Đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng có đa dạng các loại mẫu mã, chủng loại và được sản xuất trên dây truyền hiện đại, tiên tiến. Vì thế, nó đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của 1 thiết bị đo. Vậy bạn đã biết gì về thiết bị đo nhiệt độ này chưa? Hãy cùng tuanhungphat tìm hiểu chi tiết về sản phầm đồng hồ đo nhiệt dạng chân đứng này trong bài viết dưới nhé!
Mô tả đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng
Đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng là thiết bị nhiệt kế có thiết kế phần ty đồng hồ(chân) nằm thẳng đứng ngay dưới mặt hiển thị. Khi lắp đặt vào trong hệ thống đường ống dẫn, ty đồng hồ và mặt hiển thị sẽ tạo một đường thẳng đứng,vuông góc với đường ống. Ty đồng hồ có các tùy chọn về chiều dài và kích thước chân ren khác nhau.
Chất liệu chế tạo thân đồng hồ thường bằng thép ruột đồng hoặc bằng inox. Chúng tôi hiện tại lưu kho sẵn hàng sản phẩm đồng hồ nhiệt độ chân đứng này với nhiều tùy chọn khác nhau như: kích cỡ mặt đồng hồ, dải đo nhiệt độ, chất liệu vỏ đồng hồ,…
Cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng
Nhìn từ bề ngoài, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng có 2 bộ phận chính, gồm: mặt đồng hồ và can đồng hồ. Trong từng bộ phận lại có các chi tiết nhỏ khác:
Phần mặt hiển thị của đồng hồ
Gọi là mặt đồng hồ nhưng chính xác hơn nên gọi là thân đồng hồ. Bởi bộ phận này bao gồm các bộ phận chính để chuyển đổi, hiển thị nhiệt độ. Bộ phận bao gồm:
- Thân vỏ bảo vệ của đồng hồ thường có đường kính mặt 50mm, 75mm, 100mm, 150mm,…
- Mặt kính bảo vệ thường bằng vật liệu trong suốt
- Mặt hiển thị dải đo
- Kim đồng hồ
- Đầu cảm biến
- Hệ truyền động: nhận tác động từ đầu cảm biến và truyền động đến kim đồng hồ khiến nó di chuyển đến giá trị nhiệt độ tương ứng.
- Ống bourdon làm từ chất liệu nhạy cảm với nhiệt độ, có thể giãn nở theo nhiệt độ tăng nên khi tiếp nhận nhiệt từ can đồng hồ.
Bộ phận can đồng hồ
Bộ phận này bao gồm ty đồng hồ có thiết kế chân ren để lắp vào đường ống, và thanh tiếp nhiệt hay còn gọi là thanh nhiệt tính. Thanh nhiệt tính này tiếp nhận nhiệt từ lưu chất và dẫn truyền đến ống bourdon. Độ dài của thanh nhiệt tính thường là 100mm, 150mm, 200mm,… với đường kính là 6,4mm.
Hình ảnh thực tế đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng
>>Xem thêm: Đồng hồ đo nhiệt độ dạng dây | Đồng hồ đo nhiệt độ chân sau
Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng
- Chất liệu tạo nên thân của đồng hồ: thép hoặc inox
- Đường kính mặt hiển thị: 50mm, 75mm, 100mm, 150mm
- Dải nhiệt độ đo đạc: -50 ~ 100˚C; -30 ~ 50 ˚C; 0 ~ 50 ˚C, 80 ˚C, 100 ˚C, 150 ˚C, 200 ˚C,…
- Đơn vị đo: ˚C (độ C)
- Độ dài thanh can nhiệt: Trong khoảng từ 40mm – 200mm
- Đường kính thanh nhiệt tính: 6,4mm
- Độ chính xác đo lường: 0,2%
- Kích thước chân ren: 1/2 NPT
- Môi trường sử dụng trong các lưu chất: Nước, hơi nóng, khí, gas
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Thương hiệu WISE
- Bảo hành: 12 tháng
- Tình trạng: Sẵn hàng, mới 100%
Ứng dụng đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng

Ứng dụng đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng
Đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng là thiết bị được sử dụng rất nhiều tại các hệ thống, nhà máy sản xuất, xí nghiệp. Nó rất dễ trong việc lắp đặt, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế. Nhưng khi chọn lựa, chúng ta cần phải xác định chính xác các thông số cơ bản như: đường kính mặt hiển thị, chân ren, dải đo, kiểu kết nối.
Vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồng hồ đo nhiệt đa dạng về mặt kiểu dáng và ứng dụng với những thiết kế thông dụng như: Đồng hồ dạng ống boudon, đồng hồ đo nhiệt dạng dầu,..
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như đảmbảo độ bền, chất lượng cùng độ chính xác, việc nắm bắt các thông số kỹ thuật rất quan trọng. Qua đó mới lựa chọn được sản phẩm phù hợp với hệ thống làm việc của mình và đạt hiệu quả cao khi vận hành.
- Hệ thống thường sử dụng nhiều đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng có thể kể tới như:
- Hệ thống sản xuất độ uống, nước giải khát, lương thực, thực phẩm
- Dùng trong nhà máy sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, thuốc,…
- Hệ thống có chứa hóa chất, hóa học
- Hệ thống lò sấy khô, lò hơi,…
Những thông số cần lưu ý khi chọn mua đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng
Khi lựa chọn mua bất kỳ sản phẩm nào chúng ta cũng cần cân nhắc xem những yêu cầu về mặt kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Và mua đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng cũng vậy. Chúng ta cần lưu ý một số chi tiết về thông số của đồng hồ để có thể chọn mua được sản phẩm phù hợp.
Dải đo – thang đo nhiệt độ như thế nào?
Khi mua đồng hồ nhiệt độ, chúng ta tất yếu phải quan tâm đến thông số này. Quý vị cần nắm bắt chính xác mức nhiệt độ tối đa và tối thiểu bên trong hệ thống là như thế nào. Điều này giúp chúng ta cân nhắc mua sản phẩm nhiệt kế có dải đo phù hợp.
Bên cạnh đó, hệ thống của bạn có yêu cầu theo dõi chi tiết chính xác nhiệt độ hay không. Điều này để lựa chọn thang đo một cách chi tiết hay không.
Đường kính mặt hiển thị là bao nhiêu?
Đường kính mặt hiển thị sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí lắp đặt với mặt bằng có rộng hay không hoặc có dễ dàng để theo dõi hay không? Bên cạnh đó nó cũng liên quan đến thang đo của đồng hồ. Mặt đồng hồ lớn, dải đo cố định thì thang đo sẽ chi tiết hơn.
Lựa chọn chất liệu thân vỏ đồng hồ như thế nào?
Điều này bạn phải cân nhắc điều kiện làm việc để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp sao cho hoạt động ổn định và tối ưu về chi phí đầu tư lắp đặt.
Lựa chọn thanh nhiệt tính – can nhiệt dài bao nhiêu?
Thanh nhiệt tính tiếp xúc trực tiếp với lưu chất để tiếp nhận nhiệt độ. Chúng ta cần phải dựa vào tính chất lưu chất, kích thước của đường ống mà lựa chọn chiều dài thanh nhiệt tính cho phù hợp. Thanh nhiệt tính cần tiếp xúc ít nhất 2/3 chiều dài để có được kết quả đo chính xác nhất.
Mong rằng, với những chia sẻ mà chúng tôi vừa đưa ra phía trên sẽ giúp quý khách hàng biết thêm thông tin thú vị của đồng hồ đo nhiệt độ chân đứng. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn về các thông số kỹ thuật, cách lắp đặt đồng hồ chính xác hay nhận báo giá đồng hồ đo nhiệt chân đứng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng.
ledang –
Thông số hiển thị chính xác, lắp đặt đơn giản.