Quy định giá nước kinh doanh dựa trên nguyên tắc nào? Khung giá ra sao?
Quy định giá nước kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và bảo vệ nguồn nước quý báu của mỗi địa phương. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn đặt ra những thách thức quản lý và kinh doanh cho các doanh nghiệp cung cấp nước. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quy định này và tầm quan trọng của nó đối với cả cộng đồng và doanh nghiệp.
Quy định giá nước kinh doanh của nhà nước
Về mức quy định giá nước kinh doanh sẽ được phân thành 3 khung khác nhau. Vì mỗi khung sẽ có mức sử dụng cũng như áp dụng phù hợp nhất. Cụ thể là:
STT | Loại | Giá tổi thiểu | Giá tối đa |
1 | Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 | 3.500 | 16.000 |
2 | Đô thị loại 2, 3, 4 và loại 5 | 3.000 | 15.000 |
3 | Khu vực nông thôn | 2.000 | 11.000 |
Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2023, nhà nước đã áp dụng khung giá nước mới sau gần 10 năm không tăng. Theo đó, tại Hà Nội ngày 10/7/2023, ông Hà Minh Hải – Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký duyệt phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên toàn địa bàn thành phố.
STT | Nhóm khách hàng sử dụng | Giá bán lẻ nước sinh hoạt | |
Từ 01/7/2023 -> 31/12/2023 | Từ 01/01/2024 -> 31/12/2024 | ||
1 | Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị phục vụ mục đích công cộng | 12.000 | 13.500 |
2 | Cơ sở sản xuất vật chất | 15.000 | 16.000 |
3 | Kinh doanh dịch vụ | 27.000 | 29.000 |
Theo đó, giá bán lẻ nước sinh hoạt tại TP. Hà Nội từ ngày 01/01/2024 sẽ được điều chỉnh lên cao hơn so với năm 2023 từ 1.000 – 1.500 vnđ/khối. Giá bán lẻ này vẫn chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nguồn nước thải sinh hoạt. UBND TP. Hà Nội đã giao cho Sở Tài Chính chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lệ của các thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong phương án giá theo quy định.
>>> Năm 2023 không chỉ có sự gia tăng về tiền nước mà tiền điện cũng tăng lên, cụ thể về giá điện tăng lên bao nhiêu sẽ được giải đáp tại đây!
Nguyên nhân tăng giá nước sinh hoạt
Theo Sở Tài Chính Hà Nội cho biết rằng, nếu việc điều chỉnh giá nước tăng lên không kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ đầu từ của các nhà máy nước mới. Từ đó, gây ảnh hưởng đến những dự án cải tạo và nâng công suất hoạt động của những nhà máy nước đang vận hành theo quy hoạch cung cấp nước.
Trong đó, những nhà máy nước ngầm hiện đang phải giảm dần về số lượng theo đúng quy hoạch. Còn các nhà máy nước mặt hiện đang hoạt động do được đầu tư công nghệ mới với chi phí khấu hao và chi phí tài chính cao.
Vì thế, giá nước nếu không được điều chỉnh, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh toán các chi phí khai thác và vận hành. Bên cạnh đó, nó cũng gây khó khăn trong việc việc huy động vốn để mở rộng và nâng cao công suất làm việc. Đối với các nhà đầu tư với nhà máy nước trong quy hoạch cũng khá ngập ngừng.
Lý giải cho vấn đề này, Sở Tài Chính Hà Nội đã trả lời rằng: Với giá nước hiện nay, Hà Nội không đủ điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nước sạch. Bởi Bộ Y Tế yêu cầu chất lượng nước sạch phải đạt chuẩn QCVN01-1:2018/BYT. Với giá nước chưa điều chỉnh khiến các đơn vị cấp nước không đủ nguồn lực để tái cơ cấu và đầu tư nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng nước sạch theo đúng yêu cầu từ Bộ Y Tế.
Sở Tài Chính Hà Nội cũng cho rằng, giá nước chậm điều chỉnh có thể gây hạn chế với các nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân vào ngành cấp nước. Hiện nay, thành phố đã kêu gọi được 23 nhà đầu tư và triển khai 39 dự án cấp nước. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp không thực hiện dự án, còn những dự án còn lại đang trong giai đoạn chậm tiến độ hoàn thành.
Hiện các doanh nghiệp mới triển khai dự án trong giai đoạn này đang chịu khá nhiều áp lực về nguồn vốn. Vì giá nước hiện nay chỉ đáp ứng các chi phí tối thiểu về vận hành và chưa có lợi nhuận cũng như chưa thu hồi vốn đầu tư ban đầu.
Nếu giá nước không có sự điều chỉnh kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bị phá sản do không đủ nguồn lực tài chính để vận hành bộ máy. Từ đó, không đảm bảo nguồn nước cấp cho toàn thành phố.
Tăng giá nước có tác động nào đến đời sống của người dân
Theo ý kiến từ sở tài chính, phương án tăng giá nước sạch này của thành phố Hà Nội hiện đang tương đương hoặc thấp hơn so với các tỉnh, thành phố khác. Thêm đó, giá nước sử dụng cho mục đích kinh doanh không tăng quá cao. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động quá nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân.
Cụ thể là trong tổng thu nhập và chi tiêu của 1 hộ gia đình tại khu vực thành thị, tiền nước chỉ chiếm chưa đến 0.72% (theo khảo sát mức sống của người dân của Tổng cục Thống kê công bố năm 2022).
Đặc biệt, tính theo tổ công tác thẩm định phương án tăng giá nước sạch, việc điều chỉnh giá nước này chỉ tăng chỉ số giá tiêu dùng lên 0.17%. Do đó, nó không gây ảnh hưởng lớn đến giá thành các loại hàng hóa và dịch vụ có liên quan.
Đánh giá chung về phương án điều chỉnh giá nước sạch của Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Điệp – Chủ tịch hội cấp thoát nước Việt Nam đã cho rằng: Nếu tính về cơ cấu chi tiêu, việc chi dùng cho nước sạch chiếm ít hơn tiền điện, điện thoại,…
Với nhu cầu sử dụng thực tế của người dân hiện nay, giá nước khi điều chỉnh tăng lên nhưng vẫn trong mức hợp lý. Và mức chi này không quá chênh lệch nhiều so với tiêu chi tiêu thêm hàng tháng của gia định, doanh nghiệp.
Những điều cần biết giúp tiết kiệm nước tối đa
Tái sử dụng nước: Giảm đáng kể lượng nước sử dụng cho gia đình bằng cách tận dụng nước đã qua lọc hoặc dùng nước rửa hoa quả. Nước này có thể dùng để xả toilet hoặc tưới cây, vừa tiết kiệm vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Lắp đặt thiết bị tiết kiệm nước: Sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước như: vòi xả bọt, vòi có lưu lượng nước thấp hoặc máy giặt tiết kiệm nước. Những lựa chọn này giúp giảm lượng nước tiêu thụ đáng kể mà không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.
Rèn luyện thói quen tiết kiệm nước: Ý thức đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nước. Hãy hình thành những thói quen đơn giản như tắt vòi nước khi không dùng, vặn chặt vòi để tránh rò rỉ và hạn chế các hoạt động lãng phí nước như: xả nước liên tục khi rửa bát hay đánh răng. Bằng cách dạy cho trẻ những thói quen này từ nhỏ, chúng ta có thể góp phần bảo vệ nguồn nước quý giá cho thế hệ tương lai.
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các thiết bị chứa và sử dụng nước trong nhà: Vì việc các thiết bị này hư hỏng hoặc rò rỉ có thể gây lãng phí nước. Do đó việc kiểm tra thường xuyên là rất cần thiết để phát hiện và sửa chữa kịp thời. Ưu tiên sử dụng các giải pháp chứa nước chất lượng cao để giảm thiểu rò rỉ tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này sẽ giúp tối ưu đáng kể lượng nước tiêu thụ hàng tháng cho gia đình bạn.
Mong rằng, qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định giá nước kinh doanh. Đồng thời, cũng biết thêm nguyên nhân tăng giá và việc điều chỉnh giá nước có ảnh hưởng đến người sử dụng như thế nào. Qua đây, cũng giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của nguồn nước và biết cách sử dụng đúng mục đích.