Hệ thống lọc nước RO là gì? Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động
Hệ thống lọc nước RO được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp nhằm mang lại nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn, đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng nước. Hãy cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu về hệ thống lọc nước RO trong bài viết dưới đây nhé.
Hệ thống lọc nước RO là gì?
Hệ thống xử lý nước RO là hệ thống lọc nước, áp dụng công nghệ RO (Viết tắt của Reverse Osmosis) để làm sạch nước, giúp loại bỏ các tạp chất cho trong nguồn nước như sắt, chì, mangan, cặn bẩn… Áp dụng công nghệ lọc nước RO với màng lọc có kích thước khe lọc nhỏ li ti từ 0.0001 micromet mang đến nguồn nước sạch, tinh khiết.
Cấu tạo của hệ thống lọc nước RO
Hệ thống lọc nước RO được chia làm nhiều hệ thống, mỗi hệ thống sẽ đảm vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như sau:
Hệ thống lọc thô
Bao gồm 3 cột lọc thô composite và 2 lõi lọc PP dùng để khử mùi hôi, loại bỏ kim loại nặng, chất rắn trong nước, giúp bảo vệ màng lọc RO khỏi các chất cặn bẩn, vật cứng…
- Cột lọc 1: Có chức năng trung hòa nồng độ pH, khử sắt, phèn cặn. Với cấu tạo gồm sỏi lọc, cát thạch anh, mangan, birm.
- Cột lọc 2: Có chức năng khử mùi, khử độc trong nước với cấu tạo gồm sỏi lọc, hạt odm 2f, than hoạt tính, cát thạch anh.
- Cột lọc 3: Giúp làm mềm nước để dẫn qua lõi lọc tinh, bao gồm các vật liệu chính như sỏi lọc, cát thạch anh, hạt cation.
Hệ thống lọc tinh
Có nhiều kích thước từ 0,1 micron đến 0,5 micron, được làm từ nhựa PP, PE.
Màng lọc RO
Màng lọc RO hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống, giúp nước đi qua các lõi lọc, từ lõi lọc thô đến các lõi lọc chức năng. Quá trình này loại bỏ các thành phần hóa học, kim loại, tạp chất và vi khuẩn có trong nước.
Sau khi nước được xử lý qua giai đoạn tiền lọc, nó sẽ tiếp tục qua giai đoạn lọc RO, nơi mà màng RO có khả năng giảm TDS bằng cách loại bỏ các chất hòa tan, mang lại nguồn nước đạt chuẩn và an toàn. Nước sau khi đi qua màng lọc sẽ trở thành nước tinh khiết, với khả năng loại bỏ tới 99,9% chất rắn hòa tan, kim loại nặng, vi khuẩn và virus.
Bồn chứa nước thô
Là bể chứa nước cần lọc để đưa vào lọc tại 3 cột lọc. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bồn chứa sẽ có kích thước khác nhau.
Hệ thống lọc xác khuẩn
Hệ thống lọc xác khuẩn bao gồm đèn UV và bộ máy sục Ozone có chức năng quan trọng trong việc diệt khuẩn, chống tái nhiễm khuẩn có trong nguồn nước, mang lại chất lượng nước sạch, tự nhiên, giúp tiêu diệt 99,99% vi sinh vật có hại, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước RO
Hệ thống lọc nước RO hoạt động dựa trên 3 hệ thống đảm nhiệm vai trò khác nhau như sau:
Hệ thống tiền xử lý
Hệ thống tiền xử lý bao gồm nhiều cột lọc, bơm, vật liệu lọc, van điều khiển, v.v. Mục tiêu chính của hệ thống này là loại bỏ tạp chất, cặn lắng lớn, kim loại nặng, chất hữu cơ và làm mềm nước.
Nước được bơm từ bể chứa vào hệ thống tiền xử lý, qua các cột lọc kim loại nặng, lọc carbon, lọc làm mềm và thiết bị lọc tinh. Mặc dù đây chỉ là bước tiền xử lý, nhưng nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ thiết bị máy móc và đảm bảo quá trình lọc sau đó diễn ra suôn sẻ.
Hệ thống chính – Màng lọc nước RO
Sau khi nước được khử phèn, khoáng, clo và làm mềm, nó sẽ được bơm cao áp qua hệ thống màng lọc thẩm thấu ngược RO. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình lọc nước RO.
Màng RO được làm từ vật liệu polyamide mỏng và có cấu trúc chặt chẽ, với khe lọc chỉ 0.0001 micron. Quá trình lọc này loại bỏ các chất rắn hòa tan, các kim loại nặng, chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, cadmium, nitrate, amoni, v.v., đảm bảo nước đầu ra đạt độ tinh khiết cao.
Để màng RO hoạt động hiệu quả, nước đầu vào cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định:
- Độ cứng của nước phải càng nhỏ càng tốt (< 17mg/l) để tránh sự kết tinh của các ion cứng trên màng, gây tắc nghẽn.
