Công tắc áp suất là gì? Cấu tạo công tắc áp suất đơn giản, dễ hiểu
Công tắc áp suất là một thiết bị phổ biến trong môi trường công nghiệp, được sử dụng để điều tiết và kiểm soát áp suất trong các hệ thống đường ống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích về rơ le áp suất, giúp người dùng có thể sử dụng công tắc áp lực một cách hiệu quả!
Công tắc áp suất là gì?
Công tắc áp suất, hay còn được gọi là Pressure Switch, là một thiết bị điện được thiết kế để cung cấp tín hiệu điện phản hồi cho hệ thống hoạt động. Sản phẩm này nhằm giám sát và điều chỉnh áp suất. Chức năng chính giúp hệ thống hoạt động đóng mở phụ thuộc vào việc áp suất tăng hoặc giảm.
Số lượng và loại công tắc áp suất cần lắp đặt thường phụ thuộc vào quy mô, công suất và cấu trúc của hệ thống cụ thể. Mỗi công tắc áp lực thường chỉ được điều chỉnh cho một điểm hoạt động cụ thể hoặc một mức áp suất nhất định đã được thiết lập trước. Đơn giản hóa, công tắc áp lực chuyển đổi tín hiệu áp suất thành tín hiệu điện để mở hoặc đóng mạch điện tùy thuộc vào điều kiện áp suất.
Cấu tạo công tắc áp suất
Cấu trúc của một công tắc áp suất là một hệ thống phức tạp, bao gồm các thành phần sau:
- Hộp giãn nở
- Lò xo
- Vít
- Đầu nối
- Tay đòn
- Đường nối dây điện
- Tiếp điểm.
Tùy thuộc vào loại cảm biến áp suất cụ thể, cấu trúc này có thể bổ sung thêm các bộ phận hoặc chi tiết khác.
Nguyên lý hoạt động của rơ le áp suất
Công tắc áp suất thực hiện chức năng kích hoạt cơ chế hoạt động bằng cách sử dụng áp suất từ chất lưu trong bồn hoặc thùng chứa. Sau đó chuyển đổi giữa trạng thái mở và đóng của thiết bị được kết nối thông qua việc kích hoạt hai tiếp điểm bên trong.
Khi áp suất tăng lên ở cổng áp lực, nó tác động lên màng ngăn, gây ra uốn cong và đẩy tấm áp lực lên. Khi lực áp suất đủ lớn để nén lò xo, tấm áp lực bắt đầu di chuyển. Áp suất càng lớn, tấm áp lực di chuyển càng nhanh đến khi tiếp điểm được kết nối. Khi này, mạch điện đóng, cung cấp nguồn điện 24v hoặc 220v cho mạch điện.
>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm công thức tính áp suất cụ thể và chi tiết tại đây!
Các loại công tắc áp lực phổ biến
Trong mỗi hệ thống và môi trường hoạt động, hiện nay có khá nhiều các thiết bị công tắc áp suất được lắp đặt và sử dụng. Có một số loại công tắc áp suất đang được ưa chuộng trên thị trường mà bạn có thể biết như:
Công tắc áp suất khí nén
Công tắc áp suất khí nén là một loại thiết bị được tích hợp vào các hệ thống khí nén. Chúng gồm có hai loại chính: Công tắc áp suất khí nén đơn và công tắc áp suất khí nén kép. Với vai trò đo áp suất và điều khiển hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Các hệ thống khí nén hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như: sản xuất, xây dựng, gia công và lắp ráp.
Nguyên tắc hoạt động của công tắc này dựa trên nguyên lý cơ bản của áp suất khí. Khi áp suất trong hệ thống đạt đến một ngưỡng cài đặt, công tắc sẽ kích hoạt các thiết bị liên quan đến áp suất gồm: bơm khí, van áp suất, van xả khí hoặc các thiết bị khác.
Công tắc áp suất thủy lực
Thiết bị này được sử dụng để đo áp suất và điều khiển các thiết bị thủy lực phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Hoạt động của nó dựa trên nguyên lý tương tự như công tắc áp suất khí nén, nhưng được thiết kế để làm việc với các hệ thống thủy lực có áp suất cao hơn.
Hệ thống thủy lực được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Ứng dụng phổ biến nhất có thể đến như: bơm thủy lực, máy nén, máy cày và các hệ thống cơ khí khác. Thiết bị này được trang bị vào hệ thống để giám sát và kiểm soát áp suất, đảm bảo hoạt động của hệ thống thực hiện một cách hiệu quả và an toàn.
Công tắc áp suất chân không
Thiết bị này được sử dụng để đo áp suất âm (chân không) trong các hệ thống chân không và các ứng dụng tương tự. Nó chủ yếu được dùng để giám sát và điều khiển áp suất chân không trong các hệ thống sản xuất, bơm chân không, hệ thống khí nén, hệ thống điều hòa không khí, cùng nhiều ứng dụng khác.
Với sự đa dạng về kích cỡ và kiểu dáng, công tắc áp suất chân không đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất ổn định và an toàn trong các hệ thống chân không.
Công tắc áp suất điện tử
Là một dạng rơ le áp suất, thiết bị này được ứng dụng để đo và giám sát áp suất trong các ứng dụng công nghiệp tự động hóa. Sử dụng cảm biến điện tử để ghi nhận áp suất và chuyển đổi thành tín hiệu điện tử nhằm truyền tới các thiết bị điều khiển và hiển thị.
Công tắc áp suất điện tử mang lại nhiều ưu điểm so với các loại công tắc áp suất truyền thống. Có thể kể đến một vài điểm nổi bật như: độ chính xác cao, tính tin cậy và tuổi thọ kéo dài. Nó cũng cho phép đo áp suất trong các dải áp suất rộng và có thể được cấu hình để đo áp suất tuyến tính hoặc phi tuyến.
Công tắc áp suất nước
Thiết bị này được ứng dụng để đo và kiểm soát áp suất trong các hệ thống nước. Nhằm đảm bảo rằng áp suất trong hệ thống luôn ổn định và an toàn. Công tắc áp suất nước hiện nay thường được sử dụng để giám sát áp suất trong các hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tưới tiêu, bể bơi, hồ nước, và nhiều ứng dụng khác.
Với thiết kế nhỏ gọn và linh hoạt, nó có khả năng kích hoạt các thiết bị bảo vệ như bơm nước hoặc van điều khiển áp suất khi áp suất đạt đến ngưỡng cài đặt.
Ưu điểm nổi bật của công tắc áp suất
- Công tắc áp suất thích hợp cho các môi trường làm việc có áp suất cao hoặc thấp, chức năng như một công cụ điều chỉnh áp suất.
- Có đa dạng về dải thang đo, phù hợp với nhiều ứng dụng trong công nghiệp.
- Có khả năng tự ngắt khi gặp sự cố.
- Dễ dàng lắp đặt ở nhiều môi trường khác nhau.
Ứng dụng rơ le áp suất trong các hệ thống
Tùy thuộc vào từng loại công tắc áp lực, sẽ có ứng dụng khác nhau. Cụ thể, công tắc áp suất nước thường được sử dụng trong các hệ thống thuỷ lợi và máy bơm nước như giếng đào hoặc giếng khoan. Trong khi đó, công tắc áp suất khí nén thường là một phần không thể thiếu trong các máy nén khí.
Ngoài ra, công tắc áp suất còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống và thiết bị khác nhau như: hệ thống bơm nước dùng trong chuyển đổi dòng điện cao, bảng áp suất của cửa trượt, kiểm soát sạc của tế bào pin. Bên cạnh đó, chúng được dùng trong việc kích hoạt báo động trong trường hợp áp suất máy bay hay trực thăng giảm, máy theo dõi áp suất oxy cho các thiết bị y tế, máy lấy mẫu ADN, hệ thống khí nén trong xe tải, áp lực phanh trong tàu hỏa và ô tô, giám sát đầu động cơ, máy ép, máy hàn, máy móc và thiết bị quét bụi trong nông nghiệp.
Cách điều chỉnh công tắc áp suất hiệu quả
Các công tắc áp suất thường được thiết kế có khả năng điều chỉnh áp suất kích hoạt và áp suất ngắt để tối ưu hóa hoạt động của hệ thống và đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Việc điều chỉnh này thường được thực hiện bằng cách vặn một vít hoặc di chuyển một cần gạt. Trước khi điều chỉnh, cần kiểm tra hướng dẫn sử dụng và quy trình an toàn của nhà sản xuất.
Đầu tiên, cần sử dụng thiết bị đo áp suất để xác định áp suất hiện tại của hệ thống. Tiếp đến, có thể điều chỉnh áp suất kích hoạt bằng cách vặn vít hoặc di chuyển cần gạt cho đến khi đạt được giá trị mong muốn. Sau đó, kiểm tra lại áp suất của hệ thống, đảm bảo nằm trong phạm vi an toàn.
Nếu cần, áp suất ngắt cũng có thể được điều chỉnh tương tự. Tuy nhiên, cần lưu ý không điều chỉnh áp suất quá cao hoặc quá thấp so với giới hạn quy định. Qua đó, đảm bảo an toàn cho hệ thống và thiết bị.
Hướng dẫn lựa chọn công tắc áp lực
Lựa chọn công tắc áp suất phù hợp với mỗi ứng dụng cụ thể là một bước quan trọng để đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi chọn thiết bị này:
- Dải áp suất: Đảm bảo rằng công tắc được chọn có thể đo áp suất trong dải áp suất yêu cầu của hệ thống.
- Loại áp suất: Xác định loại áp suất mà hệ thống sử dụng, có thể là áp suất chân không, áp suất khí nén, áp suất nước hoặc áp suất dầu.
- Loại kết nối: Chọn rơ le áp suất với loại kết nối phù hợp với hệ thống bao gồm: ren, bích hoặc mũi tín hiệu.
- Độ chính xác: Xác định mức độ chính xác yêu cầu của hệ thống để chọn loại công tắc phù hợp.
- Nhiệt độ môi trường: Đảm bảo thiết bị có thể hoạt động trong môi trường với nhiệt độ phù hợp.
- Độ tin cậy: Lựa chọn công tắc áp suất từ các nhà sản xuất có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Mong rằng với những thông tin về công tắc áp suất trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chúng. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thiết bị này, vui lòng liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát để được hỗ trợ nhanh chóng.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: Liền kề 37, Số nhà 11, Khu đô thị mới Phú Lương, Phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0961694858
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
1 bình luận
[…] Công tắc áp suất là một thiết bị phổ biến trong ngành công nghiệp, được dùng để điều chỉnh và kiểm soát áp suất trong các hệ thống đường ống. […]