Cảm biến đo mức radar hiện đang sử dụng sóng radar để đo mực nước hay chất rắn, chất lỏng có trong bể chứa. Nhờ sử dụng loại sóng này giúp thiết bị nhận được nhiều đánh giá cao từ phía người tiêu dùng. Qua đó, sản phẩm cũng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và được ứng dụng trong nhiều nhà máy sản xuất khác nhau. Hiện nay, Tuấn Hưng Phát đã nhập số lượng lớn các dòng cảm biến đo mức dạng sóng radar này. Qúy vì nếu có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm các thông tin cần thiết bằng cách gọi ngay qua số hotline hoặc nhắn tin qua zalo, gửi email để được hỗ trợ.
Giới thiệu cảm biến đo mức radar
Cảm biến đo mức radar là loại cảm biến được biết đến với tên gọi cảm biến vi sóng. Chúng hoạt động dựa vào hiệu ứng Doppler với tần số 5.8Ghz. Vì thế, chúng sẽ ghi nhận tín hiệu dưới 10m khi có người chuyển động qua và gửi phản hồi quay lại nhanh chóng.
Cảm biến đo mức Radar cũng cho phép đo chính xác khoảng cách của vật thể trong không gian rộng. Ngoài việc đo khoảng cách, nó cũng được dùng để đo tốc độ tương đối của lưu chất đã phát hiện. Cảm biến này dựa vào công nghệ sóng liên tục với điều biến tần số – FMCW. Tại đây, tần số sóng này đem đến liên tục được điều biến trong phạm vi băng thông nhỏ. Ngay khi tín hiệu phản hồi lại từ 1 đối tượng có thể đo chính xác khoảng cách và tốc độ của vật thể đó bằng cách so sánh tần số.
Bên cạnh với vai trò đo đạc các thông số về mực vật chất có trong bể chứa, thiết bị đo mức sóng Radar còn tích hợp thêm chức năng cạnh báo đầy – vơi của vật chất. Cụ thể là khi vật chất bên trong bể chứa đạt đến ngưỡng Max hoặc Min (đã cài đặt từ trước), thiết bị sẽ phát ra cảnh báo đến tủ trung tâm để người dùng biết.
Lợi ích việc sử dụng cảm biến đo mức radar
Sử dụng cảm biến đo mức radar mang lại nhiều lợi ích và giá trị gia tăng cho các ngành công nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích và giá trị mà thiết bị đem đến:
- Sản phẩm cho phép đo đạc chính xác mức chất lỏng và hỗn hợp trong các bể chứa. Ngay cả trong các môi trường khắc nghiệt như: áp suất cao, nhiệt độ cực đoan hay môi trường hóa chất,.. Chúng đều có khả năng đo chính xác. Điều này giúp tính chính xác và độ tin cậy tăng cao. Từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành.
- Cảm biến đo mức radar có khả năng hoạt động trong nhiều loại chất lỏng gồm cả chất lỏng dẫn điện và không dẫn điện. Điều này tạo ra sự linh hoạt trong việc sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau.
- Thiết bị có khả năng làm việc trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt như: nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt và áp suất cao. Điều này làm cho cảm biến trở thành sự lựa chọn lý tưởng trong các ngành công nghiệp như: ngành dầu khí, hóa chất và năng lượng.
- Cảm biến đo mức radar có thể hoạt động không tiếp xúc với chất lỏng hoặc hỗn hợp. Từ đó tránh được tình trạng tiếp xúc vật lý và ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm.
- Sử dụng cảm biến đo radar nhằm tối thiểu hóa thời gian ngừng sản xuất để kiểm tra mức chất lỏng. Thông tin đo liên tục được cập nhật mà không cần tắt thiết bị hoặc bể chứa. Nhờ vậy, thiết bị giúp tăng hiệu suất sản xuất và tiết kiệm thời gian.
- Do tính chính xác cao và khả năng hoạt động liên tục, cảm biến giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành. Đồng thời, nó cũng giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất. Điều này giúp tiết kiệm tối đa chi phí và tăng hiệu suất kinh doanh.
Đối tượng tiềm năng sử dụng cảm biến đo mức radar
Cảm biến đo mức radar có thể được sử dụng bởi nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số đối tượng tiềm năng mà có thể sử dụng cảm biến đo mức radar:
Ngành dầu khí và khai thác mỏ
- Các nhà máy lọc dầu và dự trữ dầu.
- Các trạm pha chế khí tự nhiên.
- Các trạm khí hóa lỏng.
- Các bể chứa dầu và khí.
Ngành thực phẩm và chế biến thực phẩm
- Nhà máy sản xuất thực phẩm và đồ uống.
- Nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
- Các nhà máy sản xuất dầu ăn và chất béo.
Công nghiệp hóa chất
- Các nhà máy sản xuất hóa chất công nghiệp.
- Nhà máy chế biến chất tẩy rửa, chất làm mềm.
Công nghiệp năng lượng và điện
- Nhà máy nhiệt điện.
- Nhà máy sản xuất và lưu trữ năng lượng tái tạo.
- Hệ thống cấp thoát nước của các nhà máy.
Xử lý nước và cấp thoát nước
- Các trạm xử lý nước thải.
- Hệ thống cấp thoát nước trong thành phố và khu đô thị.
Công nghiệp sản xuất và gia công
- Các nhà máy sản xuất gỗ và gỗ công nghiệp.
- Các nhà máy sản xuất xi măng, sỏi, cát.
Ngành y tế và dược phẩm
- Các nhà máy sản xuất dược phẩm và hóa chất y tế.
- Các phòng thí nghiệm nghiên cứu và sản xuất y học.
Ngành giấy và bột giấy
- Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy.
- Các hệ thống xử lý chất thải trong ngành giấy.
Công nghiệp ô tô và sản xuất
- Các nhà máy sản xuất ô tô và phụ tùng.
- Hệ thống làm mát và nhiên liệu trong ngành ô tô.
Những đặc tính nổi bật của các loại cảm biến đo mức Radar
Ưu điểm của cảm biến Radar
Cảm biến đo mức Radar hiện đang sở hữu rất nhiều ưu điểm khác nhau. Chúng tôi có thể liệt kê một vài ưu điểm nổi bật nhất như:
- Độ đo lường chính xác trong các điều kiện làm việc tại những môi trường khắc nghiệt nhất. Đồng thời, có khả năng chịu nhiệt độ và lực áp suất cao.
- Tốc độ lấy mẫu bằng sóng radar cực nhanh.
- Cảm biến đo mức bằng sóng Radar có phạm vi đo lên tới 40 m.
- Thiết bị cảm biến đo mức chất rắn – chất lỏng radar có thiết kế nhỏ gọn với chùm tia phát sóng nhỏ trong phạm vi chật hẹp.
- Tín hiệu đo ổn định, ngay trong điều kiện môi trường bất lợi và ngay cả khi lắp cảm biến bị bẩn.
- Phù hợp cho nhiệt độ thấp, xuống đến -40°C.
Nhược điểm cảm biến radar
Có thể nói rằng, nhược điểm của thiết bị này không đến từ các kỹ năng và kỹ thuật, mà đến từ giá thành của chúng. So với các loại cảm biến khác, thiết bị này có giá thành cao. Cảm biến này thường chỉ xuất hiện trong những giai đoạn hoặc quy trình sản xuất quan trọng với độ chính xác cao.
Đối với những hệ thống hoạt động thông thường hay cần độ chính xác ở mức trung bình thấp thì thay thế bằng những loại cảm biến có giá rẻ hơn. Từ đó, giảm tối đa các chi phí đầu tư như: cảm biến quang, siêu âm, điện dung,…
Mục tiêu sử dụng cảm biến đo mức radar
Mục tiêu sử dụng cảm biến đảm bảo quản lý hiệu quả, an toàn của các quá trình sản xuất và vận hành. Dưới đây là một số mục tiêu cụ thể khi sử dụng:
Quản lý tồn kho và nguồn cung ứng
- Đo mức lượng chất lỏng hoặc hỗn hợp nhằm kiểm soát và dự báo tốt các nguồn cung ứng.
- Đảm bảo tính sẵn có của nguyên liệu để duy trì sản xuất suôn sẻ.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất
- Đo mức để kiểm soát và điều chỉnh quá trình sản xuất. Từ đó, đảm bảo chất lượng và hiệu suất cao nhất.
- Điều khiển mức chất lỏng để tránh tình trạng quá dư hoặc bị thiếu trong quá trình sản xuất.
Đảm bảo an toàn và tuân thủ môi trường
- Giám sát mức chất lỏng trong các bể chứa, tránh tình trạng quá tải hay nguy cơ tràn.
- Theo dõi mức chất lỏng trong các bể chứa hóa chất, ngăn chặn tai nạn và ô nhiễm môi trường.
Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên
- Kiểm soát mức nước và hỗn hợp trong các hệ thống làm mát để tiết kiệm năng lượng.
- Theo dõi mức lượng chất lỏng để tối ưu hóa việc dùng tài nguyên như: nước, dầu và khí.
Nâng cao hiệu suất vận hành
- Đảm bảo các thiết bị luôn hoạt động tối ưu dựa trên các thông tin về mức chất lỏng.
- Theo dõi, kiểm soát chất lỏng để đạt hiệu suất cao nhất của các thiết bị và máy móc.
Tối ưu hóa quản lý tài nguyên nước
- Đo mức nước trong các hệ thống cấp thoát nước nhằm đem đến hiệu quả tài nguyên nước.