- Nước không được chứa các chất oxy hóa, vì chúng có thể làm hỏng màng lọc.
- Nước đầu vào cần có độ trong cao, giúp tránh tạo cặn lơ lửng và mảng bám trên màng.
- Cần tránh tình trạng dừng hệ thống quá lâu, vì vi khuẩn có thể phát triển và làm hỏng màng, ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Quá trình xử lý sau màng RO
Trong quá trình lưu trữ và vận chuyển, nước có thể bị tái nhiễm khuẩn từ không khí. Do đó, bước diệt khuẩn trước khi sử dụng là rất quan trọng.
Quá trình diệt khuẩn có thể được thực hiện một hoặc hai lần. Thông thường, các công nghệ Ozone và UV được sử dụng để xử lý nước. Ozone sẽ tiệt trùng vi khuẩn còn lại trong nước, và sau đó, nước tiếp tục được chiếu qua đèn UV để diệt khuẩn lần nữa mà không làm thay đổi chất lượng nước.
Sau khi được xử lý bằng Ozone và UV, các xác vi khuẩn sẽ kết tụ lại, tạo thành màng lơ lửng. Nước sau đó sẽ được đưa qua thiết bị lọc xác khuẩn, đảm bảo nước có chất lượng tốt nhất và hương vị tinh khiết.
Ưu, nhược điểm của hệ thống lọc nước RO
Ưu điểm của hệ thống lọc nước RO
- Mang đến nguồn nước sạch, tinh khiết, đảm bảo an toàn và đạt chuẩn QCVN 6-1-2010/byt
- Nước được lọc theo nguyên lý thẩm thấu ngược và kết hợp sử dụng lõi RO có khả năng bổ sung khoáng chất giúp tăng độ pH, tạo vị ngọt, tăng lượng oxy cho nước.
- Khả năng tự sục rửa khi lọc nước, loại bỏ 99.9% các độc tố, tạp chất, vi khuẩn, chất bụi bẩn trong nước nhờ vào màng lọc RO có kích thước nhỏ 0.0001 micromet.
- Lắp đặt đa dạng trong hệ thống với nhiều nguồn nước khác nhau như: Nước giếng khoan, nước máy, nước lợ, nước sông.
- Độ bền cao, ít thay thế, sửa chữa, tiết kiệm được nhiều chi phí.
Nhược điểm của hệ thống lọc nước RO
- Hạn chế sử dụng với nước có nồng độ axit cao, chứa nhiều chất ăn mòn, oxy hóa.
- Với hệ thống lọc nước RO công nghiệp cần điện có công suất lớn để hoạt động.
Ứng dụng của hệ thống lọc nước RO
Nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng cao nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe. Dưới đây là những ứng dụng thực tế của hệ thống lọc nước RO:
- Lĩnh vực y tế: Rửa vết thương, dụng cụ y tế, pha chế thuốc, sử dụng trong công nghệ chạy thận…
- Trong nông nghiệp, chăn nuôi: Cung cấp nước sạch cho vật nuôi, gia súc, cây trồng, đảm bảo phát triển khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh, vi khuẩn.
- Trong hệ thống sản xuất, chế biến: Nước từ hệ thống lọc RO được dùng để sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, nước ngọt…
Xem thêm:
Sợ đồ hệ thống lọc nước RO
Quy trình lọc nước theo công nghệ RO
Quy trình xử lý nước RO bằng hóa lý
Nước được bơm từ giếng khoan, sau đó qua hệ thống xử lý nước đa năng và hệ thống lọc cặn tinh trước khi được đưa vào bồn đầu nguồn để lắng lọc.
Bơm đầu nguồn hút nước và đẩy qua hệ thống lọc thô đa năng, bao gồm 3 cột lọc.
Sau khi qua 3 cột lọc thô, nước tiếp tục được lọc cặn tinh bằng khe lọc 5 micron, giúp xử lý mùi và loại bỏ cặn tinh trước khi vào bồn trung gian.
Quy trình loại bỏ kim loại nặng, vi khuẩn, virus
Bơm trung gian hút nước từ bồn trung gian và đưa qua bộ lọc cặn tinh với khe lọc 1 micron. Sau đó, nước tiếp tục được bơm qua màng thẩm thấu ngược RO.
Nước được lọc qua hệ thống màng RO, nước sạch sẽ được chứa trong bồn thành phẩm, trong khi nước thải được xả ra ngoài.
Qua quá trình lọc này, nước sẽ loại bỏ kim loại nặng, vi khuẩn, virus và hợp chất hữu cơ.
Quy trình khử trùng và diệt khuẩn
Máy Ozone được gắn vào bồn nước thành phẩm để sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn còn tồn tại trong nước khi lưu trữ trong bồn inox.
Bộ lọc cặn tinh khiết 1 micron được sử dụng sau bồn thành phẩm để giữ lại cặn phát sinh và bảo vệ đèn diệt khuẩn UV khỏi bị vỡ.
