Lưu ý khi sử dụng và vận hành van bướm

5/5 - (2 bình chọn)

Van bướm cũng có chức năng giống các loại van công nghiệp khác như van cổng, van bi đó là đóng, mở hoàn toàn và điều tiết lưu lượng dòng chảy lưu chất trên hệ thống đường ống. Tuy nhiên, về lưu ý khi sử dụng cũng như cách vận hành mỗi loại sẽ có những điểm riêng biệt khác nhau để đảm bảo phù hợp, đáp ứng một cách tốt nhất với hệ thống được lắp đặt.

Ở bài trước chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết Ứng dụng của van bướm, để quý khách hàng nắm bắt những thông tin cơ bản giúp hệ thống vận hành ổn định và đảm bảo an toàn. Bài viết hôm nay chúng ta tiếp tục cùng tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng va vận hành van bướm đúng cách để đảm bảo van hoạt động ổn định, hiệu quả nhé!

Lưu ý khi sử dụng van bướm

Trong quá trình sử dụng van bướm, để đảm bảo van hoạt động ổn định, hiệu quả, công suất như ý muốn và tuổi thọ dài lâu. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người vận hành cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Lưu ý khi sử dụng van bướm

Lưu ý khi sử dụng van bướm

  • Khi lắp đặt nên đặt van bướm ở vị trí mở ¼ để khi đóng hoặc mở thường xuyên tránh làm biến dạng miếng đệm bị kẹt do bị siết chặt và gây ra hiện tượng rò rỉ lưu chất ra bên ngoài môi trường.
  • Đối với van bướm chuyển động, bụi hoặc các chất khác có thể làm kẹt và gây khó khăn khi vận hành đóng mở van. Do đó, trong quá trình sử dụng cần được bảo trì, bảo dưỡng thường thuyên để có thể hoạt động tốt. Khi cần tháo dỡ van phải giảm triệt để áp lực dòng trước bằng cách nới lỏng bu lông đường ống để tránh gây nguy hiểm cho người xử lý.
  • Đối với các van vận hành thường xuyên thì sau khoảng 2-3 năm sử dụng thì bạn nên tháo van ra để kiểm tra xem tình trạng của các bộ phận bên trong van như đĩa van, tấm đệm có đảm bảo không, nếu không thì cần có phương án thay thế.
  • Van bướm rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết các góc từ 15 – 75 độ. Vì vậy người dùng nên hạn chế, nếu trong những đường ống cần điều tiết dòng chảy nên lắp đặt van bướm có cơ cấu gài góc độ mở để có thể điều tiết một cách tốt nhất mà không gây hư hỏng van.
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ độ rò rỉ van vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và hiệu quả hoạt động của van.
  • Với van bướm điều khiển khí nén nên kiểm tra áp suất lưu chất đầu vào của van bằng cách lắp đặt thêm đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến áp suất cho đường ống lưu chất trước khi vào van.
  • Với van điều khiển điện cần lưu ý nguồn điện sử dụng phải đáp ứng, phù hợp với nhu cầu hoạt động và nguồn điện áp tại nơi cần sử dụng.
  • Với van điều khiển bằng tay quay không được tự ý điều chỉnh bu lông căn chỉnh trên hộp số của van bướm.
  • Kiểm tra nhiệt độ lưu chất và nhiệt độ môi trường sao cho đúng với quy cách của loại van đang sử dụng. Nếu nhiệt độ lưu chất không đúng với quy cách của van sẽ dẫn đến việc hư hỏng nặng hơn sẽ gây cháy nổ và nguy hiểm cho người vận hành. Với nhiệt độ môi trường không đúng quy cách thì cũng gây ra rất nhiều hư hỏng cho van.

Hướng dẫn cách vận hành van bướm

Trên lý thuyết, cách vận hành van bướm khá đơn giản, dễ dàng chỉ cần mất một vài giây đến một vài phút đồng hồ. Tuy nhiên, trên thực tế, để vận hành được van bướm hoạt động ổn định lại khá phức tạp. Bởi mỗi loại van có kiểu điều khiển khác nhau sẽ có cách thức vận hành khác nhau. Cụ thể như sau:

Van bướm tay gạt

Cách vận hành van bướm tay gạt

Cách vận hành van bướm tay gạt

Với van bướm điều khiển thủ công bằng tay gạt, cách vận hành thuộc vào loại đơn giản, dễ dàng nhất. Khi thực hiện đóng hoặc mở chỉ cần nắm chắc tay vào phần tay gạt và xoay một góc 90 độ. Xoay theo chiều kim đồng hồ thì van sẽ đóng, xoay ngược chiều thì van mở. Về cơ bản, loại van này sử dụng sức người là chính do vậy chỉ phù hợp với đường ống có kích thước nhỏ hoặc trung bình.

Van bướm tay quay

Cách vận hành van bướm tay quay

Cách vận hành van bướm tay quay

Van bướm tay quay ngoài phần điều khiển là tay quay vô lăng được thiết kế thêm hộp số trợ lực nên vận hành sẽ nhẹ hơn tay gạt. Khi vận hành, đầu tiên người dùng cần xác định vị trí hộp số, tay quay vô lăng. Sau đó quan sát kỹ các ký hiệu mũi tên ở trên tay quay và điều khiển. Nếu van đang ở trạng thái đóng, muốn mở van thì xoay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ. Khi đó lực từ tay quay sẽ truyền đến hộp số và truyền chuyển động xuống trục van kéo đĩa van dịch chuyển. Và ngược lại van đang mở xoay cùng chiều thì van đóng.

Lưu ý: Lực tác động vào tay quay hoặc tay gạt sẽ phụ thuộc vào kích thước và trạng thái của van. Thường tay gạt sẽ được lắp đặt trong hệ thống có kích cỡ nhỏ hơn tay quay vì tay quay co hộp trợ lực nên vận hành nhẹ hơn.

Van bướm điều khiển điện

Cách vận hành van bướm điều khiển điện

Cách vận hành van bướm điều khiển điện

Van bướm động cơ điện được vận hành theo hình thức tự động hoặc bán tự động và được sử dụng phổ biến trong các hệ thống ống công nghiệp nước, dầu, khí, gas, hóa chất lỏng có áp lực cao, môi trường độc hại. Và không sử dụng trong môi trường dòng chảy là các hạt rắn, bột khô. Bộ phận điều khiển quá trình vận hành là phần motor điện, khi vận hành chúng ta chỉ cần cấp nguồn điện 24V, 220V hoặc 380V… vào motor điện.

Sau đó, van sẽ tự động vận hành đóng mở cho phép, ngăn chặn lưu chất đi qua dựa trên nguyên lý nhận lực quay từ motor điện, người dùng không cần tác động lực. Khi thực hiện hết chu trình van sẽ tự động ngắt điện nhờ công tắc hành trình, người dùng chỉ cần quan sát là biết trạng thái hoạt động của van.

Van bướm điều khiển khí nén

Cách vận hành van bướm điều khiển khí nén

Cách vận hành van bướm điều khiển khí nén

Tương tự van bướm điều khiển điện, van cánh bướm điều khiển khí nén này cũng vận hành theo hình thức tự đông, bán tự động bằng cách cấp nguồn khí nén vào bộ truyền động bằng khí nén. Bộ phận này thường được làm từ hợp kim nhôm được phủ sơn hay mạ Crom bên ngoài để chống tình trạng oxit cũng như trầy xước. Cụ thể khi vận hành chỉ cần cấp khí nén vào vị trí theo quy định, van sẽ bắt đầu hoạt động, nếu ở trạng thái mở sẽ chuyển sang đóng và ngược lại. Để nhận biết trạng thái của van người dùng chỉ cần quan sát công tắc giới hạn là ON hoặc OFF.

Tổng kết sử dụng và vận hành van bướm

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cơ bản về lưu ý khi sử dụng và cách vận hành van bướm đúng cách để đảm bảo van hoạt động ổn định, hiệu quả.

Bài tiếp theo: Lịch sử phát triển van bướm

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.