So sánh đồng hồ đo nước điện từ và đồng hồ cơ
Đồng hồ đo nước đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đường ống nước. Và hiện nay trên thị trường có 2 dạng đồng hồ nước điện từ và đồng hồ đo nước cơ. Vậy 2 dòng đồng hồ này có điểm gì giống và khác nhau? Ưu nhược điểm của từng loại như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
Khái niệm đồng hồ đo nước điện từ và đồng hồ cơ
Đồng hồ đo nước điện từ là gì?
Đồng hồ đo nước điện từ là thiết bị đo lường được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp cung cấp nước. Sản phẩm giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và đảm bảo độ chính xác. Đồng hồ tuân theo tiêu chuẩn GB/T778-2018.
Việc sử dụng vật liệu thép không gỉ, đồng hồ nước điện từ đảm bảo hoạt động tốt trong môi trường có độ ô nhiễm và ăn mòn cao. Thiết kế này phù hợp với môi trường sử dụng đồng hồ nước sinh hoạt.
Với cấu trúc thiết kế nhằm tránh mất áp suất và không gặp vấn đề hao mòn. Đồng hồ cũng cung cấp độ nhạy cao và hiệu suất đo vượt trội hơn so với các dòng đo nước khác.
Thông số kỹ thuật
– Thân: Nhôm đúc, thép, SUS304
– Kiểu kết nối: bích
– Tiếp điểm: SUS 316L, SUS316
– Điện áp: 220V
– Tín hiệu điện In: 4-20mA
– Tín hiệu điện out: 4-20mA
– Lớp lót đồng hồ: FEP, PTFE, lót cứng, SUS304
– Nhiệt độ: -10 đến 250 độ.
– Áp lực: 16 bar
– Sử dụng: nước, nước sạch,, nước tinh khiết, nước RO, nước thải, hơi
– Xuất xứ: Hansung – Hàn Quốc, Woteck – Đài Loan
– Chế độ bảo hành: 24 tháng
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Hiển thị thông tin chi tiết và chính xác bao gồm: lưu lượng tức thì, lưu lượng tổng và tốc độ dòng chảy.
- Tích hợp tín hiệu Analog 4-20mA truyền dữ liệu một cách thuận tiện về tủ PLC và máy tính.
- Có độ chính xác cao và sai số thấp.
- Đạt tiêu chuẩn IP67, giúp chống nước và bụi bẩn.
- Sử dụng các hợp chất chống ăn mòn như inox 316, thép carbon và gioăng làm kín bằng Teflon PTFE, nâng cao độ bền, độ ổn định cho sản phẩm.
Nhược điểm
- Giá đồng hồ nước điện từ cao hơn so với dạng cơ.
- Khi lắp đặt cần có người chuyên môn sâu rộng về tự động hóa.
- Đồng hồ chỉ hoạt động khi được cấp nguồn điện.
- Mặc dù có khả năng chống nước theo chuẩn IP67, đồng hồ không được phép ngâm dưới nước.
Đồng hồ nước dạng cơ là gì?
Đồng hồ nước dạng cơ là thiết bị đo, đếm và thống kê lượng nước đầu vào và đầu ra. Cấu tạo tương đối đơn giản gồm: thân đồng hồ và bộ đếm.
- Phần thân thường sử dụng các vật liệu như: gang, thép, đồng, inox, có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn.
- Phần bộ đếm có chứa các thành phần như: bộ cảm biến, hộp số, tuabin hoặc cánh quạt. Chúng được dùng để nhận biết lượng nước đã đi qua và hiển thị lên mặt đồng hồ.
Đồng hồ đo nước dạng cơ chủ yếu được ứng dụng trong việc kiểm soát lượng nước sinh hoạt tại các hộ dân sinh, chung cư và những khu vực yêu cầu theo dõi lưu lượng nước. Tuy nhiên, chúng ít được dùng trong các dự án công nghiệp. Bởi khi tốc độ của dòng nước có sự biến đổi cũng ảnh hưởng đến độ chính xác.
Thông số kỹ thuật
– Thân: gang
– Kiểu kết nối: lắp ren, lắp bích BS
-Cấp độ chính xác: Cấp A, Cấp B
– Mặt hiển thị số: 99999
– Áp lực làm việc: PN16
-Nhiệt độ làm việc: max50 độ
– Kiểu: Woltman Turbo
– Tiêu chuẩn: ISO 4064
– Xuất xứ: Woteck – Đài Loan, Pmax – Malaysia, Zenner – Đức
– Chế độ bảo hành: Từ 12 – 24 tháng
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Chi phí đầu tư ban đầu ở mức thấp.
- Phù hợp để sử dụng trong môi trường nước sạch hoặc nước thải đã qua xử lý.
- Chế tạo từ các vật liệu như gang, inox, đồng với độ bền cao.
