Tìm hiểu về chất liệu màng van điện từ & môi trường ứng dụng

5/5 - (10 bình chọn)

Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp – vật tư ngành nước. Hiện nay, đơn vị đang đại diện phân phối các sản phẩm van điện từ chính hãng Yongchuang Đài Loan, TPC Hàn Quốc, ODE Italia. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu một bộ phận quan trọng của van điện từ với chủ đề: “Tìm hiểu về chất liệu màng van điện từ và môi trường ứng dụng”. Kính mời Quý Vị cùng tham khảo!

Màng van điện từ là bộ phận được gắn với trục van và nhận lực từ trường từ cuộn coil để thực hiện nhiệm vụ đóng, mở. Trong van điện từ đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc, trong hoạt động đóng mở của van điện từ cho phép lưu chất đi qua. Vậy trong quá trình thiết kế, thi công, lựa chọn màng van điện từ cần lưu ý đến vấn đề nào để đảm bảo an toàn, hệ thống hoạt động hiệu quả không? Cùng tìm hiểu cấu tạo và những thông tin cơ bản về màng van điện từ qua bài viết dưới đây nhé!

Màng van điện từ là gì?

Màng van điện từ

Màng van điện từ

Màng van điện từ hay còn được gọi là màng chắn, màng ngăn điện từ,là bộ phận được thiết kế bằng chất liệu kim loại cứng. Màng chắn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng đóng mở, cho phép hoặc ngăn chặn dòng lưu chất đi qua van và được điều khiển dựa theo nguyên lý điện từ.

Về cấu tạo, màng van điện từ được thiết kế nằm bên trong thân van, quan sát bằng mắt thường rất khó để nhận biết. Cụ thể màng van sẽ được đặt phía dưới lò xo đàn hồi và bên trong trục van để dễ dàng chịu tác động từ bộ phận điều khiển, thực hiện nhiệm vụ đóng, mở van.

Về nguyên lý hoạt động, đối với loại van thường mở, ban đầu màng van sẽ ở vị trí đóng, ngăn không cho lưu chất đi qua. Khi được cấp điện vào cuộn coil sẽ sinh ra từ trường tác động lên lò xo và kèo màng van điện từ lên, cho phép lưu chất đi qua. Với van điện từ thường đóng thì ngược lại, ban đầu ở vị trí mở khi được cấp điện từ chuyển sang trạng thái đóng.

Phân loại màng van điện từ

Theo thống kê, hiện nay sẽ có 4 loại màng van điện từ phổ biến, được nhiều thương hiệu nổi tiếng ứng dụng vào sản xuất. Đó là NBR, EPDM, VITON, TEFLON. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm, nhược điểm, đặc tính và độ tương thích với các loại môi trường khác nhau. Cụ thể như sau:

Màng van điện từ MBR

Màng ngăn điện từ MBR là chữ viết tắt của cụm từ Membrane Bio-Reactor thường được dùng trong dòng van điện từ có cấu trúc hình tròn chữ O. Đặc tính của loại màng này là có khả năng chịu được mức nhiệt chất lỏng từ -18 độ C đến 80 độ C. Tuy nhiên lại thường xảy ra tình trạng tắc nghẽn khi sử dụng với lưu chất là chất lỏng. Vậy nên chỉ thích hợp trong môi trường khí nén, xăng, dầu nhẹ…

Màng van điện từ EPDM

Màng van điện từ EPDM

Màng chắn EPDM

Màng ngăn điện từ EPDM ( ethylene propylene diene monomer) được cải tiến hơn so với MBR về khả năng chống chịu áp lực lớn và nhiệt độ cao từ -20 – 150 độ C. Chính vì thế loại màng ngăn này có phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn, ngoài làm việc với các loại chất dẫn khí, gas còn có thể dẫn truyền nước nóng, hơi nước ở áp lực cao. Đặc biệt nhờ khả năng kháng tốt với các loại dung môi, axit loãng, kiềm loãng, hơi nước, ánh sáng mặt trời, tác động của tia ozon và làm việc được trong môi trường nhiệt độ cao. Song, loại màng chắn này được dùng phổ biến nhất ở van điện từ nước.

Lưu ý, theo khuyến cáo của nhà sản xuất không nên sử dụng EPDM trong môi trường tiếp xúc với các loại xăng dầu, dầu mỏ, mỡ, các hydrocarbon và khoáng chất oils.

