5 lỗi thường gặp van bướm điều khiển khí nén và cách xử lý

3/5 - (2 bình chọn)

Van bướm điều khiển khí nén là thiết bị van công nghiệp có khả năng điều khiển tự động từ xa. Khi nhận được áp lực khí nén từ 3 – 8 bar, cánh van bướm sẽ thực hiện chức năng đóng hoặc mở với một chu trình góc từ 0 đến 90 độ.

Van bướm khí nén có thiết kế đơn giản, cấu tạo chắc chắn dễ dàng sử dụng nên được ứng dụng rộng rãi, trong nhiều môi trường khác nhau như: Môi trường nước, môi trường hóa chất, nhiệt độ…

cac-loi-thuong-gap-van-buom-dieu-khien-khi-nen

Tìm hiểu các lỗi thường gặp ở van bướm điều khiển khí nén

5 lỗi thường gặp phổ biến khi vận hành van bướm điều khiển khí nén

Quá trình sử dụng van bướm điều khiển khí nén có thể gặp một số lỗi làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, tiêu tốn nhiên vật liệu, mất thời gian. Vì vậy quý khách cần kiểm tra bảo dưỡng, định kỳ để tránh xảy ra trường hợp không mong muốn, giúp van có tuổi thọ lâu hơn. Dưới đây là những lỗi thường gặp khi sử dụng van bướm khí nén bạn có thể tham khảo:

1. Bộ điều khiển khí nén không hoạt động

  • Bộ điều khiển khí nén không hoạt động sẽ làm ngưng lại quá trình vận hành van, vậy nên cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục sự cố sớm nhất. 
  • Đầu tiên bạn cần kiểm tra áp suất khí vào bộ giảm áp và bộ lọc khí đã đạt giá trị định mức yêu cầu hay không, rồi cài đặt lại áp khí phù hợp.
  • Tiếp theo kiểm tra xem van điện từ khí nén đã được cắm điện hay chưa và xem van điện từ có hoạt động bình thường hay bị hư hỏng. Nếu van điện từ hư hỏng, khí nén sẽ không thể đi qua van điện từ vào bộ truyền động. Tùy vào mức độ hư hỏng thực tế, bạn có thể sửa chữa hoặc thay thế van điện từ khí nén mới.
  • Nếu bộ điều khiển tốc độ điều chỉnh khí nén đầu vào được sử dụng, bạn cần kiểm tra xem khí nén có vào không và đã đạt đủ mức áp tối thiểu 3 bar để vào bộ truyền động hay chưa.
  • Kiểm tra bộ phận làm kín của bộ truyền động và dây dẫn khí xem có bị hở hoặc đứt không vì điều này có thể dẫn đến tình trạng bộ khí nén không hoạt động.
bo-dieu-khien-van-buom-khi-nen-khong-hoat-dong

Bộ điều khiển của van bướm khí nén không hoạt động

2. Van hoạt động nhưng không đủ momen xoắn

  • Kiểm tra xem các bulong ở hai đầu của bộ khí nén có bị lỏng không và điều chỉnh về mức ban đầu để xác định mức độ khí nén dẫn vào.
  • Nếu bạn thấy van bướm khí nén vẫn hoạt động đóng mở nhưng thời gian đóng mở bị chậm lại, biện pháp khắc phục là kiểm tra áp khí đầu vào và bộ điều khiển tốc độ khí nén vào van. Kiểm tra mức độ rò rỉ khí nén ra khỏi thân van và đường ống. Thông thường sau một thời gian sử dụng, gioăng đệm kín sẽ bị mòn, tạo ra độ hở nhất định làm hao hụt lượng khí nén, khiến các xilanh không còn hoạt động nhanh chóng.
  • Kiểm tra lò xo đàn hồi trong bộ khí nén để xác định mức độ đàn hồi và kiểm tra phần thân van bi xem có bị kẹt rác hoặc chất rắn cặn không vì điều này cũng có thể làm cho động cơ không đủ sức kéo.
loi-van-buom-dieu-khien-khi-nen-khong-du-momen-xoan

Lỗi van bướm điều khiển khí nén không đủ momen xoắn

3. Van bướm không mở hoặc không đóng

  • Áp suất khí nén cấp vào không đủ để thắng được lực mô-men xoắn của van bướm làm van vẫn duy trì trạng thái đóng hoặc mở. Khi đó, bạn cần tăng áp suất khí nén cấp vào bộ khí.
  • Quan sát áp suất khí nén đầu vào thông qua đồng hồ áp suất. Nếu bạn đã để mức áp 4 bar nhưng van vẫn chưa mở, hãy tăng áp suất khí nén lên 5 hoặc 6 bar. Lưu ý bạn chỉ được tăng mức áp tối đa theo bộ khí nén cho phép là 8 bar.
  • Nếu van điện từ khí nén (solenoid valve air) bị kẹt, dẫn đến khí nén không vào được xilanh, lúc này bạn nên thay thế một chiếc van điện từ khí nén khác.
  • Kiểm tra bộ truyền động của van bướm và bộ khí nén có khớp nhau tại điểm kết nối trục van dẫn đến tình trạng bộ khí đóng mở nhưng van vẫn dừng ở điểm đó.
loi-van-buom-dieu-khien-khi-nen-khong-dong-hoac-khong-mo

Lỗi van bướm khí nén không đóng hoặc không mở

4. Van bướm đóng mở không hòa toàn

  • Có một số trường hợp người dùng đã chủ động vặn ốc hãm hành trình trên bộ khí nén để điều chỉnh van bi mở một góc nhất định (tức là đóng hoặc mở không hoàn toàn). Ngược lại, đối với những trường hợp không có chủ đích nhưng van vẫn hoạt động như vậy có thể do một số nguyên nhân gây ra như sau:
  • Phần van bướm có thể bị vướng vật cứng, làm kẹt một phần xoay của bi van. Bạn cần kiểm tra và loại bỏ các chất cặn bẩn hoặc lắp đặt thêm một chiếc lọc chữ Y có lưới lọc nhỏ hơn để loại bỏ các chất rắn nhỏ hơn.
  • Thay đổi hành trình trên bộ điều khiển khí nén bằng cách điều chỉnh hai ốc hãm để tạo ra góc mở 90 độ cho từng hành trình.
  • Nguyên nhân có thể là do trục van bướm không vuông góc, khiến xilanh khí nén đóng hoặc mở hoàn toàn. Bạn cần kiểm tra và khắc phục hoặc thay thế bằng một thân van bướm mới.
loi-van-buom-dieu-khien-khi-nen-dong-mo-khong-hoan-toan

Lỗi van bướm điều khiển khí nén đóng mở không hoàn toàn

5. Bộ điều khiển khí nén hoạt động nhưng công tắc van không hoạt động

Trường hợp công tắc van không hoạt động thường xảy ra khi có vật thể làm lưu chất trong đường ống hoặc do chênh lệch áp suất quá lớn. Bạn cần kiểm tra lại và điều khiển áp suất phù hợp.

Hướng dẫn sử dụng van bướm điều khiển khí nén bền lâu

Lựa chọn van

Van bướm điều khiển khí nén có nhiều loại van, mỗi loại van sẽ có những ưu điểm khác nhau, phù hợp với từng môi trường lắp đặt và nhu cầu của người dùng. Chính vì thế để lựa chọn được loại van phù hợp quý khách cần tham khảo kỹ hoặc liên hệ với nhân viên tư vấn:

  • Van bướm inox điều khiển khí nén: Phù hợp sử dụng trong môi trường nước: Nước sạch, nước thải, môi trường có hóa chất nhẹ, nhiệt độ khoảng -10 – 180 độ C và hoạt động tốt trong môi trường gas và khí nén.
  • Van bướm nhựa điều khiển khí nén: Được sản xuất bằng chất liệu nhựa cao cấp, có đặc tính chống ăn mòn, chống oxy hóa tốt, van bướm nhựa điều khiển khí nén thường được sử dụng trong môi trường nước hoặc môi trường hóa chất có nồng độ cao.
  • Van bướm gang điều khiển khí nén: Được khuyến cáo chỉ nên lắp trong môi trường nước sinh hoạt, môi trường nước sạch, không chứa các chất ăn mòn và có thể sử dụng trong hệ thống dẫn khí làm lạnh nhà xưởng.
  • Van bướm thép: Sử dụng chất liệu thép có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt lên đến 350 độ C, van bướm thép sử dụng trong môi trường hơi nóng, có áp lực cao.
huong-dan-lua-chon-van-buom-dieu-khien-khi-nen-phu-hop

Hướng dẫn lựa chọn van bướm điều khiển khí nén phù hợp

Lựa chọn bộ điều khiển khí nén

Bộ điều khiển khí nén hay bộ truyền động khí nén hoạt động dựa vào áp lực khí nén tác động lên piston làm trục van chuyển động. Đây là bộ phận quan trọng giúp van có thể vận hành tự động nên khi chọn bạn cần chú ý những điều sau:

  • Lực kéo: Giúp chúng ta lựa chọn được đầu khí nén phù hợp với kích cỡ của van bướm. Lực kéo được đo bằng đơn vị N/m, mỗi loại sẽ có thông số khác nhau và được in rõ trên đầu bộ điều khiển và tài liệu catalog do đơn vị sản xuất cung cấp. Ví dụ bộ điều khiển khí nén KosaPlus AD50 lắp cho van bướm DN25…
  • Kiểu điều khiển: Van bướm điều khiển khí nén có 2 kiểu điều khiển là: Kiểu điều khiển On/Off hoặc kiểu điều khiển tuyến tính. Mỗi loại điều khiển này phù hợp với từng nhu cầu sử dụng vậy nên bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng van của mình, từ đó đưa ra phương án tối ưu và tiết kiệm nhất.
  • Các thiết bị đi kèm: Trong hệ thống van bướm khí nén có đi kèm các thiết bị hỗ trợ như: Van điện từ khí nén, công tắc hành trình, bộ điều khiển tuyến tính, thiết bị lọc khí nén…Các thiết bị này được lắp kèm với van và mỗi loại sẽ có nhiệm vụ riêng nhằm giúp van vận hành tốt, mang lại hiệu suất hoạt động cao.
lua-chon-bo-dieu-khien-khi-nen-haitima-chinh-hang

Lựa chọn bộ điều khiển khí nén Haitima chính hãng

Tham khảo thêm: 

Phương pháp bảo trì, bảo dưỡng van bướm điều khiển khí nén

  • Kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng van bướm định kỳ giúp hạn chế xảy ra các lỗi khi vận hành van, tiết kiệm được chi phí lắp đặt, sửa chữa và không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của van:
  • Kiểm tra bộ điều khiển khí nén, các linh kiện bên trong như: Gioăng làm kín, cánh van, ốc vít, trục van, đĩa van…
  • Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn, thiết bị đi kèm có bị hư hỏng, gãy nứt không.
  • Khi bảo dưỡng bạn cần tháo ra toàn bộ van và bộ truyền động khí nén, rồi làm sạch, loại bỏ các chất bụi bẩn, dầu nhớt bám vào. 
phuong-phap-bao-tri-bao-duong-van-buom-dieu-khien-khi-nen

Phương pháp bảo trì, bảo dưỡng van bướm điều khiển khí nén

Nên sử dụng van bướm điều khiển khí nén loại nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van bướm điều khiển khí nén, bạn cần xác định được mục đích lắp đặt hệ thống van để có thể chọn được loại van phù hợp.

Dựa vào môi trường, vị trí lắp đặt để lựa chọn chất liệu van bướm. Hay dựa vào khả năng đóng mở van để lựa chọn kiểu điều khiển On/Off hay tuyến tính.

  • Van bướm điều khiển khí nén On/Off có tốc độ đóng mở nhanh từ 1-2s cho một chu trình. Cánh van bướm có thể đóng hoàn toàn 0 độ hoặc mở hoàn toàn ở góc 90 độ nên nếu bạn không cần sử dụng loại van có thể điều chỉnh góc đóng mở thì loại van này rất phù hợp. 
  • Ngược lại van bướm điều khiển tuyến tính có thể đóng mở ở các góc khác nhau, giúp bạn có thể căn chỉnh được góc theo mong muốn, xác định được rõ lưu lượng lưu chất cần sử dụng, căn chỉnh được thời gian vận hành phù hợp.

Như vậy để có thể lựa chọn được loại van bướm điều khiển khí nén phù hợp quý khách cần tìm hiểu thật kỹ hoặc liên hệ với nhân viên tư vấn hỗ trợ bạn qua thông tin dưới đây:

  • CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
  • Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Website: https://tuanhungphat.vn/
  • Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
Thu Hiên
Xin chào! Rất vui vì bạn đã ghé thăm Tuấn Hưng Phát - Đơn vị cung cấp van công nghiệp uy tín trên thị trường. Ngoài hoạt động cung cấp, phân phối các sản phẩm van bi, van bướm, van khí nén, van điện chất lượng cao, chứng nhận đầy đủ, giao hàng nhanh. Chúng tôi còn chia sẻ những kiến thức hay về sản phẩm. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn có nhu cầu hay cần tư vấn nhé!!!

Bài viết liên quan