Nhược điểm
- Tăng chi phí nhân công để thực hiện kiểm soát và kiểm tra từng đồng hồ hàng tháng.
- Đồng hồ, sau thời gian sử dụng, có thể giảm khả năng đo chính xác do quá trình ăn mòn.
- Yêu cầu kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo đồng hồ không bị tắc nghẽn bởi rác thải, cặn, hoặc bẩn, góp phần duy trì khả năng làm việc của đồng hồ.
So sánh đồng hồ đo nước điện từ và đồng hồ cơ
Điểm giống nhau
Đều dùng để đo dòng môi chất đi qua và không thể đo tốt trong các môi trường có chứa: chất khí, hơi, lưu lượng chất lỏng có lượng khí lớn.
Điểm khác nhau
Đồng hồ đo nước điện từ | Đồng hồ đo nước dạng cơ |
Hiển thị đầy đủ các thông số: đo lưu lượng tức thời, đo lưu lượng tổng, tần số dòng chảy,.. | Chỉ hiển thị số m3 đi qua. |
Tính chính xác không bị ảnh hưởng bởi: mật độ, áp suất, nhiệt độ, độ nhớt môi chất,.. | Thay đổi nhỏ trong dòng chảy có thể gây ảnh hưởng kết quả đo được của đồng hồ. |
Sử dụng vật liệu chống ăn mòn tốt. | Phủ 1 lớp epoxy bên ngoài và có thể dùng trong thời gian ngắn. |
Dễ bị nhiễm từ từ bên ngoài. | Không chịu ảnh hưởng bởi điện từ. |
Hoạt động dựa vào nguồn điện 24v, 220v, 380v | Hoạt động dựa vào tác động trực tiếp từ dòng chảy lên trên tuabin/cánh quạt và hiển thị lên trên bộ họp số. |
Sử dụng ổn định trong nhiều môi trường khác nhau không riêng gì ở nguồn nước. | Ít được ứng dụng trong môi trường có tính ăn mòn cao như: hóa chất, xăng dầu,… |
Giá thành cao nhưng đem lại hiệu suất làm việc tốt, đáp ứng nhiều yêu cầu trong công việc. | Giá thành rẻ nhưng bị hạn chế sử dụng trong một số trường hợp nhất định. |
Có thiết kế phức tạp, quá trình lắp đặt và sử dụng cần người có trình độ chuyên môn. | Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, quá trình lắp đặt và sử dụng dễ dàng. |
Không bị kẹt đường ống nếu có rác thải. | Dễ bị kẹt khi có rác thải trong đường ống. |
Kết nối đa dạng: clamp, bích, ren. | Có 2 kiểu kết nối là dạng lắp ren và lắp bích |
Độ bền cao, dễ dùng trong nhiều môi trường làm việc, | Được sản xuất riêng cho từng môi trường khác nhau. |
Kết nối trực tiếp với các thiết bị thông minh nhờ tín hiệu analog 4-20mA. | Không có khả năng kết nối với những thiết bị thông minh. |
Cấp độ bảo vệ IP67, IP68 | Không có cấp độ bảo vệ. |
Nên dùng đồng hồ đo nước điện từ hay đồng hồ cơ
Lựa chọn sản phẩm phù hợp là quyết định quan trọng đối với hệ thống sử dụng. Bởi lẽ, nó vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa đạt hiệu suất tốt khi dùng. Sau đây, THP sẽ đưa ra một vài gợi ý giúp việc lựa chọn dễ dàng hơn.
Khi thay thế đồng hồ đo nước cũ nên chọn sản phẩm mới thuộc cùng loại. Điều này tránh làm ảnh hướng đến đường dẫn và không gian hoạt động của hệ thống.
Tùy vào từng môi trường và ngành nghề cụ thể, việc lắp đặt đồng hồ mới cần phù hợp với yêu cầu công việc.
- Đối với những địa điểm như: nhà máy xí nghiệp sản xuất nước, xử lý nước thải hay nhà máy nước công nghiệp,… ứng dụng đồng hồ điện tử mang đến số liệu thống kê chính xác và hiệu quả cao.
- Ngược lại, trong trường hợp đo lường nhu cầu nước sinh hoạt tại các hộ dân sinh, chung cư,… sử dụng đồng hồ cơ giúp giảm chi phí và không gian hoạt động tối ưu nhất.
Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau, đáp ứng tốt các ngành nghề cụ thể. Dựa vào yêu cầu công việc, chúng ta sẽ chọn được sản phẩm phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả cao và thích hợp nhất với môi trường làm việc.
Những mẫu đồng hồ đo nước điện từ và đồng hồ cơ phổ biến
Đồng hồ nước điện từ
Đồng hồ đo nước điện từ Woteck
Woteck là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ đo lưu lượng nước tại Đài Loan. Chuyên cung cấp các dòng sản phẩm như: đồng hồ đo lưu lượng nước, xăng dầu, gas,.. Hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại các công ty, nhà máy sản xuất bia, rượu và ngành thực phẩm.
Đồng hồ đo nước điện từ Woteck đã nhận được sự đánh giá cao từ người sử dụng và các chuyên gia kỹ thuật, nhờ vào hiệu quả sử dụng xuất sắc. Điểm nổi bật gồm: độ sai số thấp, thiết kế đa dạng về chất liệu và kích thước. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương thích với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Đồng hồ đo nước điện từ Hansung
Đồng hồ nước điện từ của Hansung là sản phẩm đo lường nước được dùng phổ biến trong thị trường hiện nay. Với khả năng đo lưu lượng nước với mức chính xác tuyệt đối và sử dụng tại môi trường khác nhau. Qua đó, chúng nhận được sự đánh giá cao từ phía người tiêu dùng.
Hiện nay, Tuấn Hưng Phát đang là đơn vị hợp tác và phân phối độc quyền các dòng đồng hồ nước điện từ của 2 hãng: Hansung và Woteck. Vì thế, chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm chất lượng, chính hãng với giá thành phải chăng. Đồng thời, cung cấp đầy đủ các chế độ bảo hành dài hạn lên đến 24 tháng cùng nhiều chính sách hấp dẫn khác.
Đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ
Đồng hồ đo nước Woteck
Đồng hồ đo lưu lượng nước Woteck là sản phẩm xuất phát từ thương hiệu Woteck – Đài Loan. Sản phẩm giúp người dùng theo dõi, kiểm soát lượng nước đã sử dụng tiện lợi và người dùng cũng chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước.
Với thiết kế gọn nhẹ, đồng hồ nước Woteck trở thành một lựa chọn phổ biến trên thị trường Đông Nam Á. Hiện nó được ứng dụng nhiều tại các hệ thống cung cấp nước thải, nước sạch,…cho cộng đồng dân cư, khu đô thị, nhà máy sản xuất,…
Với mức giá hấp dẫn, khả năng chịu lực cao, độ bền tốt, là yếu tố quan trọng giúp thiết bị khẳng định vị thế trong lĩnh vực lắp đặt tại các dự án xây dựng dân dụng.
Đồng hồ đo nước Zenner
Đồng hồ đo nước Zenner là sản phẩm đo nước nổi tiếng trên toàn cầu, được sản xuất tại Đức. Với thiết kế chất liệu từ gang đúc, sản phẩm đảm bảo khả năng chịu áp lực và nhiệt độ cao.
Đồng hồ Zenner hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm: ngành cấp thoát nước, nhà máy công nghiệp, trạm cung cấp nước sạch và hệ thống đo lường nước sạch, nước thải.
Với giá thành hợp lý và khả năng chịu lực khi sử dụng, sản phẩm đo nước Zenner là sự lựa chọn tốt tới phía người tiêu dùng.
Đồng hồ đo nước Pmax
Đồng hồ đo nước Pmax là dòng sản phẩm cao cấp đến từ Malaysia. Sản phẩm được chế tạo trên các dây chuyền công nghệ hiện đại, với sự gia công chi tiết và tỉ mỉ, đảm bảo độ chính xác cao.
Các chi tiết kết hợp với nhau tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Đồng hồ Pmax được sử dụng rộng rãi trong việc lắp đặt và đo lường các hệ thống môi trường, bao gồm nước lạnh, nước thải, và thậm chí là nước nóng.
Những câu hỏi liên quan đến đồng hồ đo nước
Trong quá trình tìm hiểu và chọn mua đồng hồ có rất nhiều câu hỏi liên quan đến sản phẩm. Vậy đâu là những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
Vì sao nên lựa chọn đồng hồ đo nước điện tử
Đồng hồ đo nước điện từ được thiết kế với cơ chế vận hành theo nguyên tắc Faraday. Từ đó, mang đến kết quả đo chính xác cao, chất lượng. Đồng thời, sai số rất thấp ±0.5 nên được ứng dụng nhiều trong các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, xí nghiệp,…
Đồng hồ nước dạng cơ có điểm gì đặc biệt?
Đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ có kích thước từ nhỏ đến vừa, có thể lắp đặt với nhiều loại đường ống vừa và nhỏ. Việc lắp và vận hành cũng trở nên đơn giản hơn so với dòng điện từ. Giá thành cũng như chi phí lắp đặt tương đối rẻ.
Giá thành của 2 loại đồng hồ chênh lệch như thế nào?
Nhắc đến giá thành, đương nhiêu dòng điện từ sẽ cao hơn so với đồng hồ nước dạng cơ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng môi trường làm việc khác nhau, vị trí lắp đặt để chọn đồng hồ phù hợp nhất.