Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng lò hơi – nồi hơi
Bảo trì bảo dưỡng lò hơi – nồi hơi là một công việc được định ra theo chu kỳ ngày, tháng, năm để lò hơi có thể vận hành trong trạng thái tốt nhất. Đôi khi việc bảo trì bảo dưỡng này còn giúp phát hiện sự cố, hư hỏng sớm để có phương án sửa chữa thay thế; giảm tối đa thiệt hại trong vận hành lò hơi.
Trong vận hành lò hơi, chuyên viên vận hành yêu cầu phải tuân thủ các quy trình vận hành lò hơi, và công tác bảo trì bảo dưỡng lò hơi theo tài liệu hướng dẫn của nhà cung cấp. Ngoài ra, các cán bộ này phải triển khai ghi chép quá trình vận hành cũng như các công tác bảo trì nhằm lưu trữ các thông số của lò hơi khi hoạt động, công tác bảo dưỡng thực hiện trong ngày, tháng, năm. Đây sẽ là tài liệu đối chiếu cực kỳ quan trọng để phát hiện những vấn đề, sự cố của lò hơi và kiểm tra đối chiếu công tác bảo trì bảo dưỡng có bị thiếu sót.
Quy trình bảo trì bảo dưỡng lò hơi
Như Bạn đã biết, vận hành lò hơi có ẩn chứa nguy cơ nổ lò. Đây là một sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến tài sản cũng như con người. Vì vậy, Bên cạnh việc tuân thủ quy trình vận hành, chúng ta cũng phải thường xuyên thực hiện bảo trì, bảo dưỡng lò hơi – nồi hơi. Vậy công tác bảo trì, bảo dưỡng lò hơi gồm những công việc gì?
Chúng ta có thể chia công tác bảo trì bảo dưỡng nồi hơi theo các chu kỳ thực hiện công việc:
- Bảo trì bảo dưỡng hàng ngày
- Bảo trì bảo dưỡng hàng tuần
- Bảo trì bảo dưỡng hàng tháng
- Bảo trì bảo dưỡng 6 tháng
- Bảo trì bảo dưỡng 1 năm
Bảo trì bảo dưỡng lò hơi hàng ngày
- Xả đáy để loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất trong lò.
- Mở van khóa từ từ để xả cặn nước trong ống thủy, đồng thời kiểm tra kỹ thuật. Lưu ý chỉ xả tới vạch thấp nhất
- Theo dõi đồng hồ áp suất – nhiệt độ và ghi lại vào sổ nhật ký vận hành theo từng giai đoạn vận hành lò hơi.
- Kiểm tra nguồn nước cấp vào: độ mềm của nước, độ pH của nước
Bảo trì bảo dưỡng lò hơi định kỳ theo tuần
- Kiểm tra chất lượng nước cấp cho lò hơi
- Kiểm tra máy bơm tuần hoàn nước
- Kiểm tra ống thủy: Xả cặn bên trong và lau rửa bên ngoài đảm bảo có thể nhìn và kiểm tra kỹ thuật bên trong
- Kiểm tra thiết bị điều khiển mực nước: Đảm bảo mực nước thấp hay cao có thể được điều khiển chính xác
- Kiểm tra tín hiệu báo động mực nước
- Kiểm tra các van khóa nước 2 chiều tại hệ thống cấp nước.
- Kiểm tra van an toàn của lò hơi bằng cảm quan và thực hiện test thử: Nâng cao áp suất trong nội bộ lò lên vượt mức quy định tại một mức nhất định để xem van an toàn có vận hành xả áp.
- Kiểm tra vận hành thử các van trên hệ thống cấp nhiên liệu
- Kiểm tra hệ thống định vị đầu đốt
- Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống ống dẫn nước, nhiên liệu, hơi, và khí thải
- Kiểm tra hoạt động của rơ le áp suất thiết bị cấp gió
Bảo trì bảo dưỡng định kỳ hàng tháng
- Kiểm tra bộ khuếch tán nhiên liệu đốt
- Kiểm tra biết bị đánh lửa, mồi lửa
- Kiểm tra toàn bộ bên trong và bên ngoài lò hơi
- Kiểm tra bể chứa nước cấp cho lò hơi xem có cặn bẩn hay ko và loại bỏ
THAM KHẢO THÊM:
- Những sự cố lò hơi – nồi hơi thường gặp khi vận hành
- Tìm hiểu về lò hơi đốt điện
- Tìm hiểu về lò hơi đốt dầu
Bảo trì bảo dưỡng lò hơi định kỳ 6 tháng
6 tháng là một chu kỳ cần bảo dưỡng lớn, yêu cầu nhân viên vận hành phải thực hiện đầy đủ:
- Ngắt kết nối lò hơi với hệ thống và kiểm tra, bảo trì hệ thống ống, van, các mối kết nối.
- Kiểm tra tất cả các dây dẫn kỹ thuật: dây điện, dây tín hiệu,…
- Kiểm tra kỹ thuật của các máy bơm có trên hệ thống và thiết lập lại các thông số
Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và cung cấp trực tiếp các loại van ứng dụng cho lò hơi. Sản phẩm được nhập khẩu lưu kho sẵn hàng số lượng lớn, đầy đủ các kích cỡ, đầy đủ CO, CQ: Van bướm, van bi, van cầu hơi, van điện từ, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ áp suất, đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng, bộ điều khiển điện Haitima… Liên hệ ngay để nhận báo giá ưu đãi nhất!
Bảo trì bảo dưỡng lò hơi định kỳ hàng năm
Sau bảo trì bảo dưỡng lò hơi định kỳ 6 tháng thì chu kỳ 1 năm lại là một mốc bảo dưỡng lớn nữa. Các công việc cần phải thực hiện:
- Ngừng vận hành và kiểm tra tổng thể lò hơi
- Kiểm tra an toàn hệ thống điện
- Kiểm tra tra vật liệu chịu lửa. Các vết nứt trên tấm cách điện vật liệu chịu lửa từ 1/8 hoặc ít hơn là ổn
- Kiểm tra lớp bảo ôn, cách nhiệt
- Kiểm tra cáu cặn, các biến dạng bề mặt của ống lò
- Kiểm tra ăn mòn các bộ phận bên trong lò hơi. Có thể bổ sung các phương pháp kiểm tra không phá hủy
- Kiểm tra và vận hành thử nghiệm các van khóa trên hệ thống cấp nhiên liệu
- Kiểm tra và thử nghiệm van an toàn ơ áp suất đặt theo quy định của nhà sản xuất.
- Kiểm tra hệ thống điện tại khu vực điều khiển, đảm bảo chúng không có vấn đề như: hở mạch hay không,…
- Kiểm tra các phụ kiện như thiết bị thu hồi nước cấp, bộ khử khí và hệ thống cấp liệu hóa học, nếu đây là một phần của hệ thống lò hơi.
- Kiểm tra đường ống dẫn hơi nước nóng, ống khói thải
- Kiểm định an toàn nồi hơi khi hết hạn kiểm định
Trên đây, chúng tôi đã nêu khá đầy đủ và chi tiết hạng mục công việc cần phải thực hiện trong bảo trì, bảo dưỡng lò hơi – nồi hơi. Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của Bạn nhé! Chúng tôi rất hi vọng Quý Vị có thể bớt thời gian bổ sung, thảo luận để bài viết trở nên giá trị, có ích hơn cho những Bạn đang tìm kiếm tài liệu tham khảo.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0915.891.666
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
Ngày cập nhật lần cuối: 03/12/2024