- Điều chỉnh cấp thoát nước dựa trên thông tin mức nước, tránh tình trạng thiếu nước hoặc sử dụng quá tải.
Đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn
- Sử dụng cảm biến radar nhằm tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến việc kiểm soát mức môi chất.
- Đảm bảo quá trình sản xuất và quản lý tuân thủ tốt các yêu cầu an toàn và môi trường.
Các loại cảm biến đo mức Radar phổ biến hiện nay
Cảm biến đo mức Radar được phân thành 2 loại chính là:
- Cảm biến đo mức Radar tiếp xúc
- Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc
Cảm biến radar đo mức tiếp xúc
Cảm biến đo mức radar tiếp xúc có cấu tạo với 2 bộ phận chính là đầu cảm biến và dây dài bằng kim loại. Khi lắp đặt thiết bị, đầu dây cảm biến sẽ được thả chìm bên dưới bể chứa, bồn chừa, silo hoặc trong môi trường cần đo. Các lưu chất cần đó có thể là: chất lỏng, chất rắn, bột,…
Về nguyên lý hoạt động của thiết bị đo mức Radar có tiếp xúc này hoạt động tương tự với dòng cảm biến đo mức điện dung. Đó là khi cảm biến phát sóng trên dây kim loại, chúng sẽ phát hiện ra sự khác biệt của mức lưu chất có trong bồn chứa. Khi ấy, chúng sẽ gửi tín hiệu về bộ xử lý và chuyền thông tin đo được tới trung tâm điều khiển như PLC,..
Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc
Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc lại là một loại cảm biến hoàn toàn khác biết so với dòng có tiếp xúc trên. Vì trong phép đo, các loại cảm biến này sẽ không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần đo. Vì thế, chúng sẽ là sự lựa chọn thông minh cho các đối tượng như: Dầu nhớt, thực phẩm, hóa chất hay các môi chất có tính axit cao.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị này cũng tương tự như dòng cảm biến siêu âm. Chúng không cần tiếp xúc trực tiếp với môi chất cần đo, mà bản thân nó sẽ phát ra các tia sóng xuống những đối tượng đó. Sau khi tia sóng đến với đối tượng sẽ phản xạ lại đầu thu của cảm biến. Từ đây, bộ phận điện từ sẽ đi phân tích, tính toán khoảng cách của đối tượng đo trong bồn chứa. Tín hiệu này sau đó sẽ được chuyển về bộ điều khiển nhằm quản lý và kiểm soát hoạt động bên trong bồn.
Một đặc điểm khác nữa của thiết bị này chính là sở hữu tốc độ phản hồi siêu nhanh với độ chính xác cao hơn rất nhiều lần cảm biến siêu âm. Tuy nhiên, vì giá thành của dòng cảm biến radar không tiếp xúc này khá cao, nên có rất ít sử dụng trong các hệ thống có yêu cầu độ chính xác không quá cao như đo mức trong bể chứa nhiên liệu sản xuất,…
So sánh cảm biến đo mức radar với các công nghệ đo mức khác
So sánh cảm biến đo mức radar với các công nghệ đo mức khác như: cảm biến siêu âm, cảm biến điện dung và cảm biến áp suất. Qua đó, giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu nhược điểm của từng thiết bị. Dưới đây là sự so sánh giữa cảm biến đo mức radar và những sản phẩm khác:
1. Cảm biến đo mức radar
Ưu điểm:
- Hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt với áp suất cao, nhiệt độ cực đoan.
- Đo đạc chính xác và tin cậy.
- Khả năng làm việc trong nhiều loại chất lỏng, kể cả chất lỏng dẫn điện và không dẫn điện.
- Hoạt động không tiếp xúc, tránh nguy cơ ô nhiễm chất lỏng.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn một số công nghệ khác.
- Yêu cầu kiến thức kỹ thuật để cài đặt và vận hành hiệu quả.
2. Cảm biến siêu âm
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp hơn so với một số công nghệ khác.
- Đo mức chất lỏng và hỗn hợp tương đối chính xác.
- Dễ dàng lắp đặt và vận hành.
Nhược điểm:
- Có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ và áp suất.
- Yếu tố địa hình và vật cản có thể gây ra sai số trong việc đo mức.
3. Cảm biến điện dung
Ưu điểm:
- Phản hồi nhanh và chính xác với chất lỏng dẫn điện.
- Khả năng hoạt động trong môi trường hóa chất.
- Độ tin cậy cao khi đo mức chất lỏng dẫn điện.
Nhược điểm:
- Không phù hợp cho các chất lỏng không dẫn điện.
- Yếu tố môi trường và tình trạng bề mặt điện cực có thể ảnh hưởng đến độ chính xác.
4. Cảm biến áp suất
Ưu điểm:
- Dễ dàng lắp đặt và vận hành.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Phản hồi nhanh khi có thay đổi mức chất lỏng.
Nhược điểm:
- Chính xác bị ảnh hưởng bởi thay đổi áp suất trong môi trường.
- Không phù hợp cho các chất lỏng có độ nhớt cao.
Phạm vi ứng dụng cảm biến đo mức Radar trong thực tiễn
Nhờ sở hữu nhiều điểm nổi bật khác nhau, nên dòng cảm biến đo mức Radar này được ứng dụng khác nhau đó là:
- Cảm biến Radar đo khối lượng chất rắn không tiếp xúc: Từ mịn cho đến thô, từ bụi bẩn đến bụi trong các môi trường bụi bặm.
- Cảm biến đo mức Radar ghi điểm lớn với phạm vi đo rộng và độ chính xác trong hầm, container, silo. Ngay cả khi cài đặt nội bộ cũng không ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc là thiết bị sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như vật liệu xây dựng, cốt liệu và xi măng, đá. Cũng như để sử dụng trong hóa chất, quản lý nước thải và tái chế.
Lưu ý về việc lắp đặt và bảo trì cảm biến đo mức radar
Việc lắp đặt và bảo trì cảm biến đo mức radar là quan trọng. Nó giúp việc hoạt động đạt tính hiệu quả cao và độ chính xác trong thời gian dài. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi lắp đặt và bảo trì:
Lưu ý khi lắp đặt
- Chọn vị trí lắp đặt sao cho cảm biến có thể đo mức chất lỏng chính xác. Đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi vật cản, dòng chảy hoặc tác động từ nhiều yếu tố khác.
- Đảm bảo cảm biến được lắp đặt một cách thẳng đứng và ổn định, để tránh sai số do các góc đo không chính xác.
- Xác định chất liệu của bể chứa để đảm bảo tính tương thích giữa cảm biến và chất lỏng trong bể.
- Thực hiện cài đặt theo hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc các kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đảm bảo hoạt động chính xác và ổn định.
Lưu ý khi bảo trì
- Thực hiện kiểm tra định kỳ đối với cảm biến và hệ thống để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Kiểm tra kỹ thuật, áp suất và tính ổn định của cảm biến.
- Duy trì sạch sẽ cho cảm biến và vùng xung quanh để tránh bám bụi, dầu hoặc các tác nhân khác gây ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị.
- Đảm bảo môi trường xung quanh cảm biến không thay đổi đáng kể như: thay đổi nhiệt độ, áp suất hay độ rung. Qua đó, chúng sẽ đảm bảo không gây ảnh hưởng đến độ chính xác.
- Nếu phát hiện lỗi hoặc hỏng hóc, nhanh chóng tiến hành sửa chữa hoặc thay thế cảm biến để chắc rằng nó hoạt động một cách hiệu quả.
- Nếu có hệ thống theo dõi hoặc lưu trữ dữ liệu từ cảm biến, hãy đảm bảo dữ liệu được lưu trữ và quản lý hiệu quả để dùng phân tích, theo dõi.
- Luôn luôn tuân thủ các hướng dẫn từ nhà sản xuất về việc bảo trì nhằm giúp chúng hoạt động tốt nhất.
Lưu ý rằng việc lắp đặt và bảo trì cảm biến đo mức radar có thể yêu cầu tốt các kiến thức kỹ thuật. Nếu cần thiết, hãy tìm đến các chuyên gia hoặc nhà cung cấp có kinh nghiệm để được tư vấn cũng như hỗ trợ chính xác nhất.
Cần chú ý gì khi sử dụng cảm biến đo mức Radar?
Khi sử dụng cảm biến radar nên chú ý nhiều tới các vấn đề sau:
- Xác định đối tượng cần đo mức. Tính toán xem có tính chất ăn mòn không để lựa chọn biện pháp đo phù hợp.
- Xác định vị trí cần lắp đặt. Ước lượng khoảng trống.
- Lựa chọn thang đo phù hợp.
- Tín hiệu ngõ ra ở dạng gì?
- Áp suất, nhiệt độ ở vị trí cần đo.
Liên hệ nhận tư vấn báo giá cảm biến đo mức bằng sóng radar:
Quý Vị có nhu cầu mua, nhận báo giá thiết bị cảm biến đo mức nước – chất lỏng – chất rắn bằng sóng radar xin vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ hòm thư: kinhdoanh@tuanhungphat.vn nhé. Bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khác hàng của Tuấn Hưng Phát hoạt động 24/7 luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.
Hoangnam –
Hàng chất lượng cao, chính hãng với giá thành phải chăng. Đồng thời, hỗ trợ gửi hãng tận nơi nhanh chóng!