Quy trình lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử tiêu chuẩn

Rate this post

Quy trình lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử theo tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và độ chính xác. Từ việc chuẩn bị đến kết nối và kiểm tra, mỗi bước được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả. Vậy cụ thể về cách lắp đặt đồng hồ nước điện tử ra sao thì mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

Quy trình lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử

Bước 1: Chuẩn bị

Để việc lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử trước hết các bạn cần chuẩn bị tốt khâu chuẩn bị. Các thiết bị cần dùng:

  • Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử (Lưu ý: Cần chú ý lựa chọn loại đồng hồ đo nước đúng với môi chất hệ thống đang dùng, để đảm bảo đồng hồ đọc chính xác mức lưu lượng đi qua dễ dàng.)
  • Bulong, ốc vít.
  • Cờ lê
  • Đường ống dẫn
  • Dây nối đất
  • Gioăng 
  • Mặt bích kết nối
  • Nguồn điện kết nối hoặc pin.
  • Đồ bảo hộ khi lắp đặt như: giày cách điện, găng tay, mũ cách điện và các thiết bị đảm bảo an toàn khác

Bước 2: Khoảng cách lắp đặt đồng hồ

Cần xác định chính xác khoảng cách lắp đặt đồng hồ giữa phụ kiện được lắp trên đường ống như (co, tê,..) và khoảng cách từ đồng hồ đến van. Điều này đảm bảo việc lắp đặt diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và quá trình sử dụng cũng đạt hiệu quả tốt nhất.

Cụ thể về khoảng cách của đường ống 

  • Khoảng cách từ đường ống nước với đồng hồ = 5 X DN
  • Khoảng cách từ đồng hồ đo nước với van = 3 X DN
  • Chiều cao giữa đồng hồ và đường ống dưới = h ≥ 2 x DN
Lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử

Chú ý đến khoảng cách lắp đặt đồng hồ với các phụ kiện đường ống, van

Bước 3: Vị trí lắp đặt

Việc tìm kiếm những vị trí lắp đặt đồng hồ phù hợp là cần thiết. Vì nó đảm bảo quá trình đo lưu lượng đi qua đạt tỷ lệ chính xác cao nhất và không bị loạn giá trị đo đạc. 

Đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ có thể được lắp đặt theo chiều ngang, dọc và xiên tùy theo nhu cầu. Nhưng cần chú ý những điều sau để đạt được hiệu suất tốt.

  • Vị trí lắp đặt cần đảm bảo đường ống dẫn lấp đầy 100% chất lỏng. Nếu để trống hoặc không đầy thì không nên lắp.
  • Vị trí đặt đồng hồ nên có đủ không gian xung quanh để việc lắp đặt và bảo trì dễ dàng.
  • Không nên đặt đồng hồ ở vị trí đường ống cao nhất hoặc đường ống có môi chất chảy từ cao xuống thấp. Như vậy sẽ làm gia tăng thêm áp lực, khiến thông số đo được không còn độ chính xác.
  • Đảm bảo không có điện/từ trường xung quanh đồng hồ đo nước.
  • Bộ chuyển đổi loại từ xa phải được lắp đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh không để nước mưa hoặc nước rơi vào.
  • Hướng dòng chảy của môi chất phải giống với hướng chuyển tiếp của đồng hồ đo nước.
  • Trục điện cực của đồng hồ được lắp đặt theo chiều ngang.
  • Cần có đoạn thẳng 5D ở đoạn đầu vào và đoạn ống dài 3D ở phía sau đồng hồ do từ trục của các điện cực.
  • Nên giảm các đường ống có góc côn nhỏ hơn 15 độ khi kích thước của đồng hồ đo lưu lượng và đường ống không giống nhau.
Lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử

Cần lựa chọn vị trí lắp đặt đồng hồ đo nước điện từ phù hợp để đảm bảo đo lường chính xác, bền bỉ

Bước 4: Lắp đặt đồng hồ nước điện từ

Vì đồng hồ nước điện tử có nhiều kiểu kết nối khác nhau. Nên trước khi lắp đặt cần quan sát xem thiết bị này cần lắp đặt kết nối như nào. Sau khi xác định kiểu kết nối sẽ tiến hành nối đồng hồ đo nước với đường ống dẫn.

  • Quá trình lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử khá đơn giản. Đặt đồng hồ nước điện từ vào 2 đầu kết nối của hệ thống. Sau đó, sử dụng bulong, ốc vít để siết chặt các vị trí kết nối. Tuy nhiên, khi siết bulong nên siết đều các bên để không làm chênh, gây lỏng lẻo và rò rỉ môi chất ra ngoài.
  • Chú ý nên lắp đúng chiều lưu chất đi qua theo chiều mũi tên in trên thân sản phẩm.
  • Và khi kết nối 2 đầu đồng hồ đo nước điện từ và đường ống lắp đặt nên bổ sung thêm gioăng làm kín. Điều này vừa giúp làm kín vị trí kết nối tốt hơn, vừa tránh tình trạng rò rỉ môi chất ra bên ngoài.
  • Đối với đầu điều khiển điện từ được kết nối với nguồn điện qua dây dẫn, các bạn cần chú ý đến nguồn điện áp sử dụng là 24V hay 220V. Tháo nắp đồng hồ để kết nối dây dẫn( dây nguồn, dây tín hiệu loại chống nhiễu, dây nối đất,…). Và phần dây dẫn nên bọc ống ruột gà để bảo vệ dây an toàn khi đồng hồ hoạt động.
  • Đối với dòng đồng hồ đo nước điện tử màn hình rời cần làm gọn dây dẫn. Qua đó, chúng cũng đảm bảo an toàn cho cả hệ thống và người vận hành tránh khói các rủi ro về chập, cháy điện. Cần quấn băng keo kín quanh các điểm nổi dây nguồn đầu vào và đầu ra. 
  • Bắt buộc khi kết nối dây điện cần kéo thấp xuống để tránh tình trạng nước mưa theo dây điện ngấm vào đồng hồ làm hỏng mạch điện, rò điện hay nhiễu điện. Từ đó có thể gây ra hậu quả khó lường.
  • Nên lắp đặt thêm các thiết bị khác phía sau đồng hồ như: van chặn, van điều khiển,..
Lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử

Cần chú ý đến các phụ kiện đi kèm như: gioăng, dây dẫn nối đất,…

Lưu ý: Để đảm bảo đồng hồ đo nước điện từ được điện thế tham chiếu OV cũng như hoạt động tốt, việc nối đất cần được hoàn thành nhanh chóng, để tránh ảnh hưởng của điện/từ trường. Nếu đường ống là dạng phi kim loại hoặc có lớp lót phi kim loại bên trong đường ống, nên thêm vòng nối đất hoặc điện cực.

Bước 5: Kiểm tra 

Cuối cùng là bước kiểm tra quá trình lắp đặt đồng hồ đo nước điện từ. Hãy thử cho đồng hồ hoạt động sau khi đã lắp đặt. Cấp nguồn điện để kiểm tra đồng hồ có hiển thị hay không, Khi có lưu lượng đi qua, kiểm tra các thông số tín hiệu được đồng hồ phát ra như: lưu lượng tức thời, lưu lượng tổng, xung, tín hiệu analog 4-20mA…

Nếu thấy các thông số hiển thị trên màn hình LCD hoạt động bình thường thì cho đồng hồ làm việc luôn. Trong trường hợp không thấy hiển thị gì thì nên cài đặt và lắp đặt lại đồng hồ để đảm bảo việc hoạt động tốt nhất.

>>> Ngoài cách lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ này, các bạn cũng có thể tham khảo thêm 3 bước lắp đặt đồng hồ nước tại nhà đơn giản ở đây!

Những lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử

Dưới đây là một vài lưu ý trong quá trình lắp đặt bạn cần biết, để đảm bảo các bước diễn ra suôn sẻ:

Lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử

Trong quá trình lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử cần chú ý nhiều đến vệ sinh đường ống

– Đồng hồ chỉ được lắp đặt khi trên đường ống đã hàn mặt bích tương ứng.

– Vệ sinh đường ống để loại bỏ các sỉ hàng và tạp chất.

– Lắp đặt đồng hồ lên đường ống, lắp ron làm kín giữa đồng hồ và mặt bích, lắp và siết đai ốc đều cho đến khi chặt.

– Tải trọng an toàn của thiết bị nâng và biện pháp bảo vệ phải tuân thủ các quy định liên quan. Không nên nâng đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ bằng hộp nối hoặc hộp đóng gói qua dây.

– Khi hàn hay cắt bằng nhiệt gần đường ống cần có biện pháp cách lý để ngăn ngừa hư hỏng do nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến lớp lót.

– Đảm bảo đường ống luôn đầy 100% và có chiều dài thẳng ỏ thượng/hạ lưu.

– Để tránh bong bóng cũng không nên lắp đồng hồ hướng xuống dưới.

– Nên lắp đặt thêm đường ống bypass để dễ bảo trì, bảo dưỡng hơn.

– Trong quá trình lắp đặt đồng hồ nên tránh gây va đập mạnh làm hư hỏng đến sản phẩm.

– Không nên lắp đồng hồ đo nước ở đầu vào của máy bơm.

Những lợi ích không tưởng khi lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử đúng cách

Khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử đúng cách bạn sẽ nhận về nhiều lợi ích to lớn như:

  • Đưa ra kết quả đo lưu lượng chính xác nhất.
  • Đồng hồ hoạt động ổn định, giúp gia tăng độ bền và tăng tuổi thọ cho thiết bị.
  • Đảm bảo tính an toàn cao, hạn chế tối đa tình trạng người sử dụng gặp rủi ro xấu khi làm việc.
  • Màn hình LCD hiện đại, thông minh, giúp người dùng đọc hiểu và theo dõi các chỉ số nhanh chóng, dễ dàng.

Mong rằng, với những thông tin về cách lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử mà chúng tôi đưa ra phía trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm này. Đồng thời, cũng đảm bảo quá trình hoạt động luôn ổn định, an toàn và đạt hiệu quả cao.

Hân Đỗ
Tôi là một cô nàng vui vẻ, nhiệt huyết, yêu đời và có kinh nghiệm trong ngành van công nghiệp vật tư ngành nước nhiều năm mong muốn mang đến những bài viết chất lượng cũng như năng lượng tích cực tới tất cả mọi người.