Pneumatic Actuator và Actuator valve
Pneumatic Actuator
Actuator là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản là 1 thiết bị truyền động. Truyền chuyển động các chuyển động từ chuyển động lên xuống, sang trái sang phải, chuyển động quay sang chuyển động lên xuống, chuyển động quay thành chuyển động quay.
Nó được vận hành bởi nguồn năng lượng như dòng điện hay khí nén; biến nguồn năng lượng ấy thành động năng. Actuator là cơ cấu mà một hệ thống điều khiển tác động theo môi trường. Trong ngành van công nghiệp thì actuator kết hợp với các loại van cơ (van bướm, van bi, van cầu…) tạo thành các loại van tự động có các tên gọi khác nhau như: van bướm điều khiển bằng điện, van bướm điều khiển khí nén, van bi điều khiển điện, van bi điều khiển khí nén…
Trong đó, Pneumatic Actuator là thiết bị truyền động dựa trên lực tác động của khí nén. Cơ cấu và nguyên lý làm việc của nó tương tự như xylanh gồm: thân rỗng kín khí, piston, lỗ thoát khí, hệ trục – bánh răng truyền động được gắn với piston. Kiểu truyền động dạng xoay ngang hay thẳng đứng phụ thuộc vào kết cấu Piston – trục (bánh răng) truyền động. VD: Xylanh khí nén có kiểu truyền động thẳng đứng; và bộ khí nén điều khiển van (lắp cho van bướm, van bi) có kiểu truyền động xoay ngang.
Định nghĩa Actuator valve
Actuator valve là loại van điều khiển tự động, là dòng van dùng điện hoặc dùng khí nén để điều khiển van đóng hoặc mở bằng tín hiệu thay cho cách vận hành thủ công. Có hai dạng actuator valve chính đó là: Electric actuator valve và Pneumatic actuator valve. Chúng ta sẽ tìm hiểu về hai dòng van điều khiển tự động thông dụng này bằng thông tin dưới đây nhé.
Electric actuator: Nếu bạn đang thắc mắc: Truyền động điện tiếng anh là gì? Vậy bạn sẽ tìm được câu trả lời ở đây. Nhìn chung, đây là một loại thiết bị điện (mô tơ điện) được dùng để điều khiển vận hành thiết bị. Khi chúng ta cấp điện cho bộ điều khiển này vận hành. Thiết bị dựa vào hệ bánh răng – trục truyền động để truyền lực tác động theo phương thẳng đứng, hay xoay một góc 90. Điện áp sử dụng ở đây có thể là 24V, 220V, 380V, 110V, tùy vào nhu cầu sử dụng.
Pneumatic actuator: Là thiết bị khí nén, hoạt động dựa vào lực tác động của khí nén dựa trên cơ chế piston của xy lanh. Khi chúng ta cấp khí nén vào bộ khí nén, lực nén của khí nén sẽ làm piston của thiết bị dịch chuyển. Đồng thời, hệ trục – bánh răng truyền động sẽ truyền lực tác động lên thiết bị cần điều khiển theo phương ngang, thẳng đứng hoặc xoay.
So sánh Electric & Pneumatic
So sánh lực và thời gian đáp ứng
Bạn cần tìm thiết bị phục vụ cho nhu cầu đóng nhanh/mở nhanh, momen lực lớn thì thiết bị điều khiển khí nén là sự lựa chọn cho bạn. Còn nếu xét trên cùng một cỡ van thì thiết bị truyền động bằng khí nén đóng nhanh, mở nhanh và lực tác động lớn hơn đầu điều khiển bằng điện, và hơn nữa bằng việc điều khiện áp lực khí nén cấp vào bộ điều khiển khí nén thông qua bộ lọc, van chỉnh áp cũng khiến cho việc điều khiển lực và tốc độ đóng mở van dể dàng hơn rất nhiều.
Vậy nên trong trường hợp với yêu cầu này việc chọn đầu khí nén là giải pháp hợp lí để bạn chọn.
So sánh chi phí đầu tư
Nếu mục tiêu là giá cả thì việc chọn lựa đầu điều khiển khí nén là sự hợp lí bởi giá nó thấp hơn rất nhiều so với đầu điều khiển bằng điện. Lựa chọn này sẽ giúp phù hợp với túi tiền nếu chi phí đầu tư chưa cho phép.
So sánh chi phí bảo trì, thay thế, sửa chữa
Chọn đầu khí nén (Pneumatic actuators) vì giá đầu tư thấp thì chi phí vận hành, bảo trì, thay thế lại là điểm trừ bởi nó liên quan đến nhiều cấu kiện, chi tiết của thiết bị chứ không đơn thuần chỉ dùng mỗi nguồn điện như đầu điều khiển điện ví dụ như bộ lọc khí, xi lanh, đường dẩn khí…
Hơn nữa việc cài đặt phần cứng cho đầu điều khiển bằng điện khá đơn giản, bạn chỉ việc cấp nguồn điện, đưa tín hiệu về các bộ điều khiển để vận hành trong khi với đầu điều khiển bằng khí nén phải lắp khá nhiều cấu kiện phức tạp hơn như đường dẩn khí, bộ lọc khí, công tắc áp, đồng hồ đo áp suất…
So sánh vấn đề phát sinh nhiệt trong quá trình vận hành
Với thiết kế ít sinh nhiệt trong quá trình vận hành nên về điểm này đầu điều khiển khí nén khá ưu việt so với đầu điều khiển điện, nếu bạn sự dụng trong môi trường dể gây cháy nổ, môi trường hạn chế sinh nhiệt hảy lưu ý điểm này để lựa chọn nhé.
So sánh khả năng chống nước và môi trường có đổ ẩm cao
Một điểm so sánh khác biệt quan trọng nữa là khả năng chống nước, môi trường có độ ẩm cao, đây là ưu điểm nửa của bộ truyền động bằng khí so với khả năng chống nước và độ ẩm môi trường kém của bộ truyền động bằng điện, nếu chọn đầu điều khiện bằng điện thì các bạn hảy lưu tâm vấn đề này, nếu chọn loại chống nước giá thành sẽ cao hơn rất nhiều
So sánh các vấn đề, trục trặc khi vận hành
Một ưu điểm của đầu điều khiển bằng điện chính là sự ổn định, ít bị trục trặc trong quá trình vận hành ngược lại do đầu điều khiển bằng khí nén là sự lắp ghép rất nhiều thành phần với nhau nên các trục trặc thường rất hay xảy ra, và việc xử lí củng mất khá nhiều thời gian đấy nhé…
So sánh momen xoắn
Momen xoắn là đại lượng cần quan tâm bởi nó là đặc trưng cho sức mạnh của bộ truyền động đó phù hợp với cỡ van nào. Xét về khía cạnh này bộ truyền động khí nén cho momen xoắn lớn hơn so với bộ truyền động điện
So sánh điều khiển
Với sự cải tiến nhanh về công nghệ, bộ điều khiển bằng điện có thế mạnh bằng sự điều khiển gốc đóng mở linh hoạt hơn so với loại bằng khí nén, đây cũng là một thế mạnh cho bộ truyền động này khi nhu cầu về điều khiển ngay một tăng.
Bài viết trên đây cung cấp một vài thông tin tổng quan về Pneumatic Actuator. Tuấn Hưng Phát phân phối độc quyền các dòng van công nghiệp. Mọi ch tiết vui lòng liên hệ
- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: Số 184 Hoàng Văn Thái, P.Khương Mai, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0961694858
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn