Van Giảm Áp

Hiển thị tất cả 7 kết quả

Tuấn Hưng Phát cung cấp van giảm áp chính hãng; sẵn hàng đa dạng các tùy chọn; bảo hành 12 tháng; giá thành hợp lý.

Qua việc giải đáp các vấn đề: “Van giảm áp là gì?”; “Van điều áp là gì?”; “Van an toàn và van điều áp khác nhau như thế nào?”,… sẽ làm rõ các đặc điểm, cấu tạo của sản phẩm này. Từ đó, Quý Vị sẽ hiểu sâu về bản chất của sản phẩm và có thể có cái nhìn, đánh giá, lựa chọn sản phẩm đúng đắn hơn. Mời quý khách tham khảo nhé!

Van giảm áp là gì? Van điều áp là gì?

Van giảm áp hay còn có tên gọi là van điều áp, tiếng Anh là Pressure reducing valve.

Các loại van giảm áp

Các loại van giảm áp

Van giảm áp – van điều áp là một trong những dòng van công nghiệp có chức năng điều chỉnh áp suất bên trong hệ thống. Cụ thể là điều chỉnh sao cho áp suất đầu ra luôn thấp hơn hoặc bằng áp suất đầu vào. Đặc biệt là trong hệ thống dẫn khí, khi lưu lượng khí bên trong quá lớn vượt ngưỡng cho phép, van giảm áp sẽ có nhiệm vụ điều áp về trạng thái cân bằng, ổn định.

Van giảm áp được phân ra làm 2 loại chính là van giảm áp tác động trực tiếp và gián tiếp. Được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như: inox, gang, thép… Nên có thể hoạt động được trong nhiều môi trường khác nhau. Với kiểu lắp bích và lắp ren nên thuận tiện cho việc lắp đặt vào hệ thống.

Hiện nay, van giảm áp được ứng dụng trong nhiều hệ thống, công trình, nổi bật và thường gặp nhất là hệ thống lò hơi, lò sấy và hệ thống cấp thoát nước. Và được phân loại thành 2 dạng, cụ thể như sau:

Van giảm áp thiết lập quan hệ đầu vào và đầu ra

Cấu trúc van được thiết kế gồm 2 cổng: Cổng vào và cổng ra. Ở trạng thái bình thường không có dòng chảy lưu chất đi qua cả 2 cổng này sẽ không thông nhau. Khi có lưu chất đi qua, dưới áp lực của hệ thống 2 cổng này sẽ được mở thông nhau. Diện tích, tiết diện thông giữa 2 cổng càng lớn khi áp lực càng lớn.

Van giảm áp ổn áp

Ưu điểm của sản phẩm là luôn giữ cố định áp suất tại 2 cửa ra, vào và không phụ thuộc vào biến động áp suất tại đầu vào. Dựa vào cấu trúc sản phẩm còn được phân loại thành 2 dạng: trực tiếp và gián tiếp hay còn gọi là thủy lực.

Cấu tạo van giảm áp

Về cấu tạo của van giảm áp, như đã giới thiệu ở trên dựa vào cấu trúc được phân loại thành 2 dạng. Do đó mà cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 2 dạng này sẽ khác nhau. Cụ thể:

Van giảm áp dạng 1

Van sẽ được thiết kế gồm: pistong, lò xo, vít xoay chiều, cửa van, thân van, ống dẫn áp suất.

Cấu tạo van giảm áp dạng 1

Cấu tạo van giảm áp dạng 1

  • 1. Thanh điều khiển ống trượt
  • 2. Lò xo điều chỉnh áp lực áp
  • 3. Vít điều chỉnh áp lực
  • 4. Cửa vào
  • 5. Cửa ra
  • P1. Áp suất cửa vào
  • P2. Áp suất cửa ra

Cơ chế hoạt động:

Về cơ chế vận hành của van, dựa vào cấu tạo có thể thấy thanh điều khiển dạng ống trượt sẽ được áp vào đế van nhờ lõ xo chỉnh áp. Bộ phận lò xo lại được điều chỉnh lực ép nhờ vít xoay điều chỉnh áp lực của van. Cửa vào được nối với ống dẫn áp suất cao, cửa ra thì nối với ống dẫn áp suất thấp.

Ở trạng thái ban đầu, chưa có lưu chất đi qua thanh điều khiển sẽ tỳ vào giá đỡ, bịt kín cửa van. Lúc này cửa ra và cửa vào sẽ bị ngăn cách, không được thông nhau. Khi có dòng chảy đi qua áp suất bên trong hệ thống tăng lên. Dưới tác động của áp lực thanh trượt sẽ đẩy lò xo ép lại, cho phép cửa vào và ra thông nhau. Khi áp lực đầu vào lớn dần thì tiết diện thông của cửa ra và cửa vào cũng sẽ tăng lên theo.

Van ổn áp tác động trực tiếp

Van ổn áp tác động trực tiếp được thiết kế gồm các bộ phận như sau:

  • Thân van
  • Phần tử điều khiển
  • Lò xo
  • Vít điều chỉnh áp
  • Rãnh nối
Cấu tạo van giảm áp trực tiếp

Cấu tạo van giảm áp trực tiếp

Cơ chế hoạt động:

Ở trạng thái van mở hoàn toàn giá trị áp suất ở cửa ra sẽ được giữ ổn định, không thay đổi. Và tiết diện mở sẽ được thiết lập bằng vít xoay điều chỉnh.

Khi áp suất hệ thống tăng lên thì áp suất của khoang chứa nối với cửa ra của van giảm áp sẽ tăng lên theo. Lúc này phần tử điều khiển sẽ bị đẩy lên trên và làm giảm áp suất cùng tiết diện cửa ra. Khi áp suất giảm phần tử điều khiển sẽ dịch chuyển xuống ép vào lò xo chỉnh áp, làm tăng tiết diện cửa ra và tăng áp suất cửa ra. Kết quả của quá trình này là áp suất được ổn định.

Nguyên lý hoạt động van giảm áp tác động trực tiếp

Nguyên lý hoạt động van giảm áp tác động trực tiếp

Van giảm áp thủy lực (tác động gián tiếp)

Van giảm áp thủy lực hay còn được gọi là van giảm áp tác động gián tiếp. Là loại van có nhiệm vụ giữ ổn định áp suất đầu ra của van với thiết kế phức tạp hơn dạng trực tiếp.

Cụ thể gồm: van chính và van phụ, van phụ về cơ bản cấu tạo giống van giảm áp tác động trực tiếp. Van chính được thiết kế gồm: thanh trượt, lò xo cố định, Thân van có thiết kế rãnh và các khoang chứa. Có 2 khoang chứa: 1 khoang nối với cửa ra (k1); khoang còn lại (k2) nối xả ra bể chứa bên ngoài.

Cấu tạo van giảm áp tác động gián tiếp

Cấu tạo van giảm áp tác động gián tiếp

Nguyên lý hoạt động

Ở trạng thái ban đầu, cần dùng vít điều chỉnh để cài đặt độ rộng cửa ra của van một khoảng thích hợp. Khi giá trị áp suất ở đầu ra tăng kéo theo áp suất trong khoang chứ nối cũng sẽ tăng theo. Lúc này thanh trượt sẽ bị đẩy lên và làm giảm tiết diện cửa ra của van, đồng thời áp suất cửa ra cũng giảm theo.

Khi áp suất giảm thanh trượt sẽ được điều chỉnh đi xuống, diện tích cửa ra sẽ được nới rộng ra. Và áp suất sẽ tăng lên nhưng luôn được giữ ở mức ổn định. Qúa trình này sẽ được lặp lại tuần hoàn trong chu trình vận hành của hệ thống.

Nguyên lý hoạt động van giảm áp tác động gián tiếp

Nguyên lý hoạt động van giảm áp tác động gián tiếp

Khi lưu chất đi qua bình thường, áp suất khoang chứa sẽ như sau vì lò xo của van phụ được thiết lập một giá trị áp suất đầu vào của van và áp suất khoang chứa là như nhau. Khi ở van phụ chúng ta thiết lập giá trị áp suất đầu ra lớn hơn đầu vào, van sẽ mở cho phép lưu chất từ khoang chứa thoát ra ngoài 1 lượng nhất định. Nhờ lượng thoát ra này mà tạo thành rãnh trên ống trượt chính.

Và áp suất tại khoang k2 sẽ giảm xuống còn ống trượt chính bị nâng lên. Kết quả làm giảm tiết diện thông giữa khoang phía dưới. Qúa trình này sẽ được lặp lại liê tục làm cho ống trượt di chuyển lên xuống quanh vị trí thiết lập.

Ưu và nhược điểm của van giảm áp

Ưu điểm

  • Van được làm từ những chất liệu khác. Nên phù hợp với nhiều môi trường có những dòng lưu chất khác nhau.
  • Với chất liệu gang, inox… thì có thể thích ứng được với lưu chất hóa học. Và đĩa van thì được chế tạo từ inox và chống được độ ăn mòn và oxy hóa tốt.
  • Hoạt động được trong nhiệt độ, áp suất cao
  • Đa dạng kích thước nên phù hợp với nhiều kiểu kích thước hệ thống.

Nhược điểm

  • Dòng van này lại không có lớp gioăng cao su. Nên dễ có hiện tượng rò rỉ
  • Với áp suất ban đầu quá lớn thì hệ thống dễ bị ảnh hưởng và gây tổn thất tại vị trí đĩa van.
  • Kích thước của van thì có giới hạn và cái này phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Hướng dẫn điều chỉnh áp suất đầu ra van giảm áp

Thông thường, van giảm áp sẽ được thiết lập giá trị áp suất đầu ra ở mức 3 – 5 bar. Nếu quý khách muốn điều chỉnh áp suất đầu ra khác với mức được thiết lập dưới đây là hướng dẫn chi tiết.

  • Đầu tiên, đóng toàn bộ các thiết bị được lắp đặt phía sau van điều áp bên trong hệ thống.
  • Tiếp theo, để theo dõi và điều chỉnh được giá trị áp suất nên lắp đặt thêm thiết bị cảm biến áp suất tại cửa ra.
  • Tháo lắp phần núm – vít điều chỉnh và dùng cờ lê nới lỏng các đai ốc , bu long xung quanh van.

Hướng dẫn điều chỉnh áp suất đầu vào van giảm áp

  • Tiếp tục dùng tua vít 2 cạnh để xoay điều chỉnh tăng giảm áp. Cụ thể nếu muốn giảm giá trị áp suất thì xoay ngược chiều kim đồng hồ, nếu muốn tăng thì vặn cùng chiều kim đồng hồ.
  • Cuối cùng, khi đã thiết lập được giá trị mong muốn thì tiến hành vặn chặt bu lông và đóng nắp chụp lại.

Lưu ý: Để điều chỉnh áp suất được chuẩn xác quý khách nên lắp đặt thêm đồng hồ đo áp suất để quan sát và theo dõi.

Ứng dụng của van giảm áp

Với chức năng điều chỉnh, cân bằng áp suất hiện nay van giảm áp là thiết bị được lắp đặt phổ biến và thông dụng tại nhiều hệ thống: nước, khí, hơi nóng… Chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy loại van này trên thực tế tại các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất. Cụ thể:

Ứng dụng van giảm áp trong thực tế

Ứng dụng van giảm áp trong thực tế

  • Trong máy nén khí mục đích giúp áp lực trong khoang chứa luôn ổn định, không vượt ngưỡng và người vận hành có thể điều chính, thay đổi theo nhu cầu.
  • Trong hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước sạch, nước thải trong công nghiệp, nông nghiệp…
  • Trong hệ thống dẫn nhiên liệu: xăng, dầu, gas…
  • Trong sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…
  • Trong ngành công nghiệp sản xuất, khai thác khoáng sản…

Sự khác nhau giữa van an toàn và van điều áp

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều quý khách hàng đặt ra câu hỏi: “Van an toàn và van giảm áp khác gì nhau?”. Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn cho rằng 2 loại van này là một, chỉ khác nhau về tên gọi. Vì chức năng của 2 loại van này đều là dựa trên cơ sở thay đổi áp suất để bảo vệ van và hệ thống.

Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể:

Sự khác nhau giữa van giảm áp và van an toàn

Sự khác nhau giữa van giảm áp và van an toàn

  • Van an toàn: nhiệm vụ mở khi áp suất tăng đột biến vượt ngưỡng định mức. Mục đích bảo vệ hệ thống và van tránh bị quá tải có thể gây vỡ, hư hỏng. Cụ thể là cho phép một phần chất lỏng đi qua về thùng chứa.
  • Van điều áp: Như đã giới thiệu ở trên, trong hệ thống thủy lực sẽ có một giá trị áp suất định mức chung cho cả hệ thống. Thế nhưng, bên trong hệ thống lại có những bộ phận có khả năng làm việc ở mức áp suất định mức thấp. Và nhiệm vụ của van an toàn là được sử dụng để hạ áp suất xuống dưới mức yêu cầu.

Nói tóm lại: Van an toàn có nhiệm vụ ổn định áp suất tại cửa vào của van; và van giảm áp ổn định áp suất tại cửa ra của van.

Một số loại van giảm áp THP đang phân phối

Hiện nay, Tuấn Hưng Phát đang cung cấp các sản phẩm van giảm áp chính hãng FARG, Tunglung, Samyang. Đơn vị lưu kho sẵn hàng đầy đủ các chủng loại để phù hợp với các môi trường lưu chất khác nhau.

Van giảm áp nước

Van giảm áp - van điều áp là gì

Van giảm áp nước FARG DN40

Đúng như tên gọi môi trường chuyên dụng của loại van này chính là hệ thống cấp thoát nước sạch hoặc nước thải, nói chung là chất lỏng. Với thiết kế bằng chất liệu gang hoặc đồng mạ crom có đặc tính an toàn, chịu nhiệt, chịu lực tốt. Công dụng ổn định áp suất đầu ra từ đó góp phần giúp bảo vệ hệ thống và các thiết bị trong hệ thống.

Van giảm áp hơi

Van giảm áp hơi lắp bích YNV

Van giảm áp hơi lắp bích YNV

Môi trường chuyên dụng là hơi nóng tại các lò hơi, lò sấy có điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. Chất liệu cấu tạo chủ yếu là inox có độ bền, khả năng hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt và chống ăn mòn tốt. Tuy nhiên, với vật liệu inox nên về mặt giá thành so với các loại van khác sẽ cao hơn khá nhiều.

Van giảm áp thủy lực

Van giảm áp thủy lực DN100

Van giảm áp thủy lực DN100

Được thiết kế kích cỡ lớn từ DN50 trở lên, chất liệu gang, kiểu dáng kết nối lắp bích đảm bảo chắc chắn, an toàn. Môi trường ứng dụng: trong hệ thống cấp thoát nước, PCCC… Cụ thể được lắp đặt tại các trạm bơm, trạm thủy điện với nhiệm vụ ổn định áp suất đầu ra giúp hệ thống vận hành ổn định, hiệu quả.

Một số lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng van giảm áp

Để van giảm áp được hoạt động và tuổi thọ lâu dài sẽ gặp được một vài sự cố như: van hư hỏng, kẹt hoặc hoạt động không tốt. Vì vậy mà ta cần bảo trì thường xuyên. Và trong quá trình bảo dưỡng thì ta cần chú ý đến một vài điểm sau:

  • Trong quá trình hoạt động van, ta nên kiểm tra thường xuyên xem van có hoạt động tốt không. Giúp nắm bắt trạng thái của van tốt nhất.
  • Thường xuyên kiểm tra mức áp suất, áp lực đầu vào và đầu ra.
  • Khi bảo dưỡng định kỳ thì nên tháo lắp và bảo dưỡng bên trong van. Cần phải làm sạch và loại bỏ những cặn ở bên trong.
  • Nếu van đang hoạt động thì gặp sự cố, ta cho hệ thống ngưng hoạt động và tháo van ra để sửa hoặc là thay thế.

Địa chỉ cung cấp van giảm áp chất lượng, uy tín

Công ty Tuấn Hưng Phát là một đơn vị chuyên cung cấp các dòng van giảm áp đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Khi mua hàng ở công ty chúng tôi, bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm, giá thành phù hợp nhất.

Với kho chứa hàng hơn 12000m2 nên chúng tôi có thể cung cấp đầy đủ các kích thước, mẫu mã và chất liệu khác nhau. Chính sách bảo hành lên đến 12 tháng. Và cung đầy đủ giấy tờ chứng nhận. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm. Bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline. Để đội ngũ kỹ thuật chăm sóc và tư vấn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày tốt lành!