Tìm hiểu về các ký hiệu điện

5/5 - (1 bình chọn)

Như chúng ta đã biết, để đọc và hiểu được các loại bản vẽ về điện thì người đọc cần nắm được các ký hiệu điện. Vì mỗi thông số mỗi loại điện trở, tụ điện sẽ có ký hiệu khác nhau và các ký hiệu đó đều được quy ước theo tiêu chuẩn hóa quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vấn để này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những ký hiệu điện cơ bản, được sử dụng phổ biến nhất, mời quý khách tham khảo.

Ký hiệu điện là gì?

Ký hiệu điện hay còn gọi là biểu tượng điện, biểu tượng hình là những biểu tượng khác nhau được diễn giải bằng hình ảnh và được dùng để biểu diễn các hợp phần của thiết bị điện, điện tử. Thông thường, ký hiệu điện sẽ được sử dụng trong sơ đồ mạch điện hoặc điện tử và được ký hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêu chuẩn cho các ký hiệu

Có rất nhiều tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế cho các ký hiệu điện tử đồ họa trong sơ đồ mạch điện. Cụ thể:

  • IEC 60617
  • IEEE Std 91/91a
  • ANSI Standard Y32
  • Australian Standard AS 1102

Xem thêm: Ký hiệu bộ điều khiển điện tuyến tính Haitima

Một số ký hiệu điện phổ biến hiện nay

Ký hiệu linh kiện điện bị động

Ký hiệu linh kiện điện bị động

Ký hiệu linh kiện điện chủ động

Ký hiệu linh kiện điện chủ độngKý hiệu điện - linh kiện chủ động 2

Ký hiệu điện trở

Điện trở tiếng Anh là Resistor là một linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm nối. Chức năng của nó dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch. Dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện đồng thời có trong nhiều ứng dụng khác.

Ký hiệu điện trở:

Ký hiệu điện trở

Ký hiệu tụ điện

Tụ điện tiếng Anh là Capacitor là linh kiện điện tử thụ động được tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi lớp điện môi. Hiểu đơn giản, tụ điện là linh kiện có khả năng tích trữ năng lượng điện dưới dạng từ trường.

Các ký hiệu của tụ điện:

Ký hiệu tụ điện

Ký hiệu cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng tượng trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Cụ thể là thể hiện số lượng điện tử đi qua tiết diện của một dây dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Dòng điện tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện, dòng điện càng mạnh, cường độ càng lớn.

Ký hiệu của cường độ dòng điện là I. Chữ I trong hệ SI – hệ đo lường quốc tế. Trong các công thức vật lý, chữ I có nghĩa là cường độ của dòng điện. Đây là chữ viết tắt của từ cường độ trong tiếng Pháp “Intensité”.

Điện áp ký hiệu là gì?

Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điểm cần đo hoặc so sánh. Đơn vị tính của điện áp là V (von – vol).

Ký hiệu hiệu điện thế hay điện áp là U hoặc V.

Ký hiệu điện trở nhiệt

Điện trở nhiệt hay nhiệt điện trở hay thermistor là loại điện trở có trở kháng của nó thay đổi một cách rõ rệt dưới tác dụng nhiệt, hơn hẳn so với các loại điện trở thông thường. Từ thermistor được kết hợp bởi từ thermal (nhiệt) và resistor (điện trở) .

Ký hiệu điện trở nhiệt:

Ký hiệu điện trở nhiệt

Ký hiệu dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều (tiếng anh là Alternating Current) là loại dòng điện có cường độ dòng điện và chiều có thể thay đổi được theo từng thời gian và chu kỳ cố định. Dòng điện xoay chiều được tạo nên bởi sự biến đổi giữa nguồn điện một chiều. Dòng điện cũng có thể biến đổi từ các máy phát điện xoay chiều.

Ký hiệu dòng điện xoay chiều

Bạn có thể tham khảo ký hiệu của dòng điện xoay chiều được viết tắt là AC. Dòng điện AC có ký hiệu là dấu “~”, có nghĩa là tượng trưng cho mức điện áp hình sin.

Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp tất cả các ký hiệu điện phổ biến, được sử dụng thông dụng hiện nay trong các bản vẽ, sơ đồ mạch điện. Hy vọng sẽ giúp quý khách có thêm hiểu biết về vấn đề này để vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm các chủ đề: Dòng điện trong các môi trường | Năng lượng điện là gì?

dinhbang
Tôi có kinh nghiệm về thiết bị công nghiệp,hệ thống hơn 10 năm và tôi muốn chia sẻ các kiến thức, kĩ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu hơn dành cho bạn đọc.