Màng van điện từ VITON

Màng van điện từ VITON

Màng van điện từ VITON

Ưu điểm lớn nhất của màng ngăn VITON đó là có thể đáp ứng được những yêu cầu mà màng MBR và EPDM không ứng dụng được. Vì có tính kháng hóa chất tốt hơn và có mức nhiệt tối đa và tối thiểu VITON có thể hoạt động tốt là -20 độ C – 200 độ C, trong khi các vật liệu thông thường khác là 120 độ C.Màu sắc thường gặp là màu cam vàng , màu đen, màu nâu và màu xanh. Độ cứng của từng hỗn hợp nằm trong dải 60, 70, 75, 90. Ở nhiệt độ cao vượt ngưỡng thường hay bị cháy, vật liệu này phát sinh HF độc hại.

Do vậy, nên VITON được ứng dụng trong hầu hết các đường ống dẫn khí gas, chất lỏng, khí nén, xăng dầu…Tuy nhiên, so với các loại khác cao su Viton rất khó sử dụng, đòi hỏi các quy trình cán luyện hay lưu hóa riêng biệt. Và cũng bởi cấu trúc như vậy, nên Viton cũng là loại vật liệu đặc biệt hữu dụng cho các điều kiện khắt khe về dung môi, nhiệt độ và kháng mòn. Bên cạnh đó, Viton cũng là một vật liệu dùng cho các chi tiết làm việc trong môi trường tiếp xúc với thực phẩm

Màng van điện từ TEFLON

Màng van điện từ VITON

Màng van điện từ PTFE

Màng ngăn TEFLON hay còn được gọi là màng PTFE là một loại nhựa tổng hợp fluoropolymer của tetrafluoroethylene. Còn có 1 số tên gọi khác nữa của teflon: Syncolon,Fluon,Poly (tetrafluoroethene),Poly (difluoromethylene),Poly (tetrafluoroethylene). Đặc tính của Teflon là có độ bền cao, chịu được trong môi trường ma sát, có độ đàn hồi, kháng được hầu hết những loại hóa chất kể cả axit và bazo.

Thiết kế của màng được dát mỏng một lớp lưới bằng polypropylene có tác dụng tăng độ bền và khả năng chịu nhiệt độ cao 120 độ C, nhiệt độ hoạt động liên tục lên đến 270 độ C. Teflon PTFE là vật liệu hiện nay được ứng dụng phù hợp với hầu hết mọi lại chất dẫn lỏng, khí, dung môi ăn mòn như axit, kiềm…Với chức năng làm kín giữa các mặt bích hay kết nối giữa các mặt tiếp xúc kim loại với nhau.

Lưu ý khi lựa chọn màng van điện từ

Khi lựa chọn màng van điện từ để đảm bảo phù hợp với hệ thống, mang đến hiệu quả cao và đáp ứng được nhu cầu sử dụng một cách tốt nhất. Quý khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • 4 loại màng ngăn Teflon, Viton, EPDM, MBR phù hợp và được ứng dụng trong các môi trường khí, gas tự nhiên, xăng, chất lỏng như nước, rượu, sữa… trong các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất…
  • Môi trường khí ga thành phố, nước thải, dầu tinh chế, nitơ, các axit, hóa chất như Nitric axit, Sunfuric axit có thể sử dụng màng ngăn Vito, PTFE để đạt hiệu quả tốt, tuyệt đối không dùng MBR và EPDM.
  • Không thể sử dụng màng ngăn MBR trong môi trường lưu chất là hơi nước.
  • Không được sử dụng màng MBR, EPDM, Viton trong môi trường lưu chất amoniac, axit hydrochloric 10%.
  • Không sử dụng màng ngăn điện từ EPDM trong môi trường xăng, dầu, cồn, các hóa chất dễ cháy nổ như acetylene, acetone, ethanol, toluene, xylene, propane, methane, sodium hydroxide <20%, acetic acid…
  • Màng ngăn Viton không được sử dụng với lưu chất là aceton tránh những trường hợp nguy hiểm và hiệu quả không như ý muốn.
  • Màng ngăn PTFE sử dụng được hầu hết với các chất dẫn, không ngoại trừ như các Viton, EPDM hay MBR.

Phần tiếp theo: Lắp đặt van điện từ cho đúng cách

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.