Ống dẫn và các thiết bị phụ kiện khí nén
Trong một hệ thống khí nén, Bạn có thể rành mạch kể ra các thiết bị chức năng ví dụ: máy nén khí, bình tích áp, máy sấy khí nén,… Vậy, Bạn biết bao nhiêu về các thiết bị phụ kiện khí nén, ống dẫn khí nén? Có những loại ống dẫn khí nén nào? Có những loại phụ kiện khí nén nào? công dụng của chúng ra làm sao? Nếu Bạn muốn biết rõ, hãy kéo xuống và tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Ống dẫn khí nén
Nghĩa như tên gọi, đây là một thiết bị được dùng để dẫn truyền khí nén từ thiết bị này đến thiết bị khác; từ vị trí này sang vị trí khác. Trong thực tế, Người ta sử dụng 2 dạng ống dẫn khí nén: Ống dẫn cứng và ống dẫn mềm. Tùy vào tính chất đặc thù công việc, vị trí,… mà người ta sử dụng 2 loại ống dẫn khí nén này cho phù hợp.
Ống dẫn cứng: Ống dẫn khí nén bằng kim loại – nhựa cứng
Thường làm bằng ống inox, ống đồng hoặc hợp kim có khả năng chịu nhiệt và áp suất tốt. Đặc tính vật lý của ống dẫn khí nén kim loại là cứng, ít có tính linh hoạt; song lại rất chắc chắn, bền bỉ.
Người ta sử dụng, lắp đặt hệ thống ống dẫn khí nén kim loại ở những vị trí cố định: giữa máy nén khí đến bình tích áp; từ bình tích áp đến máy sấy khí nén; từ máy sấy khí nén đến bộ lọc khí nén. Đây là những vị trí thường sẽ đặt cố định, ít biến đổi; không cần tính linh hoạt.
Ống mềm: Ống dẫn khí nén bằng nhựa PU, PA
Thường bằng nhựa PU, PA; có tính chất vật lý mềm dẻo và linh hoạt cao; chịu nhiệt và áp suất tốt. Tuy nhiên, loại vật liệu này không dễ bị hư hại khi bị tác động từ bên ngoài: dễ bị thủng do vật sắc nhọn đâm, cứa vào; có thể bị dập gây rò rỉ khi bị đè nặng lên,…
Ứng dụng của loại ống dẫn khí nén nhựa mềm này là ở những vị trí yêu cầu độ linh hoạt cao. Ví dụ như: vị trí từ ống dẫn cứng chia nhỏ ra các thiết bị thực thi như súng hơi khí nén, máy vặn bulong, xi lanh khí nén,… Mặt khác, những hệ thống nhỏ có khoảng cách từ máy khí nén đến thiết bị thực thi quá ngắn; hay môi trường làm việc của hệ thống lý tưởng, người ta cũng sử dụng toàn bộ là ống dẫn khí nén mềm để tối ưu chi phí.
Phụ kiện khí nén
Các thiết bị phụ kiện được sử dụng trong một hệ thống van điều khiển khí nén rất đa dạng. Tùy vào từng trường hợp, vị trí,… mà chúng ta sẽ sử dụng các loại phụ kiện khác nhau. Dưới đây, Chúng tôi sẽ nêu ra một số thiết bị phụ kiện khí nén và công dụng của nó. Kính mời Quý vị cùng tham khảo và đóng góp ý kiến.
Giảm thanh khí nén
Đây là thiết bị được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống khí nén. Giảm thanh khí nén đảm nhiệm vai trò làm nhỏ những tiếng ồn khi hệ thống xả khí cân bằng, điều hòa áp suất. Nhược điểm chung của hệ thống khí nén là tiếng ồn. Vì vậy, phụ kiện khí nén là sản phẩm không thể thiếu để khắc phục nhược điểm này.
Giảm thanh khí nén có các kích cỡ khác nhau để phù hợp với các thiết bị, đường ống có kích cỡ khác nhau. Cụ thể là phi 10, 13, 17, 21, 27, 34, 42. Chất liệu của giảm thanh cũng là tùy chọn Quý vị cần cân nhắc. Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và chất lượng: giảm thanh nhựa rẻ nhưng khả năng tiêu âm kém; giảm thanh đồng chi phí cao hơn khá nhiều nhưng tiêu âm tốt.
Đầu nối
Thường dùng để nối giữa ống mềm với ống mềm, ống cứng với ống mềm. Thân đầu nối thường bằng đồng có ren ngoài để bắt vào ống cứng hoặc ống mềm(cần có băng keo làm kín). Một đầu còn lại dạng khớp rắc co để cố định ống dẫn khí nén mềm.
Đầu nối nhanh
Trên thiết kế và công dụng, đầu nối nhanh khá tương tự như đầu nối bên trên. Tuy nhiên, cả hai đầu của đầu nối nhanh đề thuộc dạng rắc co và dùng để nối 2 đầu ống mềm. Chúng còn một loại khác nữa, có tác dụng là chuyển đổi kích cỡ đường ống. Khi đó, 2 đầu của đầu nối sẽ có 2 kích cỡ khác nhau.
