Phần 09. Bộ điều áp khí nén – Tìm hiểu chuyên sâu về van điều áp khí nén

4.7/5 - (8 bình chọn)

Bộ điều áp khí nén là gì? Thiết bị này còn gọi là van điều khiển khí nén , van chỉnh áp khí nén,… Đây là một bộ phận, thiết bị không thể thiếu cho mỗi hệ thống khí nén. Vậy nó là thiết bị như thế nào? Nó có vai trò như thế nào trong hệ thống? Cấu tạo và cơ chế hoạt động của nó như thế nào?… Rất, rất nhiều vấn đề sẽ được lý giải và phân tích trong bài viết dưới đây. Hãy kéo trỏ chuột và tham khảo nhé!

Bộ điều áp khí nén là gì? – Van điều áp khí nén

Bộ điều áp khí nén hay còn gọi là van điều áp khí nén, van chỉnh áp khí nén. Đây là một thiết bị được ứng dụng trong các hệ thống khí nén nhằm điều chỉnh áp suất đầu ra(trên van điều áp khí nén) của dòng khí nén. Giá trị áp suất sẽ được giữ ổn định ở mức thiết lập; phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thiết bị, máy móc trong hệ thống. Vị trí thường thấy của bộ điều áp khí nén thường là: trước máy móc thiết bị thực thi; lắp tích hợp trên bộ lọc(vì vậy có thể gọi là bộ lọc điều áp); trên máy nén khí,…

Bộ điều áp khí nén (van điều áp khí nén)

Trên thị trường, Bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều sản phẩm bộ điều áp khí nén này. Chúng thường có khả năng làm điều chỉnh áp suất ổn định trong dải từ 1 – 8bar. Tuy nhiên, một số sản phẩm dùng trong hệ thống công nghiệp yêu cầu áp suất cao thì sẽ hiếm hơn rất nhiều.

Cấu tạo van điều áp khí nén

Cấu tạo của van điều áp khí nén trên cơ bản bao gồm các bộ phận như sau:

Cấu tạo - nguyên lý hoạt động van điều chỉnh áp suất khí nén

Cấu tạo – nguyên lý hoạt động van điều chỉnh áp suất khí nén

  • Núm điều chỉnh áp suất thiết lập: đây là bộ phận để thiết lập giá trị áp suất đầu ra mong muốn.
  • Kết cấu lò xo – thanh trượt: Núm điều chỉnh sẽ tác động điều chỉnh độ nén của lò xo. Qua đó sẽ điều chỉnh mức áp suất đầu ra cần thiết lập. Lò xo sẽ có phương đàn hồi theo thanh trượt.
  • Bộ phận trượt được gắn với 1 đầu của lò xo. Nó đóng vai trò như một đĩa van. Nó sẽ trượt lên – xuống tương ứng với áp suất đầu vao tăng – giảm. Điều này nhằm cân bằng áp suất đầu ra ở mức thiết lập
  • Đồng hồ đo áp suất: giúp theo dõi cài đặt giá trị áp suất thiết lập dễ dàng hơn; theo dõi giá trị áp suất đầu ra có ổn định hay không.
  • Các khoang chứa đầu ra và đầu vào

Xem thêm: Cấu tạo van bi điều khiển khí nén

Cơ chế hoạt động của bộ điều áp khí nén

Nguyên lý hoạt động của bộ điều áp khí nén này tương đối giống với van giảm áp(cũng sử dụng nguyên lý trượt lên xuống của bộ phận trượt để ổn định áp suất đầu ra). Khí nén được cung cấp vào bộ điều áp khí nén từ cổng vào. Khí nén sẽ bị ngăn bởi bộ phận trượt(đĩa đệm + Piston). Khi đó có 2 trường hợp xảy ra:

  • Áp suất đầu vào lớn hơn áp suất thiết lập.(Áp suất thiết lập được cài đặt bởi độ nén của lò xo). Khi đó, áp suất dòng khí nén đầu vào sẽ đẩy bộ phận trượt lên: mở van thông cửa ra và đồng thời mở cả van xả. Khí nén dư thừa sẽ theo cửa xả đi ra ngoài. Và khí nén đi ra từ cửa ra của van điều áp khí nén vẫn được giữ ổn định ở áp suất thiết lập.
  • Áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất thiết lập. Khi đó lực tác động của dòng khí nén đầu vào không thắng được lực nén của lò xo. Các luồng khí nén ở khoang chứa đầu vào sẽ di chuyển theo 2 luồng trái ngược một cách liên tục. Quá trình tích áp tại buồng chứa đầu vào được diễn ra đến khi áp suất bằng áp suất thiết lập. Khi đó, cửa ra của van điều áp khí nén được mở ra cho dòng khí nén đi qua.

Tuy nhiên, cớ chế của nó dựa theo sự khác biệt về trọng lượng trên đĩa đệm và Piston do nước tạo ra. Đường kính của Piston và đĩa đêm khác nhau; nên khi trượt sẽ tạo ra hai luồng dao động trái ngược nhau. Các luồng khí nén này sẽ di chuyển liên tục để tạo ra áp suất trong quá trình tích áp.

Van chỉnh áp khí nén được ứng dụng ở đâu?

Việc ứng dụng van điều chỉnh áp khí nén trong hệ thống máy nén khí là điều không thể bàn cãi. Vậy chúng được ứng dụng như thế nào? và những vị trí, thiết bị khí nén nào cần trang bị bộ chỉnh áp này?

Máy nén khí mini trang bị bộ lọc - van điều áp khí nén

Máy nén khí mini trang bị bộ lọc – van điều áp khí nén

  • Ở máy nén khí mini phục vụ dân dụng, van chỉnh áp khí nén được trang bị trực tiếp tại cửa ra của máy nén khí.
  • Ở những hệ thống có quy mô nhỏ và vừa, van điều áp khí nén có thể được lắp tích hợp trên bộ lọc khí nén, cửa ra máy nén khí.
  • Ở những hệ thống cỡ lớn, van chỉnh áp khí nén sẽ phải được lắp đặt và tính toán vị trí lắp đặt chi tiết, cẩn thận. Các vị trí, thiết bị luôn cần trang bị như là cửa ra máy nén khí, máy sấy khí nén, bộ lọc khí nén. Bên cạnh đó, chúng còn phải được trang bị ở ngay trước thiết bị thực thi sử dụng khí nén. Các bộ lọc khí nén có trang bị tùy chọn bộ điều áp khí nén cũng cần được tính toán khoảng cách phù hợp để thực hiện đồng thời lọc tạp chất và điều áp.

Bài viết liên quan: Ứng dụng van cánh bướm điều khiển khí nén

Van bướm điều khiển khí nén lắp bộ lọc - bộ điều áp khí nén

Van bướm điều khiển khí nén lắp bộ lọc – bộ điều áp khí nén

Một số thông số lưu ý khi chọn mua van điều áp khí nén

Khi có nhu cầu mua van điều áp khí nén, chúng ta cần lưu ý đến những thông số kỹ thuật gì? Nếu Bạn đã có kinh nghiệm và kiến thức thì công việc mua hàng này quá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu Bạn là chưa nắm rõ thì sao? Bạn có thể đưa ra cho nhà cung cấp các yêu cầu về kỹ thuật cho nhà cung cấp. Họ sẽ có chức năng hỗ trợ và tư vấn sản phẩm phù hợp. Vậy, chúng ta cần lưu ý và cung cấp những thông tin, yêu cầu thông số kỹ thuật nào? Hãy tham khảo các thông số cần lưu ý dưới đây nhé!

  • Kích thước chân ren: Trên đường ống trông hệ thống sử dụng ống bao nhiêu, yêu cầu lắp đặt chân ren bao nhiêu?
  • Kiểu điều chỉnh bằng tay hay bằng khí
  • Áp suất tối đa và áp suất tối thiểu
  • Dải áp suất thiết lập
  • Áp suất tín hiệu đầu vào (với loại van điều áp bằng khí)
  • Độ sai số hay có thể gọi là độ nhạy của bộ điều áp. Thông số này ảnh hưởng đến mức độ ổn định của áp suất đầu ra bộ điều áp.
  • Lưu lượng tiêu hao
  • Nhiệt độ của khí nén và môi trường xung quanh để quyết định vật liệu bộ điều áp phù hợp
  • Những phụ kiện và các tùy chọn
  • Các chính sách hỗ trợ bán hàng và sau bán hàng. Yếu tố này lúc nào cũng cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi của chúng ta khi mua và sau mua bộ điều áp khí nén, cũng như các sản phẩm khác.

Những lưu ý khi lắp đặt và cài đặt áp suất bộ điều áp khí nén

  • Khi lắp đặt, chúng ta cần phải lắp đúng chiều khí nén đi vào – ra van điều áp. Cửa vào nối cùng đường ống, thiết bị nguồn khí nén. Đầu ra gắn vào đường ống dẫn hoặc trực tiếp vào thiết bị tiếp theo.
  • Khi lắp đặt, chúng ta nên lắp sao cho núm – vít điều chỉnh lò xo ở bên trên để dễ điều chỉnh; đồng hồ áp suất thì hướng ra ngoài sao cho tiện việc quan sát thông số đo trên đồng hồ.
  • Khi cài đặt, thiết lập giá trị áp suất mong muốn, bạn nên cho chạy thử. Khi đó, chúng ta vừa quan sát đồng hồ áp suất, vừa điều chỉnh. Như vậy, việc thiết lập sẽ thuận tiện hơn nhiều.
  • Khi cài đặt, bạn có thể vặn núm – vít điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ để tăng giá trị áp suất cài đặt; và ngược lại để giảm giá trị áp suất cài đặt.

Như vậy, Chúng ta đã tìm hiểu khá chi tiết về thiết bị van điều áp khí nén(van chỉnh áp – bộ điều áp khí nén). Chúng ta cũng hiểu rõ tầm quan trọng của nó trong một hệ thống máy nén khí. Cùng với đó là các lưu ý khi mua – lắp đặt – cài đặt bộ điều chỉnh áp khí nén. Chúng tôi rất hi vọng bài viết sẽ có giá trị tham khảo, giúp ích cho Quý Bạn Đọc. Nếu có ý kiến đóng góp, bổ sung vui lòng phản hồi tại phần “Comment” bên dưới; hoặc gửi qua hòm thư info@tuanhungphat.vn nhé! Chúng tôi rất cảm kích với những ý kiến đóng góp nhằm đề cao giá trị chuyên môn cho bài viết của Quý Vị. Trân trọng!

Xem tiếp: Phần 10. Van điện từ khí nén là gì?

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.