Dòng điện AC là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Dòng điện AC hay DC là các ký hiệu điện thường in trên các thiết bị điện năng sử dụng để dòng điện xoay chiều hoặc 1 chiều. Chúng được dùng phổ biến trong các thiết bị điện tử ngày nay như: TV, tủ lạnh, máy tính, máy móc công nghiệp,… Vậy cụ thể điện AC là gì? Có gì khác giữa AC và DC? Qua bài viết này, THP sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn, mời theo dõi!

Dòng điện AC là gì?

Điện AC có tên đầy đủ là Alternating Current hay còn gọi dòng điện xoay chiều, điện từ công tơ điện phát ra. Đây là dòng điện tiêu chuẩn đi ra từ các ổ cắm điện. Với đặc điểm chiều và cường độ biến thiên theo chu kỳ tuần hoàn nhất định. Hiểu đơn giản, trong mạch điện chiều của dòng điện đi từ dương sang âm và ngược lại từ âm sang dương, rồi tiếp tục đổi chiều.

Đồ thị của dòng điện AC sẽ có dạng hình sin, được ký hiệu chữ AC hoặc dấu ngã (~). Hiện nay, hầu hết các thiết bị gia dụng như điều hòa, máy giặt, bóng đèn, tivi, tủ lạnh… đều sử dụng dòng điện xoay chiều AC.

Ưu điểm của dòng điện AC

  • Lắp đặt đơn giản, dễ dàng, không cần để ý cực dương hay cực âm, chỉ cần quan tâm đúng điện áp định mức.
  • Khi cần thiết hoàn toàn có thể chuyển đổi điện AC sang dòng điện DC nhờ hệ thống mạch chỉnh lưu.
  • Được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các thiết bị điện, thiết bị gia dụng: máy tính, máy phát điện, tủ lạnh, quạt điện, điều hòa…
  • Có thể tăng hoặc hạ điện áp nhờ máy biến áp. Từ đó giúp giảm hao phí khi truyền tải điện năng.
  • Tiết kiệm dây dẫn, tạo ra từ trường quay khá mạnh, giúp hệ thống đạt hiệu quả kinh tế cao.

Công thức tính cường độ dòng điện xoay chiều AC

Cường độ dòng điện xoay chiều AC được tính theo công thức: i = I.cos(ωt + φ)

Sơ đồ biểu thị dòng điện AC

Với các giá trị tương ứng:

  • i là giá trị của cường độ dòng điện tại thời điểm t (cường độ tức thời)
  • Io > 0 là giá trị i cực đại (Giá trị cường độ dòng điện lớn nhất)
  • ω > 0 là tần số góc (rad/s)
  • f là tần số (Hz),
  • T là chu kỳ (s)
  • (ωt + φ) là pha của i tại thời điểm t (rad)
  • φ là pha ban đầu (rad)

>>Xem thêm: Dòng điện là gì?

Cơ chế để tạo ra dòng điện AC – dòng điện xoay chiều

Cơ chế tạo ra dòng điện xoay chiều AC dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Người ta thường dùng phương pháp sau để tạo ra dòng điện xoay chiều:

  • Phương pháp 1: Cho nam châm quay với vận tốc không thay đổi trong một khung dây kim loại dẫn điện kín

Phương pháp 1 trong cơ chế tạo ra dòng điện xoay chiều

  • Phương pháp 2: Cho khung dây kim loại dẫn điện quay với vận tốc đều trong môi trường từ trường giá trị không đổi. Khi đó, trong khung dây sẽ sinh ra suất điện động cảm ứng. Khi nối hai đầu của khung dây với một mạch ngoài kín thì ở mạch ngoài này sẽ tồn tại dòng điện xoay chiều.

Cơ chế phương pháp 2 tạo ra dòng điện AC

Phân loại dòng điện AC

Dòng điện AC được phân loại thành 2 loại chính là 1 pha và 3 pha, chi tiết cụ thể như sau:

Dòng điện AC 1 pha

Là dòng điện mà trong mạch điện có 2 dây nối cùng với nguồn điện và chiều hướng của cường độ dòng điện thay đổi, biến thiên liên tục phụ thuộc vào tần số của nguồn điện. Điện AC 1 pha điển hình là dòng điện 220V với kết cấu thông thường gồm 2 dây: dây pha và dây trung tính.

Dòng điện xoay chiều 2 pha

Theo quy ước chung, số pha quy định bằng số dây nóng không bao gồm dây trung tính. Vậy dòng điện 2 pha gồm 2 dây nóng (hay 2 dây lửa) và không có dây trung tính. Tuy nhiên, trong 2 dây đó có 1 dây có trị số rất thấp, chỉ nằm trong khoảng 3 – 5V và duy trì hiệu điện thế vẫn ở 220V.

Dòng điện AC 3 pha

Là dòng điện gồm 3 đường điện 1 pha chạy song song với nhau, cấu tạo cùng 1 dây trung tính, cùng biên độ, tần số nhưng lệch pha. Điện AC 3 pha gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Điệp áp 3 pha phổ biến hiện nay là dòng điện 380V, đối với các khu vực có giá trị điện 3 pha khác 380V cần thêm biến áp 3 pha hoặc ổn áp.

Ưu điểm của điện AC 3 pha là sử dụng rộng rãi trong gia đình và cả lưới điện công nghiệp. So với điện AC 1 pha khi truyền tải đi xa sẽ tiết kiệm tiết diện dây dẫn hơn. Và ở trường hợp tải điện cao áp, nguồn 3 pha sẽ có hiệu suất dẫn điện, khả năng chịu tải công suất lớn và ít hao phí điện năng hơn.

Quy định màu dây dẫn điện xoay chiều AC

Tùy thuộc vào từng quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về màu sắc các loại dây dẫn điện. Cụ thể, màu dây điện AC sẽ được quy định như sau:

Quy định màu dây dẫn điện xoay chiều AC theo tiêu chuẩn IEC (INternational Electrotechnical Commission)

  • Dây điện tiếp đất có màu xanh lá – vàng
  • Dây điện trung tính có màu xanh dương
  • Dòng điện AC 1 pha: pha nóng sẽ có màu đen hoặc nâu
  • Dòng điện AC 3 pha: pha 1 màu nâu, pha 2 màu đen, pha 3 màu xám.

Quy định màu dây dẫn điện AC theo tiêu chuẩn Mỹ US NEC

  • Dây nối đất có màu xanh lá – vàng hoặc màu xanh lá.
  • Dây trung tính có màu trắng hoặc màu xám
  • Dòng điện AC 1 pha: pha nóng có màu đen hoặc đỏ
  • Dòng điện 3 pha: pha 1 màu đen hay nâu, pha 2 màu đỏ hay cam, pha 3 màu xanh dương hoặc vàng.

Tại Việt Nam hiện nay, quy định màu dây điện AC được sử dụng theo tiêu chuẩn IEC phiên bản cũ trước năm 2006. Cụ thể:

  • Dòng điện AC 1 pha: dây nóng màu đỏ, dây trung tính màu đen, xanh, trắng…
  • Dòng điện AC 3 pha: pha 1 màu đỏ, pha 2 màu trắng hoặc vàng, pha 3 màu xanh dương
  • Dòng điện trung tính màu đen
  • Dây nối đất PE màu xanh lá sọc vàng.

Phân biệt dòng điện AC và DC đơn giản

Khi hiểu rõ dòng điện AC là gì rồi, bạn có thắc mắc dòng điện AC và dòng điện DC có gì khác nhau. Dưới đây là tiêu chí cơ bản giúp bạn dễ dàng phân biệt 2 dòng điện này.

Tiêu chíDòng điện ACDòng điện DC
Chiều dòng điện2 chiều (Xoay chiều)1 chiều
Nguyên nhân chuyển hướng của các eNam châm quay dọc theo thânTừ tính ổn định dọc theo dây dẫn.
Chu kỳ thay đổi dòng điệnCó thay đổi theo thời gianKhông có sự thay đổi
Khả năng truyền tải điện đường dàiỔn và tối đa hóa hao phí đường truyềnKhông và gây hao phí lớn đường truyền, khó tạo tín hiệu điện áp cao.
Tần sốThay đổiKhông
PhaKhông
Nguồn cung cấpMáy phát điện xoay chiều và nguồn điệnPin, bình ác quy, nguồn điện, nguồn chuyển đổi từ dòng điện AC sang DC.

Cách chuyển đổi dòng điện AC sang DC

Không phải thiết bị điện nào cũng dùng dòng điện xoay chiều AC thay vì 1 chiều DC. Vì thế khi sử dụng, chúng ta muốn chuyển đổi điện xoay chiều sang điện 1 chiều cần có thiết bị chỉnh lưu. Ví dụ trong máy tính, sạc điện thoại mạch chỉnh lưu sẽ ở trong board nguồn.

Cụ thể, với thiết bị chỉnh lưu, điện áp AC sẽ được chỉnh lưu thông qua các điốt – linh kiện bán dẫn và nắn thành dòng điện đi theo một chiều. Sau đó, dòng điện này được các bộ lọc gợn sóng làm cho bằng phẳng lại thành dòng điện một chiều cấp cho cuộn sơ cấp của biến áp xung. Tiếp theo, dòng điện nạp cho biến áp xung được điều khiển bởi công tắc bán dẫn làm chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc điều biến độ rộng xung.

Kết quả tạo ra từ trường biến thiên với tần số được giữ ổn định và cảm ứng lên các cuộn dây thứ cấp. Cuối cùng được các bộ chỉnh lưu sơ cấp nắn lại lần nữa qua các bộ lọc sơ cấp thành dòng điện 1 chiều DC cho các thiết bị sử dụng. Một số linh kiện cần có trong mạch chỉnh lưu để thuận lợi, đáp ứng tốt quá trình chuyển đổi AC sang DC như tụ điện, biến áp, điện trở.

Ngoài ra, cũng có nhiều thiết bị khác có thể chuyển đổi dòng điện xoay chiều sang dòng điện 1 chiều. Ví dụ bộ chuyển đổi điện KosaPlus với khả năng chuyển đổi tín hiệu input vào 0 – 500VAC và chuyển thành dạng tín hiệu 4 – 20mA hoặc 0-10 VDC.

Tuy nhiên, bộ chỉnh lưu vẫn được sử dụng nhiều trong các hệ thống: công nghiệp, thiết bị tiêu dùng, đo lường, y tế, ứng dụng quốc phòng. Nhờ khả năng giữ điện áp ở mức đầu ra không đổi, ngăn không cho nguồn AC gây nhiễu đầu ra nguồn cấp DC, tiết kiệm năng lượng, không gian cũng như chi phí.

Kết luận

Trên thực tế, dòng điện AC được ứng dụng rất phổ biến trong cả đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ví như Việt Nam áp dụng dòng điện tiêu chuẩn cho sinh hoạt là dòng điện xoay chiều AC 220V, Nhật Bản sử dụng dòng điện xoay chiều 110 VAC. Một số nhà xưởng sản xuất còn được thiết kế sử dụng điện xoay chiều ba pha 380 VAC. Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dòng điện AC là gì? Đồng thời nắm được cách chuyển đổi, ưu điểm của dòng điện AC và ứng dụng để vận dụng vào thực tế hiệu quả, an toàn.

dinhbang
Tôi có kinh nghiệm về thiết bị công nghiệp,hệ thống hơn 10 năm và tôi muốn chia sẻ các kiến thức, kĩ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu hơn dành cho bạn đọc.