Cút nối khí nén
Dùng để nối các thiết bị, đường ống dẫn khí nén với nhau để tạo thành hệ thống kín. Cút nối khí nén khá đa dạng các tùy chọn về chất liệu, kích cỡ cũng như kiểu kết nối. Trong đó, chúng ta cần phải chú ý nhất là tùy chọn về kiểu kết nối:
- 1 đầu ren trong, 1 đầu nối nhanh: dùng để nối ống cứng hoặc thiết bị với ống mềm.
- 2 đầu ren trong
- 1 đầu ren ngoài, 1 đầu nối nhanh
- 2 đầu ren ngoài
- 2 đầu nối nhanh
Đầu chia khí nén
Nhiệm vụ của đầu chia khí nén này là kết nối các đường ống với nhau; và chia khí nén ra các nhánh khác nhau. Trên thị trường, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy thiết bị chia này dạng: chia 2, chia 3, 4,…
Đầu liên kết với nguồn cấp khí nén thường có kết nối dạng lắp ren(có thể là ren trong hoặc ren ngoài); các đầu chia thường có dạng đầu nối nhanh để phân chia ra các ống dẫn mềm. Chất liệu của đầu chia khí nén có thể bằng nhựa cứng, inox hoặc đồng,… tùy vào nhu cầu sử dụng.
Ốc bịt
Có vai trò bịt kín các cửa trên các xi lanh khí nén. Ốc bịt thường được chế tạo bằng đồng hoặc thép mạ niken.
Vòng bi mắt trâu
Là một phụ kiện thường dùng cho xi lanh trục tròn hoặc trục vuông. Kết cấu của nó gồm 2 vòng tròn kim loại lồng vào với nhau. Thành của vòng kim loại bên trong được mài mòn như hình cầu để tạo độ xoay. Có 2 loại vòng bi mắt trâu: vòng bi tự bôi trơn và vòng bi tra mỡ thủ công.
Vòng bi mắt trâu được sử dụng để hóa giải độ lệch vừa phải. Chúng còn được gọi với một số tên gọi khác như: bạc đạn mắt trâu.
Đầu lắc
Đây cũng là một phụ kiện dùng cho các xi lanh khí nén. Nó gồm 2 bộ phận: một trục kim loại hình trụ tròn và vỏ nhựa cứng chịu lực bao ngoài. Thanh trụ có một đầu được khắc ren và đầu còn lại gắn một khối hình cầu. Hình cầu này nằm bên trong vỏ nhựa sao cho trục kim loại vẫn có thể dao động được nhưng không thể tuột ra ngoài.
Đầu lắc này được gắn trên đầu ben của xi lanh; giữ vai trò khử rung động khi xuất hiện lực cưỡng; giúp xi lanh vận hành chính xác hơn, ít nhận tác động lệch trục khiến cong, vênh dẫn đến hư hại.
Đầu Y
Đây cũng là một phụ kiện sử dụng cho xi lanh khí nén trục vuông hoặc trục tròn. Đầu Y được coi như một phụ kiện chuyền động từ xi lanh đến bộ phận thực thi.
Đế xi lanh khí nén
Đế xi lanh là phụ kiện giúp cố định vị trí của xi lanh khí nén; đồng thời cũng là nơi tạo điểm tỳ cho xi lanh. Hiện nay, thị trường phổ biến 2 loại chính để phục vụ cho 2 loại xi lanh: tròn – vuông.
+ Đế xi lanh vuông rất đa dạng, có thể phù hợp với các xi lanh khí nén có đường kính từ 32 – 200.
+ Đế xi lanh tròn: chỉ có các sản phẩm phù hợp với các kích cỡ xi lanh từ 16 – 40.
Súng hơi khí nén
Còn được gọi là sùng xì khô, súng xịt hơi,… Súng hơi khí nén có nhiệm vụ đưa khí nén ra ngoài với tiết diện đường ống nhỏ hơn. Việc này nhằm làm tăng áp suất của khí nén khi đi ra ngoài.
Trong thực tế, súng hơi khí nén có thể được sử dụng để làm khô xe sau khi rửa, thổi bụi trong các máy móc,…
Một số phụ kiện khí nén khác
Bên cạnh những thiết bị phụ kiện khí nén đã nêu trên, hệ thống khí nén còn có thể sử dụng rất đa dạng các thiết bị phụ kiện khác. Chúng ta có thể kể đến như:
- Đồng hồ áp suất: đo đạc, theo dõi áp suất của khí nén tại từng đoạn đường ống, thiết bị
- Đồng hồ timer: Là thiết bị hẹn giờ cho van điện từ khí nén nhằm chia khí nén theo thời gian mong muốn.
- Các thiết bị van xả khí, van an toàn khí nén, van bi điều khiển khí nén, van bướm khí nén…
- Thiết bị cảm biến hành trình khí nén
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ khá đầy đủ các thiết bị phụ kiện khí nén(phụ kiện trong hệ thống khí nén). Rất hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và có ích cho Quý vị và Bạn đọc. Bên cạnh đó, Chúng tôi cũng rất cảm ơn những đóng góp, xây dựng nhằm cải thiện chất lượng chuyên môn cho Bài viết. Đừng ngần ngại, hãy cho chúng tôi biết Bạn đang cần gì, hay nghĩ gì về bài viết nhé!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0915.891.666
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn