điều tiết và kiểm soát các dòng chảy, đảm bảo hiệu quả của toàn bộ quá trình xử lý.
  • Chúng giúp kiểm soát tốc độ và hướng dòng chảy của nước thải, đảm bảo rằng mỗi giai đoạn xử lý nhận được lượng nước phù hợp.
  • Trong trường hợp bảo trì hoặc sự cố, van có thể cách ly các phần của hệ thống, ngăn ngừa sự gián đoạn và đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.
  • Các loại van như van một chiều, van bi, van bướm giúp duy trì áp suất ổn định, ngăn chặn dòng chảy ngược và bảo vệ nước đã xử lý khỏi bị nhiễm bẩn trở lại.

Vai trò của van công nghiệp trong hệ thống xử lý nước thải

Chính vì vậy, việc lựa chọn và bảo trì các van phù hợp là vô cùng quan trọng để duy trì hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống xử lý nước thải. Quý khách quan tâm đến các thiết bị van công nghiệp, phụ kiện đường ống hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại van chất lượng, chính hãng với mức giá cạnh tranh cao, đảm bảo mang đến giải pháp tối ưu cho hệ thống xử lý nước thải của bạn.


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

  • Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline0915.891.666
  • Website: https://tuanhungphat.vn/
  • Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
  • Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Các phương pháp xử lý bùn thải sau xử lý nước thải

Các phương pháp xử lý bùn thải sau xử lý nước thải

Bùn thải sau xử lý nước thải là sản phẩm được thải ra từ hệ thống xử lý nước thải. Nó có 2 dạng chủ yếu là bùn thải nguy hại – chứa nhiều kim loại nặng, các chất nguy hại khác; và bùn thải vi sinh. Việc xử lý bùn thải chủ yếu nhắm […]

Phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường

Phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường

Ngành mía đường là một trong những ngành sản xuất rất phát triển tại Việt Nam do nhiều ưu đãi từ môi trường khí hậu cũng như các chính sách của nhà nước. Ngành đã đóng góp rất lớn trong công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Hôm nay, Chúng tôi sẽ […]