Cảm biến đo mức nước thải là dòng cảm biến thông dụng được sử dụng nhiều trong nhà máy. Các nhà máy sản xuất gần như đều có các bể xử lý nước thải. Do đó yêu cầu đo mức nước tại các bể nước thải là rất cần thiết. Cảm biến đo mức nước thải là một giải pháp được áp dụng để biết được chiều cao của mực nước hiện tại đang là bao nhiêu mét. Từ đó, kết quả được truyền đến hệ thống giám sát nhằm giám sát chiều cao mực nước tại các bể.
Nước thải khác với nước thường là có lẫn nhiều tạp chất, các chất gây hại, chứa axit hoặc các chất ăn mòn. Do đó, chúng ta không thể sử dụng các cảm biến tiếp xúc để đo mức nước. Trong trường hợp này cần phải sử dụng cảm biến đo mức nước thải dạng không tiếp xúc, cụ thể là cảm biến siêu âm.
Các loại cảm biến đo mức nước thải phổ biến trên thị trường
Cảm biến đo mức áp dụng các công nghệ khác nhau để xác định mức của nước, chất lỏng, chất rắn trong bình – bồn chứa, bể chứa. Với môi trường nước thải, người ta thường ứng dụng các thiết bị cảm biến đo mức áp dụng hai công nghệ là siêu âm hoặc thủy tĩnh.
Cảm biến đo mức nước thải siêu âm
Ưu điểm nổi bật nhất của loại cảm biến này là đo mức nước mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp, giúp cảm biến đo mức nước thải siêu âm là một giải pháp hữu dụng nhất cho việc đo mức nước. Đồng thời giúp truyền tải tín hiệu đo mức nước đến hệ thống giám sát.
Cảm biến đo mức nước thải siêu âm này áp dụng nguyên lý sóng siêu âm để đo mức. Có thể hiểu nguyên lý hoạt động như sau: Nó sẽ tạo ra các đợt sóng có tần số cực cao (sóng siêu âm). Sau đó dựa vào những đợt sóng phát – sóng thu để thực hiện phân tích các dữ liệu. Kết quả là nó sẽ truyền tín hiệu lên màn hình hoặc đến bộ phận giám sát.
Tuy nhiên, những vấn đề quan ngại như sự ăn mòn, chứa nhiều chất…không phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc đo mức của cảm biến. Hiện nay, loại cảm biến đo mức nước thải siêu âm được phân thành 2 loại chính:
- Cảm biến đo mức nước thải siêu âm có hiển thị.
- Cảm biến đo mức nước thải siêu âm không có hiển thị.
Cảm biến đo mức nước thủy tĩnh
Một loại cảm biến đo mức nước thải khác là cảm biến thủy tĩnh. Đây là loại cảm biến đo mức nước thải ở dạng dây dài tới hàng trăm mét. Cách đo của chúng dựa vào áp lực tác dụng lên một cái màng. Màng này nằm trong cảm biến.
Hiện nay, các loại đo mức nước thải thủy tĩnh thường gặp nhất của các hãng Endress+Hauser, Daniel, Hawk…Để đo được thì phần vật liệu cấu tạo nên màng phải là vật liệu có khả năng chống ăn mòn.
Một ưu điểm nổi bật khác của cảm biến đo mức nước thải thủy tĩnh là đo chiều cao lên đến 100m. Thông thường, cảm biến đo mức nước thải siêu âm tối đa chỉ có 20m. Loại cảm biến này còn không bị phụ thuộc vào nhiều bề mặt bên trên mặt nước.
Mặc dù cảm biến đo mức nước thủy tĩnh dạng dây có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên nó vẫn có sự hạn chế nhỏ là chỉ phù hợp cho việc đo nước thải sau khi xử lý. Có nghĩa là nước thải đã được lọc cặn, có nồng độ pH phù hợp.
Ngoài ra, cảm biến đo mức nước thủy tĩnh cũng có ưu điểm hơn về giá thành.
Sử dụng cảm biến đo mức nước thải trong trường hợp nào?
Việc giám sát mực nước được thực hiện bởi con người là một giải pháp hữu hiệu để nhận biết mực nước đến mức nào là an toàn? Trên thực tế, khi không máy bơm nước thải không đúng thể tích quy định có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn:
- Bể chứa nước thải bị tràn ra ngoài, dẫn đến áp lực nước tác dụng lên thành bể là rất lớn. Hoặc các thiết bị hoạt động phải đến mức công suất tối đa bởi lượng nước quá nhiều.
- Không xác định rõ thể tích là bao nhiêu để có thể pha với hóa chất làm sạch nước theo đúng tỉ lệ phần trăm.
Do đó, phòng giám sát luôn phải nắm rõ lượng nước có trong bể là bao nhiêu mét. Để biết được điều ấy, bắt buộc chúng ta phải sử dụng các loại cảm biến chuyên dụng dùng để đo mức nước thải.
Như vậy, vừa có thể nắm rõ thể tích nước thải là bao nhiêu để pha trộn với các hóa chất làm sạch phù hợp cũng như việc cảnh báo bật tắt bơm tự động trong quá trình bơm nước thải vào bể lắng.
Khi sử dụng cảm biến đo mức nước thải cần chú ý những vấn đề gì?
- Nước thải là một môi trường có chứa rất nhiều tạp chất, chất độc hại. Nước thải có thể vừa tồn tại môi trường kiềm hoặc lẫn axit. Chính vì thế, việc sử dụng cảm biến đo mức nước thủ vẫn luôn phải cẩn thận khi chọn lựa.
- Mặc dù hiện nay, các loại cảm biến được phân phối có cấu tạo từ thép không gỉ 316, 304…Nhưng mà khi ứng dụng vào việc đo mức nước thải thì khả năng ăn mòn vẫn có nguy cơ xảy ra.
- Mặc dù là vật liệu chống ăn mòn nhưng chỉ có hiệu quả trong một số trường hợp. Nếu môi trường có nồng độ pH 7,2 đến 7,6 hoặc không có thành phần hóa học H2SO4, HCL, NaOH… đây là những dạng chất ăn mòn điện hóa rất mạnh thì cảm biến đo nước thải vẫn có nguy cơ bị ăn mòn.
- Do đó, việc lựa chọn cảm biến đo mức nước thải phải cẩn thận và có sự hiểu biết về kỹ thuật để sử dụng mới đạt được hiệu quả cao nhất.
>>Xem thêm: Thiết bị cảm biến đo mức nhiên liệu
Trên đây là những thông tin và các kiến thức về cảm biến đo mức nước thải mà THP Valve muốn chia sẻ. Hy vọng thông qua đó sẽ giúp các bạn nắm rõ và lựa chọn sử dụng dễ dàng hơn. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè xung quanh. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ bạn đọc.
Khách –
Test