Đơn vị đo nhiệt độ là gì? Tổng hợp 8 đơn vị đo nhiệt độ phổ biến hiện nay

Nhiệt độ là tính chất vật lý chỉ mức độ nóng hoặc lạnh của vật, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, sinh học, hóa học…và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người. Để hiểu rõ hơn về đơn vị đo lường này hãy cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

Nhiệt độ là gì?

Nhiệt độ có tên tiếng anh là “Temperature”, là một tính chất vật lý của vật để chỉ sự nóng hoặc lạnh của vật đó. Nếu vật có nhiệt độ cao thì sẽ nóng hơn và vật có nhiệt độ thấp sẽ lạnh hơn. 

Nhiệt độ có ký hiệu là °

Nhiệt độ của vật bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: 

  • Yếu tố tự nhiên: Khí hậu, môi trường, gió, vị trí địa lý…
  • Tác động lý hóa: Phản ứng hóa học, áp suất, tỷ trọng, độ dẫn điện…
  • Tác động từ con người: Có thể thay đổi nhiệt độ của vật như tác động đến môi trường nhiệt độ, sử dụng các thiết bị sản xuất…
Nhiệt độ là gì

Nhiệt độ là gì

Đơn vị đo nhiệt độ là gì?

Đơn vị đo nhiệt độ là biện pháp biểu thị giá trị của nhiệt độ (Tính chất nóng – lạnh). Mỗi đơn vị đo nhiệt độ sẽ đại diện cho một hệ thống phương pháp quy đổi và tính toán giá trị của nhiệt độ (còn được gọi là thang đo). 

Thiết bị đo nhiệt độ gọi là nhiệt kế (một số có thể gọi là đồng hồ đo nhiệt độ).

Các trị số của nhiệt độ tại các đơn vị đo khác nhau sẽ khác nhau khi cùng một giá trị nhiệt độ đồng nhất. Vì vậy, hệ thống các đơn vị đo hình thành các công thức, bảng chuyển đổi trị số nhiệt độ giữa các đơn vị đo. 

Ví dụ: 1°F = 17,22°C theo công thức: °F=(°C×1,8)+32.

Các đơn vị đo nhiệt độ phổ biển hiện nay 🌡

Đầu tiên, cần tìm hiểu về ký hiệu của đơn vị đo nhiệt độ. Ký hiệu của đơn vị đo nhiệt độ gôm ký hiệu nhiệt độ: “°” – độ; và ký hiệu của tên gọi đơn vị đo được ghi liền. Ví dụ: °C, °F.

Các đơn vị đo nhiệt độKý hiệu
Độ Celsius°C
Độ Delisle°De
Độ Fahrenheit°F
Độ Newton°N
Độ Rankine°Ra
Độ Réaumr°R
Độ Romer°Ro
Độ Kelvin°K

Hiện nay, trên thế giới thường áp dụng nhiều đơn vị đo khác nhau. Ở Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ phổ biến là °C – độ Celsius; Ở Hòa Kỳ thường dùng đơn vị đo °F – độ Fahrenheit. Cùng tìm hiểu các đơn vị đo nhiệt độ chi tiết như sau:

Độ Celsius (°C)

Độ Celsius là đơn vị đo nhiệt độ trong thang Celsius hay còn gọi là thang độ C được dùng trong hệ thống đơn vị quốc tế giống với thang đo Kelvin. Ký hiệu là °C với cơ chế 0 °C là điểm đóng băng của nước100 °C là điểm sôi của nước ở áp suất 1atm

Từ năm 1954 đến năm 2019, đơn vị độ Celsius và thang nhiệt độ Celsius được định nghĩa chính xác dựa trên độ không tuyệt đối và điểm ba của nước. Kể từ năm 2007, thang Celsius được xác định theo đơn vị kelvin, đơn vị cơ bản của nhiệt độ nhiệt động lực học trong SI (ký hiệu: K). Độ không tuyệt đối, nhiệt độ thấp nhất có thể, được xác định chính xác là 0 K và tương đương −273,15 °C.

Độ Celsius

Độ Celsius

Đơn vị đo nhiệt độ Celsius (hay đơn vị đo bách phân) được đặt theo tên nhà thiên văn học người Thụy Điển – người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo nhiệt độ đóng băng – nhiệt độ sôi của nước: Anders Celsius(1701 – 1744). Cụ thể, ông căn cứ mốc nhiệt độ ở hai trạng thái của nước: nhiệt độ đóng băng bằng 0 và nhiệt độ sôi là 100 để đưa ra thang đo. Hệ thống đo này chính thức được đưa ra năm 1742.

Hai năm sau, nhà khoa học Carolus Linnaeus đưa ra luận điểm đảo ngược lại giá trị (0 độ là nhiệt độ sôi, 100 độ là nhiệt độ đóng băng). Hệ thống này được gọi là Centigrade – bách phân. Tuy nhiên, luận điểm này không được sử dụng, thay vào đó người ta áp dụng cả thuật ngữ bách phân vào cho hệ thống thang đo của Celsius.

Hiện nay, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng đơn vị đo °C và hệ thống thang đo Celsius. Việt Nam cũng là một trong số quốc gia sử dụng đơn vị đo này làm tiêu chuẩn. Tại sao đơn vị đo nhiệt độ Celsius này lại phổ biến đến vậy? Bởi các giá trị nhiệt độ có giá trị nhỏ, dễ nhớ và độ chính xác cao.

Độ Fahrenheit (°F)

Đơn vị °F và thang đo nhiệt độ Fahrenheit được ứng dụng khá phổ biến ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác ở châu Âu. Đơn vị đo và hệ thống đo nhiệt độ Fahrenheit được đặt theo tên của nhà Vật lý người Đức: Daniel Gabriel Fahrenheit (1686–1736). Ông đã tạo ra thang nhiệt độ này sau khi thăm Rømer – Nhà thiên văn học người Đan Mạch. 

Độ Fahrenheit

Độ Fahrenheit

Thang Rømer có 2 điểm chuẩn để xác định thang đo với điểm đóng băng của nước là 7,5 độđiểm sôi là 60 độ tương ứng với nhiệt độ cơ thể con người khoảng 22.5 độ. 

Hệ thống thang đo dựa trên phân tích nhiệt động lực học. Khi được áp dụng theo Celsius gán mốc nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước lần lượt là: 32°F và 212°F. Như vậy, công thức chuyển đổi giữa đơn vị đo °F và °C được đưa ra là: °F=(°C×1,8)+32 hay °C=(°F-32)/1,8.

Độ Kelvin (°K)

Độ Kelvin là đơn vị đo nhiệt độ cơ bản có ký hiệu là °K hoặc K. Trong hệ thống thang đo Kelvin, mốc nhiệt độ đóng băng và sôi của nước tại 273,16°K, 373.16°K. Mỗi 1°K trong thang Kelvin có giá trị bằng 1 °C trong thang Celsius.

Nhiệt độ được đánh giá trị số thông qua hệ đo lường Kelvin hay còn gọi là nhiệt độ tuyệt đối vì 0 K tương ứng với nhiệt độ nhỏ nhất mà vật chất có thể đạt được. Theo nghiên cứu khi ở 0 K mọi chuyển động nhiệt hỗn loạn đều dừng lại.

Trong thực tế, chúng ta ít thấy sự xuất hiện của thang đo Kelvin. Và thường chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực về vật lý nhiệt học hoặc nhiệt động lực học. Đến năm 2019 thang đo Kelvin được định nghĩa bằng cách ấn định giá trị hằng số Boltzmann K thành 1.380649×10−23 J⋅K−1.

Độ Kelvin

Độ Kelvin

Độ Newton (°N)

Đây là một đơn vị đo, hệ thống thang đo nhiệt độ được phát minh bởi nhà khoa học đại tài Isaac Newton. Ông là một nhà khoa học, toán học lý học…đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trong các lĩnh vực thiên văn học, vật lý, giả kim, toán học…

Dựa vào mốc nhiệt độ đóng băng và sôi của nước, thang đo Newton có nhiệt độ đóng băng của nước là 0 °N và nhiệt độ sôi là 33°N. Hệ thống đơn vị đo nhiệt độ Newton được phát minh năm 1700, nhưng được ứng dụng nhiều trong ngày nay. Người ta nhắc đến nó như một đóng góp của Newton cho nhân loại.

Độ Newton

Độ Newton

Độ Delisle (De)

Độ Delisle là độ De được phát minh bởi Joseph – Nicolas Delisle vào năm 1732 và có ký hiệu là °D. Ông Delisle đã xây dựng một nhiệt kế thủy ngân bằng việc sử dụng độ sôi của nước bắt đầu từ điểm 0 cố định và đo sự co của thủy ngân với nhiệt độ nhỏ hơn. 

Nhiệt kế Delisle có 2400 hoặc 2700, phù hợp dùng trong khu vực St. Petersburg vào mùa đông. 

Đến năm 1738, nhà thiên văn học người Pháp này đã chia lại nhiệt kế Delisle với 2 điểm cố định là 0 độ – Điểm sôi150 độ – Điểm đóng băng của nước. Loại nhiệt kế này có nguyên lý hoạt động giống với nhiệt kế của Anders Celsius và được sử dụng ở Nga gần 100 năm sau.

Độ Delisle

Độ Delisle

Độ Rankine (°R hoặc °Ra)

Độ Rankine có ký hiệu là °R hoặc °Ra. Đây là loại nhiệt độ nhiệt động lực được nghiên cứu bở nhà kỹ sư vật lý học Glasgow William John Macquorn Rankine năm 1859. 

