Hướng dẫn lắp đặt van điện từ chi tiết, dễ thực hiện

3/5 - (2 bình chọn)

Van điện từ là loại van có cấu tạo đơn giản, rất dễ lắp đặt và vận hành nên được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hay sinh hoạt. Để phát huy tối đa tính năng của van, thì quy trình lắp đặt van đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn lắp đặt van điện từ chi tiết, dễ thực hiện mời bạn tham khảo:

lap-dat-van-dien-tu-dung-ky-thuat

1. Lựa chọn loại van điện từ phù hợp

Để lựa chọn được van điện từ phù hợp bạn cần xác định rõ các điều sau:

– Lựa chọn chất liệu van điện từ: Van điện từ đồng, inox, nhựa, gang.

– Tìm hiểu thông số kỹ thuật, kích cỡ, khả năng chịu nhiệt, áp suất trung bình, chênh lệch áp suất, điện áp nguồn cấp dao động AC + 10% ~ -15% hoặc DC + 10% ~ -10% để quá trình tháo lắp thuận lợi và dễ dàng hơn. 

– Xác định môi trường sử dụng van: Môi trường nước, khí nén, hơi.

– Xác định kiểu kết nối ren hay kết nối bích.

– Chọn cấu tạo van: Van điện từ trực tiếp, gián tiếp, bán trực tiếp, ba ngã.

cau-tao-van-dien-tu

– Tìm hiểu qua về cấu tạo của van điện từ gồm: Thân van, cuộn coil, piston, màng van, lò xo.

– Xác định dòng điện áp sử dụng: 12V, 24V, 220V, 380V.

– Lựa chọn sản phẩm chất lượng, chính hãng.

– Xác định thời gian đóng/mở của van.

– Sơ đồ mạch điện của van điện từ:

so-do-mach-dien-van-dien-tu

Xem thêm: Van bi điện, van bướm điện

2. Kiểm tra và vệ sinh hệ thống đường ống lắp đặt

– Kiểm tra hệ thống đường ống, vệ sinh sạch sẽ và không để tồn đọng lại lưu chất trong ống dẫn, ngắt dòng chảy lưu chất. 

– Vệ sinh đường ống: Rửa sạch đường ống trước khi kết nối với van điện từ , làm sạch các bụi kim loại, cặn vật liệu bịt kín và rỉ sét trong đường ống. Nếu môi chất có lẫn bụi và các tạp chất khác cản trở hoạt động của van điện từ thì nên lắp bộ lọc trong đường ống để giúp van hoạt động hiệu quả hơn

– Kiểm tra các mối nối có khả năng hoạt động không, có bị rỉ sét hay oxy hóa ăn mòn. Nếu bị hư hỏng cần thay mới tránh làm lây lan sang hệ thống van điện từ mới.

lap-dat-van-dien-tu-dung-ky-thuat

3. Xác định vị trí lắp đặt van điện từ 

– Lựa chọn vị trí lắp đặt van điện từ khô ráo, thoáng mát, đảm bảo cuộn dây điện từ thẳng đứng hướng lên và thân van nằm ngang và nằm trong đường ống so với mặt đất.

– Nếu van điện từ cần được lắp đặt trên đường ống thẳng đứng do hạn chế về không gian hoặc điều kiện làm việc, vui lòng thông báo trước khi đặt hàng, nếu không van điện từ có thể không hoạt động bình thường.

– Nên lắp van điện từ trong môi trường khô ráo, thoáng khí và sử dụng các dụng cụ làm mát, thoát nhiệt để van không bị nóng, quá tải trong quá trình sử dụng. Nếu môi chất có thể tạo ra “búa nước” thì phải chọn van điện từ có chức năng ngăn “búa nước” hoặc thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn búa nước.

xac-dinh-vi-tri-lap-dat-van-dien-tu

4. Lắp đặt cuộn coil điện từ 

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và lắp đặt cuộn coil đồng. Lưu ý không được kích hoạt cuộn coil khi chưa gắn chặt lên trên thân van và độ siết vừa phải để không làm ảnh hưởng đến việc hoạt động của piston, làm trờn ren và làm cuộn dây không quay hoặc không rung. Momen xoắn siết là 5 Nm.

– Điều chỉnh cuộn coil của van hướng lên trên rồi siết chặt van với hệ thống đường ống dẫn. Kết nối van điện từ với nguồn điện vào cuộn coil điện.

lap-dat-cuon-coil-dien-tu

Bài viết liên quan: Hướng dẫn lắp đặt van bi điều khiển điện đúng kỹ thuật

5. Tiến hành đấu nối dây điện 

– Tiến hành quấn vài vòng băng keo vào phần ren ống để kết nối với van nhằm mục đích làm kín ở phần kết nối, tăng độ khít và tránh làm rò rỉ lưu chất khi hoạt động.

