So sánh van bi và van bướm chi tiết

Tìm hiểu về van bướm và van bi

Van bi (Ball Valve)

Van bi là thiết bị có cấu tạo đặc biệt với phần đĩa van có dạng viên bi rỗng, được đục lỗ xuyên tâm nhằm cho phép hoặc ngăn chặn chất lỏng đi qua đường ống dẫn. Bi van được làm bằng kim loại, có trọng lượng nhẹ, khả năng xoay tròn ở góc 90 độ linh hoạt. Khi lỗ xuyên tâm của bi van nằm song song với dòng chảy, van sẽ mở cho phép lưu chất đi qua, khi lỗ xuyên tâm nằm vuông góc tức van đóng, chặn cửa van này, ngăn chặn chất lỏng đi qua.

Ngoài ra có thể mở van ở góc nhỏ hơn 90 độ để điều tiết và kiểm soát lưu lượng chất lỏng dễ dàng hơn. Hoặc sử dụng các loại bi van có thiết kế khác nhau để điều chỉnh hướng dòng chảy như van bi 3 ngã, van bi 2 ngã…

cau tao van bi

Cấu tạo van bi

 

Thông số sản xuất của van bi

  • Size van bi: Có nhiều kích thước khác nhau từ DN10 đến DN600 tương đương với phi 17mm đến phi 558mm, tương thích với nhiều đường ống, hệ thống máy bơm trong lĩnh vực dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Chất liệu chế tạo van bi: Thân van bi được làm chủ yếu từ inox, gang, nhựa, đồng. Đĩa van làm từ inox, thép không gỉ chống chịu tốt, trục van sản xuất bằng inox, thép nguyên khối chống ăn mòn, chống oxy hóa, gioăng làm kín chế tạo từ teflon, PTFE, EPDM có độ đàn hồi cao, bảo vệ van và chống rò rỉ chất lỏng.
  • Phương thức vận hành: Thiết bị này có nhiều kiểu vận hành khác nhau như tay gạt, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén hoặc kết hợp điều khiển tay gạt với điều khiển điện hoặc tay gạt với điều khiển khí nén.
  • Phương thức kết nối: Van bi có 2 dạng kết nối phổ biến là ren và mặt bích. Kiểu kết nối ren thường được dùng cho đường ống có kích thước nhỏ, áp lực làm việc thấp, kết nối mặt bích là sử dụng thêm bulong để cố định van bi với đường ống. Kiểu kết nối này dùng cho đường ống size lớn, áp suất làm việc lớn giúp tạo hệ thống ổn định, van hoạt động chắc chắn hơn.
cac loai van bi dien

Các loại van bi điện

XEM THÊM:

Ưu nhược điểm của van bi

  • Van bi có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 250 độ C và áp lực làm việc từ PN16 đến PN40 có thể hoạt động tốt trong hệ thống lò hơi, nồi hơi, môi trường nước, khí nén…
  • Bi van có thiết kế đa dạng, nhiều kiểu khác nhau như full port, v port, reduced port…Cấu tạo của bi van sẽ tác động trực tiếp đến chức năng điều tiết lưu lượng chất lỏng chảy qua van, tốc độ dòng chảy, năng suất làm việc.
  • Chất liệu chế tạo van bi như gang, thép, inox, nhựa, đồng…có khả năng chống chịu tốt, độ bền vượt trội. Với mỗi loại chất liệu sẽ có tính chất khác nhau và hoạt động tốt trong từng điều kiện cụ thể nên cần xác định rõ hoặc liên hệ với nhân viên để được tư vấn, hướng dẫn chọn van bi phù hợp giúp nâng cao hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
  • Van bi có khả năng đóng mở nhanh chóng, độ chính xác cao, đảm bảo an toàn cho thiết bị, hệ thống. Hạn chế được tình trạng quá tải gây nổ, vỡ đường ống.
  • Với những môi trường có điều kiện khắc nghiệt như môi trường hóa chất, nhiệt độ cao nên sử dụng van bi điều khiển điện hoặc van bi điều khiển khí nén để vận hành van từ xa, đảm bảo được an toàn cho người vận hành. Hay những hệ thống sản xuất theo cơ chế tự động hóa.
  • Quá trình hoạt động van ổn định, chắc chắn, vận hành êm ái, tránh rung lắc, không tạo ra tiếng ồn lớn hay làm rò rỉ lưu chất trong quá trình hoạt động.

Hạn chế của van bi là không phù hợp sử dụng cho chất lỏng dạng bột, sệt như xi măng, sỏi bùn vì chất lỏng bám vào bi van rất khó làm sạch và gây ăn mòn, oxy hóa từ từ.

van bi nhua va van bi inox

Van bi nhựa và van bi inox

XEM THÊM:

Ứng dụng van bi

  • Nhà máy, xưởng sản xuất, chế biến lương thực phẩm.
  • Phòng đào tạo, nghiên cứu vi sinh, hóa chất.
  • Nhà máy thủy điện, trạm bơm, hệ thống cấp nước, đường ống dẫn nước sạch, nước sinh hoạt.
  • Hệ thống HVAC, hệ thống làm mát, điều hòa.
  • Nhà máy sản xuất giấy, bột giấy, chất tạo màu.
  • Hệ thống nhiệt điện, nhà máy nhiệt điện, lò hơi, nồi hơi.

Van bướm (Butterfly Valve)

Van bướm là loại van công nghiệp có cấu tạo van giống với hình con bướm. Với phần thân và đĩa van thiết kế tương xứng nhau giống cánh bướm, trục van giống thân con bướm kết hợp với thiết bị điều khiển được ví là giống đầu con bướm và râu bướm.

Van bướm là thiết bị thủy lực có chức năng đóng hoặc mở van để điều chỉnh lưu lượng của chất lỏng đi qua đường ống dẫn thông qua việc xoay chuyển góc đóng mở của đĩa van.

cau tao van buom

Cấu tạo van bướm

Thông số sản xuất van bướm

  • Kích thước sản xuất: Van bướm có dải kích thước đa dạng từ DN50 đến DN1000, cho phép kết nối với nhiều hệ thống đường ống có quy mô lớn nhỏ khác nhau.
  • Kiểu kết nối: Một số kiểu kết nối van bướm phổ biến là lắp bích, wafer, clamp, lug…Tùy vào điều kiện lắp đặt mà lựa chọn kiểu phù hợp bởi mỗi kiểu kết nối sẽ có ưu điểm riêng, giúp tạo ra hệ thống điều khiển chắc chắn, giúp van hoạt động ổn định tối đa công suất.
  • Thiết bị điều khiển: Được chia làm 2 dạng: Điều khiển thủ công tay kẹp hoặc tay quay, điều khiển tự động bằng điện hoặc khí nén. Lựa chọn phương thức điều khiển van bướm phù hợp giúp người vận hành tiết kiệm được chi phí và thời gian vận hành, vẫn đảm bảo được chức năng hoạt động của van đúng với mục đích lắp đặt.
  • Chất liệu van bướm: Vật liệu sản xuất ra van bướm đa dạng như gang, inox, nhựa…Mỗi loại van bướm sẽ có khả năng làm việc trong môi trường khác nhau, vậy nên cần xác định rõ môi trường, điều kiện khu vực lắp đặt để chọn chất liệu phù hợp. 
  • Khả năng làm việc: Thông số áp lực làm việc tối đa của van bướm từ PN10, PN16, PN26, nhiệt độ từ -20 – 180 độ C. Van bướm có thể chịu nhiệt tốt, chống chịu, chống va đập và chống nước hiệu quả.
cac kieu ket noi cua van buom

Các kiểu kết nối của van bướm

XEM THÊM: 

Ưu nhược điểm của van bướm

  • Van bướm có cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhẹ, dễ sử dụng, đa dạng kích thước và kiểu điều khiển nên có thể sử dụng van trong nhiều môi trường, khu vực lắp đặt khác nhau, đặc biệt những vị trí hạn chế, khó vận hành.
  • Thiết bị này được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như tiêu chuẩn DIN, ANSI, JIS, BS đảm bảo độ bền, tuổi thọ, chất lượng sản phẩm cũng như độ chính xác về thông số kích thước, độ dày, chiều cao, lỗ bulong.
  • Bộ phận gioăng làm kín được làm từ cao su teflon, PTFE có độ đàn hồi, co giãn tốt, tạo vòng đệm làm kín cho van bướm, đảm bảo được hiệu suất hoạt động, tránh rò rỉ chất lỏng.
  • Van bướm có đa dạng chất liệu, nhiều kích thước, kiểu kết nối thích hợp ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau, đáp ứng được mọi yêu cầu của người vận hành. 

Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng van bướm trong môi trường có áp suất làm việc cao, môi trường chứa chất lỏng như dầu nhớt, hơi nóng và cần thường xuyên vệ sinh van để giúp kéo dài tuổi thọ và tránh làm cặn bẩn bám vào đĩa van lâu ngày làm tắc nghẽn, ăn mòn thiết bị.

phuong thuc van hanh cua van buom

Phương thức vận hành của van bướm

Ứng dụng van bướm

  • Hệ thống đường ống dẫn nước, cấp nước sạch.
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Nhà máy sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm.
  • Ngành nghề tàu thuyền, khai thác khoáng sản, luyện kim.

XEM THÊM: 

So sánh sự giống và khác nhau của van bi và van bướm

Đây là 2 loại van công nghiệp khác nhau nhưng chúng có nhiều chức năng và đặc điểm giống nhau như sau:

Giống nhau

  • Van bi và van bướm đều thực hiện chức năng đóng hoặc mở để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng chảy qua đường ống dẫn và được lắp ở đầu ra hoặc đầu vào của đường ống.
  • Đều sử dụng các thiết bị điều khiển như: Tay gạt, điều khiển điện, điều khiển khí nén.
  • Chất liệu sản xuất van giống nhau, đều được làm từ inox, gang, nhựa, đồng, thép.
  • Cấu tạo cơ bản của van bi và van bướm đều có chung: Thân van, đĩa van, trục van, gioăng làm kín, bộ phận điều khiển.
  • Có thể sử dụng trong môi trường nước, khí nén, hơi, nhiệt.

Khác nhau

Thiết kế

Van bướm có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn hơn van bi. Với phần đĩa van cánh bướm dạng đĩa dẹt, còn van bi sử dụng viên bi bên trong thân van, có cấu tạo phức tạp hơn.

cau tao van bi va van buom

Cấu tạo van bi và van bướm

Chức năng

Van bi có khả năng kiểm soát lưu lượng chất lỏng chính xác hơn van bướm. Còn van bướm phù hợp để điều tiết chất lỏng, thực hiện nhiệm vụ cho phép hoặc ngăn chặn hoàn toàn chất lỏng đi qua đường ống dẫn.

Nguyên lý vận hành

Cơ chế hoạt động của van bướm là cánh bướm sẽ lật trái hoặc phải, còn van bi sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ góc 90 độ.

nguyen ly hoat dong van bi va van buom

Nguyên lý hoạt động van bi và van bướm

Kiểu kết nối

Phương thức kết nối van bi: Kết nối ren, hàn, dán, mặt bích, clamp, kết nối nén đẩy, rắc co.

Phương thức kết nối van bướm: Lắp bích, wafer, lug, clamp, 

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về van bi và van bướm khác nhau như thế nào. Hy vọng qua bài viết trên quý khách đã có thể phân biệt được 2 loại van này và có thể lựa chọn được loại van phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu còn thắc mắc nào khác, khách hàng liên hệ với Tuấn Hưng Phát theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất. Và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về van công nghiệp và thiết bị đo khác nhé.


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

  • Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline: 0915.891.666
  • Website: https://tuanhungphat.vn/
  • Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
  • Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
3/5 - (2 bình chọn)
Phạm Hằng
Xin chào! Rất vui vì bạn đã ghé thăm Tuấn Hưng Phát - Đơn vị cung cấp van công nghiệp uy tín trên thị trường. Ngoài hoạt động cung cấp, phân phối các sản phẩm van bi, van bướm, van khí nén, van điện chất lượng cao, chứng nhận đầy đủ, giao hàng nhanh. Chúng tôi còn chia sẻ những kiến thức hay về sản phẩm. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn có nhu cầu hay cần tư vấn nhé!!!
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan