Hệ Thống Khí Nén
Chia sẻ những kiến thức chung về hệ thống khí nén – các thiết bị dùng cho hệ thống khí nén,… Kính mời Quý Vị tham khảo các bài viết của Chúng Tôi!
Hệ thống khí nén là gì? Trong hệ thống khí nén thường có những thiết bị gì? Tại sao hệ thống khí nén được ứng dụng phổ biến đến vậy? v.v Bạn cũng có những vấn đề cần tìm hiểu về hệ thống khí nén? Vậy hãy đón đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Hệ thống khí nén là gì?
Hệ thống khí nén là một chuỗi những thiết bị bao gồm cả hệ thống van điều khiển khí nén được liên kết, hỗ trợ tạo ra và lưu trữ khí nén. Khí nén là một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Cơ chế hoạt động của hệ thống khí nén bao gồm việc thu thập không khí xung quanh và nén lại, rồi dẫn truyền đến bình chứa để lưu trữ.
Hệ thống khí nén bao gồm rất nhiều thiết bị tổ hợp mà thành. Với mục đích, nhu cầu khác nhau, hệ thống sẽ có sự tổ hợp các thiết bị khác nhau.
Những thiết bị trong hệ thống khí nén hoàn chỉnh
Tùy hoàn cảnh, nhu cầu cụ thể mà hệ thống khí nén có sơ đồ, tổ hợp các thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, một hệ thống cơ bản bao gồm các thiết bị dưới đây:
1. Khí nén
Đương nhiên việc tôi đề cập đến khí nén đầu tiên bởi vì trong 1 hệ thống khí nén thì khí nén là một phần tử khổng thể thiếu, nó được coi là máu của hệ thống. Không có khí nén thì không có hệ thống hoặc tất cả các thiết bị cũng không hoạt động được. Khí nén là thành phần cốt lõi cho hệ thống khí nén ra đời.
2. Máy nén khí
Thiết bị đầu tiên trong một hệ thống khí nén không thể thiếu là máy nén khí. Thiết bị này đóng vai trò đầu nguồn cho hệ thống. Chúng chính là thiết bị thu thập và nén khí để tạo ra khí nén cung cấp cho toàn hệ thống.
3. Đường ống dẫn khí nén
Đường dẫn đóng vai trò làm cầu nối, dẫn truyền khí nén từ máy nén khí đến bình tích áp; từ bình tích áp đến các thiết bị thực thi truyền động,.. Đường ống dẫn có thể làm bằng kim loại như đồng, inox, thép,…; hoặc ống nhựa mềm như: PA, PE, PU,… Tùy vào nhu cầu, vị trí truyền dẫn mà chúng ta lựa chọn ống kim loại hay ống nhựa mềm.
4. Bình tích áp
Khí nén được tạo ra bởi máy nén khí sẽ theo đường ống dẫn đến bình tích áp. Bình tích áp có chức năng lưu trữ khí nén. Bình tích áp có thiết kế hệ thống tách nước và van xả nhằm loại bỏ nước tồn tại trong khí nén trước khi cung cấp cho thiết bị thực thi truyền động.
5. Bộ tách nước
Trong không khí luôn tồn tại hơi nước. Đặc biệt với khí hậu Việt Nam:”Nóng ẩm” thì việc phải xử lý nước trong khí nén là điều cần thiết. Chỉ có bộ phận tách nước tích hợp trên bình tích áp là không đủ. Chúng ta cần thiết phải có một bộ tách nước chuyên trách riêng. Bộ tách nước này được lắp trên đường ống nhằm tách nước ra khỏi khí nén trước khi đưa đến thiết bị thực thi truyền động.
6. Bộ lọc khí nén
Đây sẽ là thiết bị cuối cùng để đảm bảo khí nén có chất lượng tốt nhất cung cấp cho thiết bị thực thi. Bộ lọc khí nén có nhiệm vụ lọc, loại bỏ các tạp chất như: nước, bụi,… tồn tại trong khí nén. Tùy vào hệ thống khí nén sử dụng cho mục đích, nhu cầu sử dụng gì mà người ta sẽ lựa chọn bộ lọc khí nén thích hợp:
- Bộ lọc đơn: lọc nước có chỉnh áp
- Bộ lọc khí nén đôi: lọc nước có chỉnh áp + bình dầu
- Bộ lọc ba: Bình dầu + Chỉnh áp + lọc nước
- Bộ lọc bình dầu
7. Các thiết bị van khí nén
Thiết bị van khí nén khá đa dạng về mẫu mã chủng loại. Chủng loại khác nhau có nhiệm vụ khác nhau: đóng/mở, điều tiết, phân chia,… Một số loại van khí nén thường được sử dụng như: van bi, van bướm, van điện từ khí nén,…
8. Thiết bị thực thi truyền động
Thiết bị truyền động này trên cơ bản đều có thể được gọi chung là xy lanh khí nén. Thiết bị đóng vai trò thực thi việc tạo ra lực tác động dẫn truyền đến các chi tiết, bộ phận máy vận hành. Xy lanh khí nén có 2 kiểu truyền động: truyền động trục đứng và truyền động ngang. Ví dụ như: Xy lanh khí nén ở van bướm điều khiển khí nén có kiểu tác động ngang; xy lanh khí nén ở van dao khí nén có kiểu tác động trục đứng. Bên cạnh đó, xét trên cơ chế tác động bằng khí nén của xy lanh cũng có 2 dạng: tác động đơn, tác động kép.
Bên cạnh những thiết bị được kể trên, một hệ thống khí nén không thể thiếu các vật tư phụ kiện: bulong, ốc vít, giảm thanh,…
Sơ đồ hệ thống khí nén
Mỗi hệ thống có mục đích sử dụng khác nhau, áp dụng cho các dây chuyền sản xuất khác nhau sẽ có các vật tư thiết bị và sơ đồ khác nhau. Tuy nhiên, một hệ thống khí nén cơ bản đều có đầy đủ các thiết bị theo sơ đò sau:
Máy nén khí – Bình tích áp – Các thiết bị lọc – Thiết bị thực thi truyền động
Ở các ngành, nhà máy sản xuất dựa trên các công nghệ khác nhau yêu cầu chất lượng khí nén khác nhau. Từ đó, hệ thống sẽ trang bị các thiết bị lọc phù hợp để đảm bảo điều đó. Các thiết bị lọc có thể kể đến như: Lọc tinh, máy sấy khô ngưng tụ, máy sấy khô hấp thụ,…
Sự ưu việt của hệ thống khí nén
Các hệ thống khí nén ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Chúng ta có thể bắt gặp các hệ thống lớn trong công nghiệp hay nhỏ gọn trong dân dụng. Điều này đủ minh chứng được những ưu việt không thể chối bỏ của hệ thống khí nén hay nguồn năng lượng từ khí nén. Những ưu điểm nổi trội có thể kể đến như:
- Hệ thống khí nén vận hành gây ít ảnh hưởng đến môi trường. Nguồn năng lượng từ khí nén là một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
- Do đặc tính của khí nén, việc lưu trữ, vận chuyển, truyền dẫn khí nén dễ dàng, an toàn
- Tốc độ truyền dẫn cao nên hệ thống khí nén có thể được áp dụng cho công tác đòi hỏi tốc độ, độ chính xác cao.
- Có khả năng tích trữ nguồn năng lượng dự phòng tốt: Khí nén có thể được tích trữ dự phòng trong các bình tích áp.
- Chi phí xây dựng, lắp đặt một hệ thống khí nén không quá cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống khí nén
Thi công lắp đặt một hệ thống khí nén cần dựa trên rất nhiều yếu tố kỹ thuật, thực tiễn để đưa ra được thiết kế cụ thể. Rồi từ đó xác định, bóc tách khối lượng công việc, vật tư cho từng giai đoạn cụ thể. Công tác lắp đặt thi công nên do đơn vị có chuyên môn thực hiện. Tuy nhiên, Một vài lưu ý cần thiết khi lắp đặt hệ thống khí nén Quý Vị nên nắm rõ nhằm phục vụ việc kiểm tra, giám sát thi công.
- Hệ thống khí nén phải có mái che; được cung cấp đầy đủ ánh sáng phục vụ vận thành và theo dõi hệ thống.
- Không nên đặt các thiết bị sát tường. Các thiết bị phải cách tường tối thiểu 1 mét.
- Không để các chất dễ gây cháy – nổ trong khu vực hệ thống khí nén
- Máy nén khí không đặt trực tiếp xuống sàn, phải có giá kê đảm bảo khô ráo
- Nên thiết kế máy nén khí và bình tích áp gần nhau
- Cân nhắc công suất máy nén khí phù hợp
- Điều kiện môi trường xung quanh hệ thống phải giữ sạch sẽ, khô, thoáng.
- Nguồn điện riêng cung cấp hệ thống khí nén
- Các vật tư điện: dây – tủ nguồn – cầu chì phải đạt chuẩn. Thiết kế hệ thống điện phải có dây tiếp đất.
- Đi dây hệ thống điện phải dùng ruột gà bảo vệ tránh trường hợp bị cắn hở, đứt dây điện, gây cháy chập nguy hiểm.
- Khi cần thay thế, sửa chữa, phải ngắt nguồn điện trước khi thực hệ thay thế sửa chữa.
Như vậy, Chúng ta đã tìm hiểu khá chi tiết về hệ thống khí nén rồi. Nếu Quý vị có bổ sung đóng góp, những thắc mắc cần hỗ trợ hãy gửi về hòm thư: kinhdoanh@tuanhungphat.vn nhé. Rất cảm ơn Quý vị đã theo đọc bài viết của chúng tôi!
Phần 02. Lịch sử phát triển của khí nén và máy nén khí
Khí nén là loại năng lượng vô hạn và được sử dụng từ thời xa xưa. Đến nay, nguồn năng lượng này được áp dụng rất phổ biến trong các hệ thống sản xuất và đời sống hàng ngày của con người. Vậy khí nén có lịch sử hình thành như thế nào? Chúng đóng vai […]
Phần 07. Bộ tiếp dầu bôi trơn khí nén
Bộ tiếp dầu bôi trơn khí nén hay Bộ lọc dầu khí nén là gì? Chúng có vai trò như thế nào với hệ thống khí nén? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề trên, hãy tham khảo […]
Phần 05. Bình tích áp khí nén
Với nhu cầu giải quyết tình trạng hệ thống khí nén luôn được đảm bảo nguồn cấp khí ổn định, việc sử dụng bình tích áp khí nén được xem là giải pháp hữu ích nhất. Vậy bình tích áp khí nén là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng trong hệ thống […]
Phần 09. Bộ điều áp khí nén – Tìm hiểu chuyên sâu về van điều áp khí nén
Bộ điều áp khí nén là gì? Thiết bị này còn gọi là van điều khiển khí nén , van chỉnh áp khí nén,… Đây là một bộ phận, thiết bị không thể thiếu cho mỗi hệ thống khí nén. Vậy nó là thiết bị như thế nào? Nó có vai trò như thế nào […]
Phần 12. Ống dẫn và các thiết bị phụ kiện khí nén
Trong một hệ thống khí nén, Bạn có thể rành mạch kể ra các thiết bị chức năng ví dụ: máy nén khí, bình tích áp, máy sấy khí nén,… Vậy, Bạn biết bao nhiêu về các thiết bị phụ kiện khí nén, ống dẫn khí nén? Có những loại ống dẫn khí nén nào? […]