Đồng hồ đo áp suất

Hiển thị tất cả 13 kết quả

Đồng hồ đo áp suất dùng để đo áp suất trong chất lỏng hay khí nén trong đường ống chính xác. Hiện dòng đồng hồ đã có sẵn mẫu mã, chủng loại và kích thước đẩy đủ tại Tuấn Hưng Phát. Cam kết hàng chính hãng, chất lượng, giá rẻ với đủ giấy tờ kèm theo.

Đồng hồ đo áp suất – Pressure Gauge là gì?

Pressure Gauge hay Pressure Gauge Manometer là gì?

Đồng hồ đo áp suất là thiết bị cơ học dùng để đo lường áp lực, áp suất nội tại hoặc chân không trong hệ thống chất lỏng – khí. Thiết bị này còn được gọi với tên khác: Áp kế, đồng hồ đo áp lực.

Đồng hồ đo áp suất Wise

Đồng hồ đo áp suất Wise

Sản phẩm này có tính chuyển đổi áp suất đi vào thành chuyển động kim. Từ đó, nó hiển thị chính xác giá trị đo trên thang đo được lắp sẵn trên mặt đồng hồ và ứng với giá trị áp lực đo được trên hệ thống.

Đồng hồ đo áp được cung cấp rất đa dạng mẫu mã – chức năng để phục vụ các nhu cầu đo đạc khác nhau.

Chức năng của đồng hồ áp suất

Về chức năng của đồng hồ áp suất, khi sử dụng sản phẩm này chúng ta sẽ thấy;

  • Đầu tiên là đo đạc áp suất bên trong hệ thống đường ống: bồn nước, lò hơi, lò sấy… múc đích giúp người vận hành theo dõi được chính xác áp suất trong quá trình vận hành.
  • Tiếp theo là kiểm soát, phát hiện sự cố kịp thời cho hệ thống nhờ sự tăng áp hay tụt áp bất thường.
  •  Theo dõi tình trạng vận hành của các thiết bị điều chỉnh áp suất: van giảm áp, van an toàn, van thủy lực…

Tóm lại, có thể thấy đồng hồ đo áp suất là thiết bị quan trọng, gần như không thể thiếu trong hầu hết các hệ thống. Vì như chúng ta đã biết áp suất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng an toàn của hệ thống.

Cấu tạo – nguyên lý hoạt động

Đồng hồ đo áp suất Wise

Đồng hồ đo áp suất Wise

Cấu tạo đồng hồ đo áp lực gồm các bộ phận:

▪ Thân – vỏ đồng hồ: bằng thép hợp kim, inox

▪ Mặt đồng hồ: thường bằng thủy tinh cường lực.

▪ Mặt hiển thị thông số: hiển thị thông số – dải đo lường của áp kế

▪ Kim đồng hồ

▪ Bộ truyền động: là bộ phân chính để đo đạc áp lực và truyền động kim đồng hồ chuyển động đến thông số áp lực tương ứng trên mặt hiển thị.

▪ Chân đồng hồ: gồm bộ phận kết nối (lắp bích, lắp ren) và ống dẫn lưu chất lên đồng hồ.

Kết cấu bộ truyền động gồm đầu bịt – bánh răng truyền động – lò xo hồi. Khi lưu chất chạy vào ống dẫn, đẩy đầu bịt (kết nối động với bánh răng), bánh răng (đầu còn lại kết nối với kim đồng hồ) chuyển động khiến kim đồng hồ chuyển động. Khi áp lực lưu chất giảm xuống (hay mất đi) Lò xo hồi đẩy bánh răng truyền động làm kim đồng hồ chuyển động ngược lại (đến 0 khi không có lưu chất chảy vào).

Phân loại đồng hồ đo áp suất

Phân loại đồng hồ đo áp suất

Phân loại đồng hồ đo áp suất

Vì trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều các chủng loại đồng hồ đo áp suất khác nhau. Nên quý khách hàng có thể dựa vào những phân loại dưới đây để lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với tiêu chí đề ra.

Dựa vào chủng loại đồng hồ

Đồng hồ đo áp suất có nhiều chủng loại đồng hồ khác nhau, nhưng điển hình và được sử dụng nhiều nhất vẫn là:

– Đồng đo áp suất dạng cơ (Đồng hồ đo áp suất Bourdon): Đây là đồng hồ đo áp suất dạng tiêu chuẩn với thiết kế đơn giản và được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.

– Đồng hồ đo áp 3 kim: Loại này sẽ có tới 3 kim để người sử dụng biết chính xác giới hạn của lực áp suất có thể đo được. Thiết bị có tiếp điểm điện để dễ dàng đóng ngắt tự động với những sản phẩm đã kết nối sẵn như: máy nén khí, máy bơm,…

– Đồng hồ đo áp suất màng: Sản phẩm này có sự khác biệt so với những loại đồng hồ đo áp khác chính là có 1 lớp màng ngăn cách giữa ống Bourdon với lưu chất. Từ đó, sẽ ngăn các tạp chất đi vào đồng hồ và tránh làm nghẽn ống dẫn khí.

– Đồng hồ đo áp có dầu: Với sản phẩm này sẽ có thiết kế mặt hiển thị chứa 1 lượng dầu Glyxerin. Qua đó sẽ đảm bảo độ chính xác khi đo và hiển thị giá trị trong những môi trường có lực va đập nhiều hay bị rung lắc.

– Đồng hồ đo áp suất không dầu: Đối với loại đồng hồ này thường sẽ dùng nhiều tại các hệ thống chân không, nước hay khí.

– Đồng hồ đo áp chân trước (Đồng hồ đo áp chân đứng): Thiết bị này thường sẽ được lắp tại những vị trí dễ nhìn thấy trên đường ống dẫn.

– Đồng hồ đo áp chân sau: Sản phẩm này có chân kết nối đặt phía sau lưng và dùng để kiểm tra áp suất âm tường hoặc lắp tại các vị trí cao, dưới sâu,..giúp việc theo dõi mức áp suất dễ dàng và đơn giản hơn.

Dựa vào thang đo (dải đo)

Với mức thang đo đa dạng của từng mẫu đồng hồ đo áp suất cũng giúp bạn dễ dàng lựa chọn được 1 thiết bị đo phù hợp. Cụ thể là:

  • Đồng đo áp chân không chỉ có dải đo âm: – 1 tới 0 bar; -100 tới 0 mbar,..
  • Đồng hồ đo áp chân không có cả thang đo âm và dương: – 1 đến 1 bar, – 0.1 tới 0.1 mbar,…

Dựa vào xuất xứ

Hiện nay trên thị trường có có nhiều nước sản xuất dòng đồng hồ đo áp suất. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, nhà sản xuất sẽ có những cách thức hoạt động khác nhau.

Đồng thời mức giá cả, độ bền và chất lượng cũng có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt. Vì thế, trước khi mua hàng, bạn cần cân nhắc thật kỹ các yêu tố trên để chọn được 1 thiết bị đáp ứng tốt yêu cầu của mình.

Các loại đồng hồ đo áp đang có mặt trên thị trường Việt Nam có thể kể tới như:

  • Đồng hồ đo áp của Đức
  • Đồng hồ đo áp Nhật Bản
  • Đồng hồ đo áp Hàn Quốc
  • Đồng hồ đo áp của Ý
  • Đồng hồ đo áp Đài Loan
  • Đồng hồ đo áp Ấn Độ
  • Đồng hồ đo áp Trung Quốc

Hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chính xác

Tùy thuộc vào từng dòng cơ hay điện tử khác nhau mà chúng ta sẽ có cách đọc khác nhau. Cụ thể là:

Đối với dòng đồng hồ đo áp dạng cơ

Để đọc chính xác giá trị đo trên đồng hồ đo áp không hề khó. Các bạn chỉ cần quan tâm đến đến giá trị mà kim đồng hồ chỉ ra kết hợp với đơn vị đo thích hợp. Khi áp suất về dạng chân không thì kim sẽ chỉ vào điểm 0 (Điểm cao nhất trong thang đo).

Khi kim đồng hồ nằm tại vị trí X có thể hiểu là áp suất có giá trị X kết hợp với đơn vị đo. Tiếp tục, kim sẽ nằm tại các điểm vị trí khác nhau khi mà áp lực hút càng lớn thì kim sẽ chuyển dần về phía bên trái của đồng hồ.

Cụ thể là: Khi kim đồng hồ đo áp suất đang ở tại vị trí thang đo màu đỏ 0.8, còn thang màu đen là -0.08. Khi đó bạn có thể đọc hiểu là đồng hồ đo áp suất chân không này đang có giá trị là 0.08 Mpa hoặc 0.8kg/cm2.

Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất dạng cơ

Đối với dòng đồng hồ đo áp dạng điện tử

Đồng hồ đo áp suất điện từ là thiết bị có tính chính xác, giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi kết quả nhanh chóng, chính xác nhất. Cách đọc của loại đồng hồ này không có gì là quá phức tạp. Các bạn chỉ cần quan tâm đến một vài thông số quan trọng sau đây:

  • Đơn vị đo: Đây là ký hiệu đo được quy định cho từng sản phẩm. Nó thường được hiển thị rõ ràng trên mặt đồng hồ hay tại thông số kỹ thuật của thiết bị đo.
  • Mặt hiển thị: Tại đây, chúng sẽ hiển thị chính xác giá trị đo của thiết bị bằng số. Đây cũng chính là kết quả cuối cùng mà bạn thu được khi đo.

Cụ thể hơn là: Đồng hồ đo áp suất điện tử hiển thị thông số -750 Kpa. Như thế, chúng ta sẽ đọc giá trị đo chính xác của hệ thống là -750 Kpa.

Bên cạnh đó, có một số lại đồng hồ điện tử có thể hiển thị 3 đơn vị đo khác nhau. Khi ấy, người dùng có thể đọc kết quả đo được trên màn hình đó là: Áp suất chân không đo được là: 3,323 Pa sẽ tương đương với giá trị 2,485×10^-2  = 3,323×10^-2 Mbar.

Cũng có một vài loại đồng hồ đo áp điện từ không có đơn vị đo tự chọn mà chúng sẽ hiển thị bằng đèn xanh. Và thường thì chủng loại này sẽ có 2 đơn vị đo cơ bản là: bar và mbar. Có thể hiểu đơn giản thông qua ví dụ sau: Kết quả đo được giá trị 13,1 mbar thì các bạn hoàn toàn có thể quy đổi thành 13,1×10^-3 bar.

Cách đọc đặc điểm của đồng hồ đo áp suất

Mỗi dòng đồng hồ sẽ có thiết kế khác nhau. Nhưng nhìn chung lại thì sản phẩm này đều có những đặc điểm chung sau:

Dải đo

Dải đo hay còn biết đến với tên gọi khác là thang đo. Đây là mốc giúp người dùng biết giá trị lớn nhất của thước đo áp thông thường. Và mỗi dải đo sẽ có mốc hiển thị khác nhau (tùy thuộc vào từng model sản phẩm.

Và bạn cần lưu ý rằng khi chọn đồng hồ đo áp nên chọn loại có hiệu suất đạt khoảng 70% để thiết bị hoạt động hiệu quả và có tuổi thọ cao nhất. Các bạn nên lựa chọn cao như vậy là do trên thực tế không một thiết bị nào có thể hoàn thành với hiệu suất 100% được.

Đơn vị đo

Đơn vị đo áp suất có rất nhiều đơn vị khác nhau như: Bar, mbar, kg/cm2, psi, kpa, cmHg, atm,… Tất cả những sản phẩm đấy đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định. Và mỗi khu vực sẽ có thói quen sử dụng khác nhau và tùy thuộc vào từng hãng để chọn loại đơn vị thường dùng để in trên mặt đồng hồ. Chẳng hạn như ở các nước thuộc Châu Âu thường sử dụng bar và Psi nhiều hơn. Còn các nước Châu Á sẽ dùng Kg/cm2 và Nhật Bản hay dòng đơn vị Mpa,.

Theo đó, thiết bị đo áp sẽ được phân phối đến các khu vực thường dùng đơn vị phổ biến đó. Điều này vừa dễ phân phối cho các nhà máy, khu công nghiệp, vừa dễ lựa chọn hơn. Đối với một số loại đồng hồ áp suất chỉ dùng 1 dãy đo hoặc 2 – 3 dãy trên cùng 1 thiết bị. Chúng sẽ được ký hiệu với màu sắc khác nhau để giúp người dùng dễ dàng phân biệt.

Đồng hồ đo áp suất

Các đơn vị đo đồng hồ đo áp suất khá đa dạng và phong phú

Ký hiệu cấp chính xác

Ký hiệu cấp chính xác là CCX (Cơ sở tính sai số) của thiết bị đo áp. Và tùy thuộc vào từng ứng dụng đo mà lựa chọn loại đồng hồ có sai số thấp hay chỉ đo áp thông thường. Đồng hồ đo áp có ký hiệu cấp chính xác càng thấp thì giá sản phẩm sẽ càng cao. Bởi các chi tiết được lắp đặt bên trong đã được thiết kế và gia công đặc biệt. Thêm vào đó, nó còn có vạch chia rất nhỏ.

Mỗi hãng sẽ có ký tự khác nhau. Chẳng hạn như thương hiệu Yamaki – Đài Loan thường là KI 1.0, KI 1.6, Wika thường là CL 1.0, CL 1.6, CL 0.25. Hoặc thương hiệu Fantinelli hay dùng acc 1.0, acc 1.6,… Và mỗi chữ được in trên đồng hồ đều mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu máy móc cần sử dụng đến loại dải đo được chia nhỏ thì nên sử dụng các loại đồng hồ đo áp với ký hiệu cấp chính xác thấp.

Vật liệu sản xuất đồng hồ 

Hầu hết các sản phẩm đồng hồ đo áp thường có nhiều kiểu sử dụng nhiều trong các hệ thống hiện nay. Ví dụ như:

  • 100% inox 
  • Vỏ inox – chân ren đồng và ống bourdon
  • Vỏ thép – chân ren và ống đồng.

Ngoài ra, cũng có một số loại đồng hồ sử dụng nhựa PP, Kynar,.. Được dùng trong các môi trường có tính yêu cầu cao về mặt môi trường làm việc vì mục đích an toàn.

Trên mặt in của thang đo hay ghi 2 bộ phận quan trọng nhất là: Bourdon và chân kết nối có thể kể đến như: inox 316, inox 316L, Brass, Ansi 316,… Cần chú ý rằng đối với những dòng môi chất có độ ăn mòn cao thì không nên sử dụng vật liệu đồng.

Nguồn gốc – xuất xứ

Có một số loại đồng hồ thường sẽ được ký hiệu trên mặt hiển thị như: Made in Japan, Italia, Taiwan, Germany,…Cũng có một vài kiểu không in thông tin này trên mặt đồng hồ. 

Cần lưu ý rằng, trên thị trường có rất nhiều loại in trên mặt với nguồn gốc khá mập mờ. Nó chỉ ghi Japan, Korea, Taiwan, Holland, France,.. Mà bỏ đi cụm từ “Made in”. Đối với sản phẩm này thì các bạn cần chú ý nhiều hơn để tránh các rủi ro khi mua hàng khi mà “giá thì Châu Âu” mà chất lượng chỉ nằm ở công nghệ của các nước như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,…

Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng không nên quá hoang mang. Bởi với mỗi mục hàng hóa luôn có đi kèm theo là mã code quốc tế. Từ đó, giúp bạn trích xuất nguồn gốc hay xuất xứ sản phẩm dễ dàng. Số này sẽ được in hẳn trên mặt hay khắc tia laser trên thân hoặc in trên nhãn mác của hộp giấy.

Đường kính mặt đồng hồ

Hiện nay, sản phẩm đang có các kích thước tiêu chuẩn như sau:

  • 50mm tương đương 2’
  • 63mm tương đương 2.5’
  • 100mm tương đương 4’
  • 150mm tương đương 6’

Ngoài ra, những nơi có vị trí quan sát cao hoặc xa thì nên lựa chọn đồng hồ có đường kính mặt lớn để dễ dàng quan sát các giá trị đo dễ dàng, chính xác.

Kích thước chân ren

Kích cỡ chân ren phổ biến có thể kể đến như: ⅛’, ¼”, ⅜’ và ½’. Trong đó, kích cỡ chân ren sẽ có 2 kiểu cơ bản là: NPT và BSP.

Ứng dụng của đồng hồ áp suất

Đồng hồ đo áp suất 3 kim

Đồng hồ đo áp suất 3 kim

Đo áp lực nước – hơi nước – khí nén

Với đồng hồ đo áp lực nước, khí nén có thể sử dụng các sản phẩm thông dụng chân đồng, mặt thép (chịu tối đa 85 độ C). Nếu nhiệt độ nước trên 65 độ C, Chúng tôi khuyên lắp thêm Siphong giảm nhiệt để đản bảo tuổi thọ của đồng hồ. Với môi trường hơi nước cần sản phẩm chuyên dụng chịu nhiệt với chất liệu inox.

Đồng hồ đo áp suất gas

Là dòng áp kế có công nghệ chống cháy nổ tiêu chuẩn ATEX giúp đảm bảo an toàn. Đây cũng chính là điều kiện bắt buộc với hầu hết các hệ thống trên thị trường hiện nay.

Đồng hồ đo áp suất nước biển

Sử dụng nhằm giám sát áo suất trong đường ống được đi dưới đáy biển. Đồng hồ phải đồng thời đáp ứng yêu cầu: chống ăn mòn – chịu áp lực, chống nước (của môi trường dưới đáy biển)

Đo áp suất axit và các hóa chất khác

Thường sử dụng loại đồng hồ đo áp suất màng: có khả năng chống ăn mòn, trang bị thêm màng bảo vệ bằng teflon.

Đo áp suất dầu thủy lực

Thường dùng những loại đồng hồ có dải đo lớn: 100bar, 150bar…

>> Xem thêm: Đồng hồ đo lưu lượng

Đồng hồ đo áp suất chân không

Sử dụng loại đồng hồ đo áp lực hút, có dải đo từ -1 đến 4, 6, 10…

Những lưu ý khi lựa chọn áp kế

Đồng hồ chênh áp phòng sạch

Đồng hồ chênh áp phòng sạch

▸ Lưạ chọn dải đo (thang đo) của đồng hồ cho phù hợp. Điều này đảm bảo độ chính xác đo đạc. Ví dụ: áp lực lưu chất chỉ từ 0 – 10 bar, Chúng ta lắp đồng hồ có dải đo từ 0 – 100 bar; sẽ lãng phí mà kết quả đo đạc không được chính xác.

▸ Kiểu kết nối với đường ống phải phù hợp: Dạng mặt bích hay lắp ren. Với lắp ren, chân ren phổ biến: 1/4PT ~ ren 13mm; 3/8PT ~ 17mm; 1/2PT ~ 21mm. Với lắp bích, tiêu chuẩn bích kết nối là gì? BS, JIS, DIN, ANSI,…?

▸ Dạng chân đồng hồ: Điều này tùy vào nhu cầu và vị trí lắp để tiện việc theo dõi áp suất. Có các dạng chân: Chân đứng, chân sau, chân đứng có vành, chân sau có vành.

▸ Chủng loại đồng hồ đo áp: Như đã nói phía trên, ở mỗi môi trường khác nhau, chúng ta cần lựa chọn chủng loại đồng hồ phù hợp. Đặc biệt, nếu môi trường rung lắc khiến đồng hồ rung lắc; làm kim đồng hồ bị tác động không chính xác. Các bạn nên sử dụng loại đồng hồ mặt dầu để đảm bảo độ chính xác.

▸ Đường kính mặt đồng hồ phù hợp để tối ưu nhu cầu sử dụng và chi phí. Loại đường kính mặt càng lớn dễ quan sát nhưng giá thành cao hơn. Các kích cỡ mặt đồng hồ phổ biến tại thị trường như: D40mm, D50mm, D60mm, D75mm, D100mm,….

Hy vọng với những thông tin về đồng hồ đo áp suất mà chúng tôi nêu trên đã giúp quý bạn đọc hiểu hơn về sản phẩm này. Đồng thời, nếu bạn có nhu cầu nhận báo giá đồng hồ đo áp suất chi tiết hay đến xem hàng trực tiếp tại kho. Hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!