Nước tiếp tục được chiếu qua đèn UV tia cực tím để diệt khuẩn. Tại đây, vi khuẩn bị tiêu diệt một lần nữa, tăng cường hệ thống kiểm soát vi khuẩn.
Sau khi bị diệt bởi đèn UV, xác vi khuẩn sẽ di chuyển ra ngoài. Nước sau đó sẽ đi qua thiết bị lọc xác vi khuẩn, có khe lọc 0,2 micron, giúp giữ lại và chặn các xác vi khuẩn không cho thoát ra ngoài vòi chiết rót. Đây là bước xử lý nước RO cuối cùng.
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống lọc nước RO
- Bước 1: Lựa chọn hệ thống lọc nước RO có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí, nguồn nước và năng lượng tiêu thụ.
- Bước 2: Khảo sát vị trí, khu vực lắp đặt, đảm bảo sạch sẽ, an toàn, được che phủ tốt, chống mưa, nắng.
- Bước 3: Lắp đặt các bộ phận lọc theo thứ tự như sau: Cột lọc cát -> Cột lọc than hoạt tính -> Cột lọc mềm nước -> Cột lọc tinh -> Màng lọc RO. Lưu ý vị trí thùng chứa nước tinh khiết không cao quá 1,5m từ đầu ra của nước tinh khiết và nước thải.
- Bước 4: Lắp mạch điện theo đúng sơ đồ hướng dẫn.
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra và đánh giá hệ thống, chất lượng nguồn nước đảm bảo hoạt động êm ái, không gây ra tiếng ồn, nước lọc sạch, an toàn.
Những điều cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống lọc nước RO
Trước khi lắp đặt hệ thống xử lý nước RO hoàn chỉnh, chủ đầu tư cần thực hiện các bước chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư đầy đủ vào cơ sở hạ tầng để đảm bảo quá trình lắp đặt được thực hiện một cách hiệu quả nhất:
- Không gian lắp đặt phù hợp: Đảm bảo hệ thống xử lý nước cấp RO có đủ không gian để hoạt động và tránh bị va đập, hư hỏng trong suốt quá trình vận hành.
- Nguồn điện ổn định: Cung cấp nguồn điện đủ mạnh, vì màng lọc RO yêu cầu áp suất thẩm thấu cao để đẩy nước qua màng lọc.
- Bể chứa nước: Cần có bể chứa hoặc téc nước để chứa nước đầu vào và đầu ra sau khi đã qua hệ thống lọc. Các bể chứa này phải được thiết kế kín và thường xuyên vệ sinh để duy trì chất lượng nước tinh khiết.
- Phao điện chống tràn: Thiết bị này rất quan trọng để tự động ngắt khi bể chứa đầy nước, giúp tiết kiệm nước và đảm bảo quá trình xử lý nước RO diễn ra hiệu quả.
Vai trò của van công nghiệp trong hệ thống lọc nước RO
Để lắp đặt và điều khiển hệ thống lọc nước RO vận hành tốt, mang lại công suất hoạt động cao, cần sử dụng các thiết bị điều khiển tự động bao gồm: Bảng mạch điều khiển, van điều khiển như: Van bi điện, van bi khí nén, van cổng, van bướm… Bên cạnh đó van công nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống như:
- Điều chỉnh lưu lượng và áp suất nước: Van công nghiệp được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng và áp suất của nước đầu vào và nước đầu ra trong hệ thống lọc RO, đảm bảo các điều kiện hoạt động của màng RO luôn ổn định, tối ưu hóa hiệu suất lọc và tránh hiện tượng tắc nghẽn hoặc hỏng hóc.
- Ngắt kết nối khi có sự cố: Các van an toàn được tích hợp vào hệ thống để ngắt kết nối tự động khi có sự cố xảy ra như khi áp suất quá cao hoặc khi có rò rỉ… giúp bảo vệ hệ thống khỏi những tổn thất nghiêm trọng.
- Loại bỏ cặn bẩn: Trong hệ thống RO, van xả đáy được sử dụng để xả các chất bẩn, cặn bã tích tụ trong quá trình lọc giúp tăng tuổi thọ của màng lọc.
- Duy trì áp suất ổn định, cần thiết cho quá trình vận hành hệ thống, đạt hiệu suất cao và đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ quá tải, cháy nổ hệ thống.
- Giúp ngăn chặn tình trạng chảy nước của dòng nước khi lắp đặt van 1 chiều hoặc lắp đặt van bi 3 ngã để điều hướng dòng nước theo nhu cầu, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí.
Quý khách có nhu cầu mua van công nghiệp, chất lượng, chính hãng hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi chuyên phân phối các loại van với 15 năm kinh nghiệm, cam kết hàng chính hãng, có đầy đủ giấy tờ, mẫu mã, phù hợp với mọi quy mô và hệ thống.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0915.891.666
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
Ngày cập nhật lần cuối: 11/12/2024