Thang độ này được dựa vào thang tuyệt đối bắt đầu từ nhiệt độ không tuyệt đối. Tuy nhiên 0 °R ở độ Rankine bằng −459,67 °F ở độ Fahrenheit.

Để tránh nhầm lẫn với độ Kelvin, người ta thường bỏ ký hiệu độ đi và gọi là Rankine.

Độ Rankine

Độ Rankine

Độ Réaumur (°Ré)

Đơn vị đo nhiệt độ Réaumur có điểm bắt đầu là 0 độ là điểm đóng băng của nước và 80 độ là điểm sôi của nước trên nhiệt kế thủy ngân. Độ Réaumur được phát minh bởi nhà toán học Rene – Réaumur có ký hiệu là °Ré , °Re , °r.
Loại nhiệt kế của Réaumur có chứa cồn pha loãng và được chế tạo theo nguyên tắc sử dụng 0° cho nhiệt độ nóng chảy của nước và chia ống thành các độ sao cho một độ là một phần nghìn thể tích chứa trong bầu đến vạch số 0.
Thang nhiệt độ Réaumur được ứng dụng phổ biến ở các nước châu u như Pháp, Đức, Nga và dùng làm thiết bị đo nhiệt độ sản xuất Pho mát, siro đường, đồ ngọt…

Độ Réaumur

Độ Réaumur

Độ Rømer (Ro)

Độ Rømer được phát minh vào năm 1701 do nhà thiên văn học người Đan Mạch Ole Rømer (1644 – 1710). Đơn vị đo nhiệt độ này cũng có 2 điểm giống các đơn vị đo nhiệt độ khác, tuy nhiên điểm xuất phát lại khác nhau. Trong đó 7.5 độ Ro là nhiệt độ đóng băng của nước60 độ Ro là nhiệt độ bay hơi của nước, tức một độ sẽ tương ứng với 1/52.5 độ Ro.

Độ Rømer quy đổi sang độ Kelvin theo công thức 100 ➗52.5 = 40/21, có ký hiệu là °RøThang nhiệt độ này được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác

Độ Rømer

Độ Rømer

Bảng quy đổi các đơn vị đo nhiệt độ

Dầu khíĐộ Rømer ReamurĐộ NewtonDelisleRankineKelvinĐộ FĐộ C
Dầu khí177.3375108.044.55-52.5734.67408.15275.0135
Độ Rømer -9.3911-9.90476-4.08571168.57520.81260.779.71-12.38
Reamur-8.553578.1562510.4125148.125493.92274.434.251.25
Độ Newton-8.426419.090912.424241145.45455497.12276.1837.453.03
Delisle-1.5476259.6579.4666732.781670.47372.48210.899.33
Rankine-28.11389-135.61208-218.07556-89.95617558.8910.555556-458.67-272.59
Kelvin-28.08214-135.37875-217.72-89.80950558.221.81-457.87-272.15
Độ F-9.87302-1.54167-13.77778-5.68333175.8460.67255.931-17.22
Độ C-8.571438.0250.80.3366.0493.47274.1533.81

Mối quan hệ giữa các đơn vị đo nhiệt độ

Tính chấtKelvinCelsiusFahrenheitRankineDelisleNewtonRéaumurRømer
Không độ tuyệt đối0.00−273.15−459.670.00559.73−90.14−218.52−135.90
Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận trên bề mặt Trái Đất184−89.2−128.6331284−29−71−39
Hỗn hợp nước đá / muối của Fahrenheit255.37−17.780.00459.67176.67−5.87−14.22−1.83
Nhiệt độ tan chảy của nước đá (ở điều kiện tiêu chuẩn)273.150.0032.00491.67150.000.000.007.50
Điểm ba trạng thái của nước273.160.0132.018491.688149.9850.00330.0087.50525
Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất288155951912851215
Nhiệt độ trung bình của cơ thể người*310379855895122927
Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trên bề mặt Trái Đất33158136.459663194638
Nhiệt độ sôi của nước (ở điều kiện tiêu chuẩn)373.133999.9839211.97102671.641020.0033.0080.0060.00
Nhiệt độ tan chảy của Titan1941166830343494−23525501334883
Bề mặt của Mặt Trời58005500990010400−8100180044002900

So sánh các đơn vị đo nhiệt độ dạng bảng

So sánh các đơn vị đo lường dạng bảng

So sánh các đơn vị đo lường dạng bảng

Cách quy đổi các đơn vị đo nhiệt độ

Như đã khẳng định phía trên, các đơn vị đo khác nhau là biểu hiện trị số khác nhau của cùng một giá trị nhiệt độ. Vậy giữa các đơn vị đo nhiệt độ ắt hẳn phải có giá trị tương đương, và có thể quy đổi sang một trị số nhiệt độ của đơn vị đo khác. Quy đổi các đơn vị đo nhiệt độ bằng cách nào?

Chúng ta cần tính ra hệ số giữa các đơn vị đo. Hay nói cách khác, cần tìm ra công thức để chuyển đổi nhiệt độ thông qua các trị số nhiệt độ có cùng giá trị nhiệt độ.

Ví dụ: 1°F = 17,22°C; 0°C = 32°F; 100°C = 212°F.

Từ các trị số tương đương như vậy, người ta xây dựng được mối liên hệ được công thức tính, công thức chuyển đổi giữa các đơn vị đo.

Công thức chuyển đổi giữa °C và °F: °F = (°C×1,8) + 32 và °C = (°F-32)/1,8

Công thức chuyển đổi giữa °C và °K: °C = °K – 273,15 và °K= °C+273,15

Bên cạnh sử dụng công thức, ta có thể dùng bảng chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ. Các nhà khoa học đã thống kê và tính toán sẵn các mốc giá trị nhiệt độ thường thấy (nhiệt độ con người, nhiệt nước sôi,…) để đưa ra các trị số của từng đơn vị đo. Tuy nhiên, họ vẫn áp dụng công thức tính toán hay thực nghiệm trong một môi trường tiêu chuẩn. Cũng vì bảng chỉ đưa ra một số mốc giá trị nhiệt độ nào đó nên không phải giá trị nào cũng sẽ xuất hiện trên bảng chuyển đổi. Điều này khá hạn chế cho người sử dụng.

Thời đại 4.0, bạn có thể sử dụng các phương tiện, ứng dụng công nghệ chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ chẳng hạn như: công cụ search của Google. Các ứng dụng, phương tiện này đã tích hợp công thức và sử dụng sức mạnh tin học để tính toán cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác, giúp việc quy đổi dễ dàng hơn.

Các dụng cụ đo nhiệt độ phổ biến hiện nay

Đồng hồ đo nhiệt độ

Đồng hồ đo nhiệt độ có chức năng đo nhiệt độ khí hoặc chất lỏng với dải đo từ -50 – 150 độ C, 0 – 600 độ C, đường kính mặt đồng hồ từ 50mm – 150mm, kiểu kết nối ren PT, NPT, PF nên có thể lắp đặt với nhiều thiết bị, hệ thống khác nhau.

Các loại đồng hồ đo nhiệt độ chúng tôi đang phân phối bao gồm:

Đồng hồ đo nhiệt độ

Đồng hồ đo nhiệt độ

Nhiệt kế đo nhiệt độ

Đây là thiết bị được dùng trong lĩnh vực y tế với chức năng đo nhiệt độ cơ thể con người. Các loại nhiệt kế thường dùng như: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại…

Ngoài ra, trong công nghệ sản xuất máy móc nhiệt kế còn có tác dụng đo lường và kiểm soát nhiệt độ của không khí tủ lạnh, điều hòa, máy sưởi…Hay các nhà khoa học, nghiên cứu sử dụng nhiệt kế để đo cảm biến nhiệt độ, nghiên cứu các hoạt động vật lý, hóa học…

Nhiệt kế đo nhiệt độ

Nhiệt kế đo nhiệt độ

Máy đo nhiệt độ

Máy đo nhiệt độ là thiết bị đo được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất chế biến thực phẩm, đo nhiệt độ phòng, nhiệt độ máy móc…Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo có tính năng khác nhau như: Máy đo nhiệt độ hồng ngoại, máy đo nhiệt độ tiếp xúc, điện tử…

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về các đơn vị đo nhiệt độ, bảng quy đổi và các dụng cụ dùng để đo nhiệt độ phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn và đừng quên theo dõi Tuấn Hưng Phát để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay khác nhé. Nếu quý khách có nhu cầu mua van công nghiệp, đồng hồ đo chất lượng, giá tốt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Chúng tôi đã có 15 năm kinh nghiệm, đảm bảo sẽ mang đến những giải pháp tối ưu cho hệ thống và mang đến sự hài lòng tốt nhất đến với khách hàng.


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

  • Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline: 0915.891.666
  • Website: https://tuanhungphat.vn/
  • Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
  • Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn

THAM KHẢO THÊM:

1/5 - (1 bình chọn)
Phạm Hằng
Xin chào! Rất vui vì bạn đã ghé thăm Tuấn Hưng Phát - Đơn vị cung cấp van công nghiệp uy tín trên thị trường. Ngoài hoạt động cung cấp, phân phối các sản phẩm van bi, van bướm, van khí nén, van điện chất lượng cao, chứng nhận đầy đủ, giao hàng nhanh. Chúng tôi còn chia sẻ những kiến thức hay về sản phẩm. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn có nhu cầu hay cần tư vấn nhé!!!
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan