Thiết bị cảm biến đo mức

Hiển thị tất cả 5 kết quả

Hiện nay trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp thì hệ thống làm việc khép kín đo lường mức chất lỏng rất khó kiểm soát và bị hạn chế nhiều. Để tính toán và đo lường chính xác các chỉ số chất lỏng tiêu hao khi làm việc thì cần dùng đến một vật dụng đó là cảm biến đo mức. Vậy bạn đã biết cảm biến đo mức là gì chưa? Những loại cảm biến đo mức được dùng nhiều nhất hiện nay là loại nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về sản phẩm cũng như cách hoạt động của chúng trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về cảm biến đo mức là gì?

Cảm biến đo mức là thiết bị kỹ thuật dùng để tính toán lưu lượng chất lỏng, chất rắn trong từng hệ thống bồn chứa. Đây là thiết bị có độ nhạy kỹ thuật khá cao, chính xác được sử dụng phổ biến trong nhiều hệ thống. Những vị trí mà con người không thể tham gia, kiểm soát, đo lường xác định khối lượng, thể tích được. Thì cảm biến đo mức có nhiệm vụ đo lường với cơ chế hoạt động riêng sẽ tiến hành đo chính xác nhất giúp người dùng có thể quản lý số liệu dễ dàng hơn.

Thiết bị cảm biến đo mức

Cảm biến đo mức là gì?

Cụ thể là cảm biến đo mức có nhiệm vụ đo tỷ lệ phần trăm, khối lượng, thể tích của một chất nào đó trong bồn chứa khi có sự tăng giảm thất thường trong quá trình hệ thống vận hành, sản xuất. Bên cạnh đồng hồ nước – hơi thì đây cũng là một thiết bị đo có nhu cầu lớn với các hệ thống có bể chứa, bồn chứa,…

Tại sao lựa chọn Thiết Bị Cảm Biến Đo Mức là sự đầu tư thông minh cho công nghiệp?

Cảm biến đo mức

Cảm biến đo mức là sự lựa chọn thông minh cho các ngành công nghiệp

Lựa chọn thiết bị cảm biến đo mức là một sự đầu tư thông minh cho công nghiệp. Vì nó mang đến rất nhiều lợi ích quan trọng và giải quyết các thách thức cơ bản trong quá trình sản xuất, quản lý. Dưới đây là một vài lý do về tại sao thiết bị cảm biến được xem là sự lựa chọn thông minh:

  • Độ chính xác và đáng tin cậy: Thiết bị cảm biến đo mức được thiết kế dùng để đo lường mức chất với độ chính xác cao. Khả năng đo mức chính xác là rất quan trọng trong quy trình sản xuất – Nơi mà sự sai sót nhỏ có thể dẫn đến hậu quả lớn.
  • Tính linh hoạt: Cảm biến đo mức có nhiều loại với nhiều phương pháp hoạt động khác nhau. Chúng cho phép thích nghi với nhiều loại chất cũng các môi trường khác nhau. Điều này dễ dàng phù hợp với đa dạng ngành công nghiệp từ hóa chất tới thực phẩm, năng lượng.
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Sử dụng các thiết bị đo mức giúp tối ưu hóa hiệu suất quy trình sản xuất. Việc có thông tin chính xác về mức chất giúp điều chỉnh quy trình một cách hiệu quả. Từ đó, đảm bảo sản phẩm được sản xuất với chất lượng tốt và giảm tối đa nguy cơ sự cố xảy ra.
  • Giảm thiểu lãng phí: Bằng cách giám sát và kiểm soát chính xác mức chất trong từng bể chứa và hệ thống. Thiết bị cảm biến giúp ngăn chặn việc lãng phí chất liệu, năng lượng và thời gian trong cả quá trình sản xuất.
  • Giám sát từ xa: Công nghệ kết nối IoT cho phép giám sát và kiểm soát mức chất từ xa. Điều này rất hữu ích trong việc quản lý nhiều điểm cảm biến trên các dây chuyền sản xuất khác nhau. Qua đó, giúp tối ưu hóa toàn bộ quy trình.
  • Dự đoán sự cố và bảo trì dự phòng: Thiết bị này sẽ cung cấp các dữ liệu liên tục về tình trạng mức chất. Dữ liệu này được dùng để dự đoán các sự cố. Từ đó, đưa ra quyết định bảo trì và thay thế kịp thời trước khi sự cố xảy ra.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn và quy định: Trong nhiều ngành công nghiệp, việc tuân thủ các tiêu chuẩn cũng những quy định về an toàn và chất lượng là vô cùng quan trọng. Thiết bị cảm biến đo mức này giúp đảm bảo những quy trình tuân thủ các yêu cầu này.
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Sự tự động hóa thông qua cảm biến để đo mức giúp giảm công việc thủ công. Nhờ vậy, giúp nhân viên tập trung vào các tác vụ quản lý chất lượng cao hơn.
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Sử dụng thiết bị cảm biến sẽ cho thấy sự cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng của sản phẩm. Nó cũng đảm bảo an toàn, hiệu suất và đóng góp vào việc xây dựng uy tín thương hiệu.

Tóm lại, thiết bị cảm biến đo mức này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất và chất lượng sản xuất, mà còn đảm bảo an toàn cũng như tuân thủ quy định. Đây là 1 cách đầu tư mang đến giá trị lâu dài cho các doanh nghiệp công nghiệp.

Các loại cảm biến đo mức dùng trong công nghiệp nhiều nhất hiện nay

Chất rắn, chất lỏng… mỗi loại môi trường cần sử dụng một thiết bị đo mức khác nhau. Vì thế tùy vào mục đích sử dụng, môi trường sử dụng mà cảm biến đo mức được phân loại thành các sản phẩm như sau:

Cảm biến siêu âm đo mức nước, chất rắn

Đây là loại cảm biến đo mức được ứng dụng để đo hàm lượng chất lỏng, chất rắn trong các thiết bị công nghiệp. Dòng cảm biến đo mức này hoạt động chủ yếu trên nguyên lý thu phát sóng điện từ và tính toán khoảng cách, thời gian phản hồi sóng nhận để tính toán mực nước trong thùng chứa.

Ưu điểm nổi bật của cảm biến này là khả năng đo chính xác, độ sai số gần như bằng không ở các vật liệu đo khác nhau. Hơn nữa khả năng vận hành của thiết bị dễ dàng và khả năng bảo trì đơn giản. Tuy nhiên giá thành sản phẩm còn khá đắt so với các dòng sản phẩm cùng phân khúc.

Cảm biến điện dung đo mức nước –  chất rắn

Cảm biến điện dung sử dụng đo mức nước chất lỏng, chất rắn được ứng dụng nhiều các nguyên lý thay đổi điện dung giữa tụ điện, sử dụng để đo và xác định mực nước trong hệ thống làm việc.

Ứng dụng cảm biến đo mức cho bồn chứa chất lỏng

Cảm biến điện dung đo mức nước –  chất rắn

Sản phẩm có ưu điểm nổi bật đó là có thể linh hoạt đo được nhiều loại môi trường vật chất khác nhau, kể cả với môi trường điều kiện khắc nghiệt. Ngoài ra giá thành sản phẩm khá rẻ nên có thể sử dụng lâu dài khoảng 10 năm. Bên cạnh đó sản phẩm còn một số hạn chế như cần kỹ thuật lắp đặt chính xác, có thể gây sai số nếu thay đổi chất điện môi và cần lắp đặt thêm một đầu dò tham chiếu khi sử dụng đo mức bồn kim loại.

Cảm biến radar sử dụng đo khoảng cách

Cảm biến radar đo mức hoạt động dựa vào nguyên lý sóng liên tục có thể sử dụng điều khiển tần số. Khi sóng được phản hồi lại từ 1 đối tượng nào đó, cảm biến radar sẽ dựa trên thời gian và bước sóng để xác định khoảng cách.

Thiết bị cảm biến đo mức bằng radar

Cảm biến radar sử dụng đo khoảng cách

Ưu điểm của dòng cảm biến radar này là phạm vi hoạt động rộng lên tới 40m, độ chính xác của cảm biến cao trong mọi điều kiện môi trường, kể cả môi trường làm việc khắc nghiệt. Hơn nữa tốc độ đo đạc nhanh, ổn định kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi hay cảm biến có vấn đề.

Cảm biến áp suất đo mức 

Cảm biến đo mức áp suất hoạt động dựa trên những tính toán áp lực cột nước trong bồn chứa lên biến áp để xác định mức nước, chất lỏng trong ống kín.

Điểm nổi bật của cảm biến áp suất là giá thành rẻ, chi phí đầu tư thấp. Hơn nữa thiết bị còn có khả năng lắp đặt, bảo trì dễ dàng hơn. Tuy nhiên thiết bị cũng còn điểm hạn chế là chỉ đo được trong bồn chứa hay đường ống thiết kế kín. Hơn nữa cần có một bộ tín hiệu để hỗ trợ xử lý, đo đạc chính xác hơn.

Cảm biến đo mức trong môi trường chênh áp

Loại cảm biến đặc biệt này được đo bằng mức chênh lệch áp suất ở 2 khu vực khác nhau nhằm tính toán lượng chênh lệch về áp suất. Từ đó có thể tính toán được độ sâu mực nước, lưu lượng gió và chiều cao cột nước trong khu vực.

Điểm nổi bật của thiết bị là có kết quả đo chính xác, và có thể ứng dụng trong môi trường làm việc kín và hở đều được. 

Với những thông tin trên đây về thiết bị đo mức sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách làm việc của từng loại. Bạn cần căn cứ vào mục đích sử dụng, môi trường làm việc để chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất. Ngoài ra nếu bạn cần tư vấn chi tiết về các dòng cảm biến đo mức hãy liên hệ Tuấn Hưng Phát để chúng tôi hỗ trợ bạn.

Ưu điểm của cảm biến đo mức

Cảm biến đo mức

Cảm biến đo mức sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật giúp ứng dụng trong nhiều công nghiệp khác nhau

Cảm biến đo mức đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Bởi chúng đem đến rất nhiều các ưu điểm hữu ích. Dưới đây là một vài ưu điểm chính của thiết bị đo mức:

  • Độ chính xác cao: Cảm biến đo mức được thiết kế nhằm cung cấp độ chính xác cao trong việc đo lường mức lưu chất. Điều này vô cùng quan trọng trong các quy trình sản xuất có yêu cầu cao về độ chính xác. Qua đó, cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt mức tốt nhất.
  • Phản ứng nhanh: Cảm biến có khả năng phản ứng nhanh với các thay đổi bên trong mức lưu chất. Điều này giúp kiểm soát và điều chỉnh tốt các quy trình sản xuất một cách hiệu quả hơn.
  • Đa dạng loại cảm biến: Có nhiều loại cảm biến đo mức khác nhau như: cảm biến điện dung, siêu âm, áp suất, ánh sáng, radar, v.v. Điều này cho phép chọn lựa được những thiết bị đo phù hợp với tính chất của lưu chất cần đo mức.
  • Khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt: Cảm biến đo mức thường được thiết kế để làm việc trong các môi trường khắc nghiệt như: nhiệt độ cao, môi trường hóa chất, chất bẩn, v.v.
  • Giảm nguy cơ tai nạn: Việc đo lường mức chất chính xác giúp tránh xảy ra các tình huống nguy hiểm như: quá tràn hoặc thiếu chất trong bể chứa. Qua đó, đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng và thiết bị.
  • Tích hợp công nghệ thông tin: Các thiết bị đo mức có thể kết nối với những hệ thống thông tin và giám sát thông qua Internet of Things (IoT). Chúng giúp theo dõi và điều khiển từ xa. Đồng thời, thu thập dữ liệu để phân tích và cải thiện quy trình tốt nhất.
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Sự tự động hóa thông qua cảm biến đo mức giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Nhờ vậy, nhân viên làm việc tập trung hơn trong các công việc quản lý cao hơn.
  • Dễ dàng sử dụng và lắp đặt: Cảm biến đo mức thường sẽ được thiết kế dễ dàng để sử dụng và lắp đặt. Thông qua đó, cũng giảm thiểu tối đa thời gian và công sức cần thiết.
  • Tiết kiệm lãng phí và tăng hiệu suất: Bằng cách theo dõi cũng như kiểm soát chính xác mức chất. Cảm biến ngăn chặn tình trạng lãng phí và tối ưu hóa hiệu suất trong các quy trình sản xuất.
  • Giảm sai sót nhân viên: Loại bỏ yếu tố con người trong việc đo lường mức chất giúp tránh sai sót bởi sự can thiệp từ phía con người.

Những ưu điểm này đã thể hiện tầm quan trọng của cảm biến đo mức trong việc cải thiện hiệu suất cũng như chất lượng sản xuất trong các ngành công nghiệp.

Thách thức và giải pháp cho cảm biến đo mức

Cảm biến đo mức

Giải pháp hữu hiệu cho thiết bị đo mức

Cảm biến đo mức mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng chúng cũng đối diện với một số thách thức. Dưới đây là một số thách thức phổ biến và các giải pháp để vượt qua. Mời mọi người tham khảo:

Thách thức

  • Môi trường khắc nghiệt: Các môi trường công nghiệp thường gồm: hóa chất, bụi bẩn, độ ẩm cao hoặc nhiệt độ biến đổi, gây ra khó khăn cho cảm biến hoạt động ổn định.
  • Chất chảy khác nhau: Các cảm biến cần phải đối mặt với những môi chất có tính chất khác nhau như: dẻo, đặc, dẫn điện hoặc không dẫn điện.
  • Sự cố và hỏng hóc: Các thiết bị này có thể gặp sự cố do nhiễu điện, mất điện, đo lường không chính xác hoặc hỏng hóc.
  • Cháy nổ và an toàn: Trong môi trường nguy hiểm như ngành dầu khí, việc sử dụng các thiết bị cảm biến có thể gây ra tình trạng cháy nổ xảy ra trong quá trình vận hành.

Giải pháp

  • Bảo vệ môi trường cảm biến: Sử dụng vỏ bảo vệ và bộ gioăng làm kín, đảm bảo cảm biến hoạt động ổn định trong các môi trường, kể cả môi trường khắc nghiệt.
  • Lựa chọn cảm biến phù hợp: Chọn cảm biến phù hợp với tính chất của lưu chất cần đo mức. Qua đó, đảm bảo mức độ chính xác cũng tính hiệu suất tốt.
  • Giám sát và bảo trì định kỳ: Thực hiện việc kiểm tra định kỳ và bảo trì cảm biến để chắc chắn rằng chúng luôn hoạt động đúng cách và không bị hư hỏng.
  • Sử dụng cảm biến chống cháy nổ: Trong các môi trường nguy hiểm, sử dụng cảm biến chống cháy nổ trong các môi trường dễ bị chập cháy để đảm bảo an toàn. Bởi nó được thiết kế an toàn cho việc sử dụng trong khu vực có khả năng cháy nổ.
  • Sử dụng công nghệ thông tin: Kết nối cảm biến với hệ thống thông tin, sử dụng các công nghệ IoT để theo dõi từ xa. Thông qua đó, bạn dễ dàng giám sát các trạng thái của cảm biến. Từ đó phát hiện sự cố sớm và thực hiện bảo trì dự phòng.
  • Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên được đào tạo về cách sử dụng, kiểm tra và bảo trì cảm biến một cách đúng cách.
  • Thử nghiệm trước khi triển khai: Trước khi triển khai cảm biến vào hoạt động thực tế, nên tiến hành thử nghiệm. Từ đó, đánh giá cẩn thận để đảm bảo tính ổn định cùng độ chính xác cho sản phẩm.

Bằng cách hiểu và đối mặt với những thách thức này, bạn dễ dàng tối ưu hóa các hiệu suất của cảm biến đo mức. Nhờ vậy, đảm bảo chúng luôn hoạt động hiệu quả trong những ứng dụng công nghiệp khác nhau.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Cảm biến đo mức

Tuấn Hưng Phát chuyên cung cấp thiết bị đo mức chính hãng, chất lượng

Để liên hệ với chúng tôi và biết thêm về sản phẩm cảm biến đo mức của chúng tôi, bạn có thể sử dụng thông tin liên hệ dưới đây:

  • Tên công ty: Công ty TNHH ™ Tuấn Hưng Phát
  • Địa chỉ: Số 11, LK 37, Khu đô thị mới Phú Lương, Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0963.189.833
  • Email: kinhdoanh@tuanhungphat.vn
  • Trang web: https://tuanhungphat.vn/ 

Chúng tôi rất sẵn sàng để trả lời mọi thắc mắc của bạn và tư vấn về sản phẩm cũng như giải pháp cảm biến đo mức, để đáp ứng tốt các nhu cầu công việc của bạn. Hãy liên hệ với Tuấn Hưng Phát ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Chat Zalo
Chat facebook