Đối với kiểu kết nối ren

– Cần xoay van theo chiều ngược kim đồng hồ để kết nối van vào đường ống, lưu ý khi xoay tránh xoay quá chặt, đảm bảo vừa đủ thì dừng lại, việc siết quá chặt sẽ gây hỏng gioăng gây ảnh hưởng đến việc sửa chữa sau này.

van-dien-tu-ket-noi-kieu-ren

Đối với kiểu kết nối mặt bích

– Đối với các dòng van kết nối mặt bích thì đặt van vào giữa 2 đường ống sao cho các lỗ này đối xứng cho đồng đều, tiến hành đặt bulong vào tường lỗ và dùng đai ốc vặt lại cho chặt, dòng mặt bích này thường được sử dụng cho các đường ống có kích thước lớn từ Dn 50 trở lên.

– Lắp van điện từ vào đường ống sao cho chiều mũi tên in trên van để chỉ ra hướng dòng môi chất thuận với hướng dòng chảy của lưu chất, để van hoạt động bình thường, thuật chiều và khớp kín đúng kỹ thuật.

van-dien-tu-ket-noi-mat-bich

6. Vận hành van chạy thử

– Cấp điện vào hệ thống và cho chạy thử. Nếu van hoạt động bình thường, êm ái, không bị rò rỉ chất lỏng ra ngoài thì quá trình lắp đặt đã hoàn thành và thành công.

– Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra lại hệ thống trước khi bắt đầu vận hành để tránh những trường hợp hư hỏng xảy ra làm mất thời gian, tiền bạc và giảm hiệu suất làm việc.

– Trước khi ngắt kết nối hoặc tháo rời van, hãy đảm bảo rằng không có áp suất bên trong đường ống, tạo sự thuận lợi cho việc lắp đặt diễn ra dễ dàng hơn

7. Những lưu ý khi vận hành và lắp đặt van điện từ

– Chỉ sử dụng phụ tùng chính hãng do nhà sản xuất cung cấp, nếu thay các phụ tùng không rõ nguồn gốc, chế độ bảo hành chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm

– Không vượt quá giới hạn áp suất, nhiệt độ và điện áp do nhà sản xuất đưa ra và được ghi trên nhãn sản phẩm và trên tài liệu kỹ thuật.

– Không tháo nhãn khỏi van hoặc cuộn dây. Kiểm tra sự tương thích giữa chất lỏng và vật liệu của van trước khi lắp đặt và khởi động. Trong trường hợp có nghi ngờ, vui lòng liên hệ với nhà sản xuất.

Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt van bướm đúng kỹ thuật

8. Các lỗi thường gặp ở van điện từ

cac-loi-thuong-gap-khi-lap-dat-van-dien-tu

Nếu lắp đặt van điện từ xong, nhưng van không hoạt động bình thường bạn cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số lỗi thường gặp phải:

– Van bị tắc do cặn bẩn. Các hạt bụi bẩn nhỏ có thể làm tắc các rãnh nhỏ và lỗ hở trong van. Mặc dù các đường ống nhìn có vẻ sạch sẽ trong quá trình lắp đặt, nhưng thường vẫn có chất bẩn như hạt gỉ, cát, vụn cắt… Hãy luôn tuân theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn sử dụng và đảm bảo van được lắp lại đúng cách.

– Van được kết nối sai hướng dòng chảy: Kiểm tra hướng dòng chảy được ghi trên thân van bằng mũi tên hoặc dòng chữ và điều chỉnh lại van nếu cần thiết.

– Van vận hành gián tiếp và áp suất chênh lệch quá thấp: Nếu áp suất qua van vận hành gián tiếp quá thấp (dưới 0,5 bar), van sẽ không mở đúng cách. Trong trường hợp này, nên sử dụng van hoạt động trực tiếp.

– Trong trường hợp hệ thống gặp hiện tượng búa nước: Cần hiểu rằng búa nước là hệ quả của tốc độ dòng chảy và áp suất cao trong các đường ống có đường kính nhỏ. Bạn cần tăng đường kính ống để giảm vận tốc chất lỏng, giảm áp suất bằng van giảm áp trước van điện từ, giảm hiện tượng búa nước bằng cách sử dụng ống mềm hoặc bộ đệm trước van điện từ và sử dụng van điện từ có thời gian đáp ứng lâu hơn để giảm quá độ áp suất.

Việc lắp đặt van điện từ đúng cách sẽ hạn chế rủi ro về các sự cố liên quan đến van và đường ống, trên đây là những bước cơ bản để lắp đặt thiết bị này, nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi hoặc để lại bình luận phía dưới, bộ phận kỹ thuật sẽ liên hệ với bạn sớm nhất có thể.

Ngoài ra https://tuanhungphat.vn/ còn cung cấp các phụ kiện đường ống chính hãng như: Bulong, ốc vít, kép, cút với đầy đủ kích cỡ, giá thành hợp lý, chất lượng cao, các dòng van nước công nghiệp, đồng hồ đo nước chính hãng. Để tìm hiểu sâu hơn về loại van này, hãy theo đọc chuyên mục: Kiến thức van điện từ của chúng tôi.! Nếu bạn gặp vấn đề gì trong quá trình lắp đặt van điện từ, hãy để bình luận bên dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp sớm nhất.

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.