Bảo trì – bảo dưỡng van bướm | Tại sao phải bảo trì bảo dưỡng?
Sau khi đã nắm được hướng dẫn lắp đặt van bướm đúng cách – đảm bảo kỹ thuật, trong quá trình sử dụng để van hoạt động ổn định, tuổi thọ dài lâu thì vấn đề bảo trì, bảo dưỡng van cũng khá quan trọng. Vậy bảo trì bảo dưỡng van bướm như thế nào? Tại sao phải tiến hành bảo trì bảo dưỡng van bướm sau một thời gian sử dụng? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý vị quy trình cơ bản để bảo trì bảo dưỡng van bướm, cùng tham khảo nhé!
Bảo trì – bảo dưỡng van bướm là công việc gì?
Van bướm là một thiết bị van công nghiệp có kết cấu dạng cánh bướm; có tên tiếng Anh là Butterfly valve. Van bướm được lắp đặt trên hệ thống đường ống với chức năng đóng mở hoàn toàn và điều tiết lưu lượng dòng chảy.
Bảo trì, bảo dưỡng van bướm là công việc kiểm tra các bọ phận của van và tiến hành khắc phục nếu phát hiện ra sự cố. Mục đích nhằm duy trì hoặc khôi phục thiết bị đảm bảo hoạt động, vận hành ổn định, bình thường. Bảo trì, bảo dưỡng trong thuật ngữ tiếng Anh là “Maintenance” xuất phát từ động từ “Maintain” có nghĩa là “duy trì”.
Hiểu một cách đơn giản công việc bảo trì, bảo dưỡng sẽ được tiến hành gồm các nhiệm vụ chính như sau:
- Kiểm tra xem van có hoạt động bình thường không, chất lượng có ổn định không, có dính bụ bẩn không để tiến hành vệ sinh định kỳ. Đồng thời, tra thêm dầu, mỡ để bánh răng vận hành trơn tru, hệ thống vận hành bình thường.
- Khắc phục sự cố: khi thiết bị xảy ra sự cố cần thiết phải can thiệp sửa chữa hoặc thay thế thiết bị.
- Bảo trì, bảo dưỡng phải được thực hiện theo định kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Lưu ý nếu hệ thống lắp đặt phức tạp cần nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn hoặc cần có sự tham gia của nhà cung cấp, đơn vị sản xuất. Nhiệm vụ tiến hành bảo dưỡng, thay thế những linh kiện có khả năng bị hư hỏng; làm công tác bảo hộ những linh kiện còn hoạt động tốt.
Tại sao phải bảo trì bảo dưỡng van bướm?
Như đã giới thiệu từ đầu, để hệ thống vận hành ổn định, việc bảo dưỡng, bảo trì van bướm là công tác quan trọng không thể bỏ qua. Bởi, mỗi thiết bị đều có tuổi thọ, thời gian bảo hành nhất định và sau một thời gian sử dụng sẽ có độ mài mòn hay gặp các vấn đề kỹ thuật. Do đó công tác bảo trì bảo dưỡng nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho thiết bị; từ đó nâng cao tuổi thọ của thiết bị. Cụ thể lý do tại sao phải bào trì, bỏ dưỡng chúng tôi đã tổng hợp dưới đây:
- Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, vận hành liên tục, không xảy ra trục trặc và duy trì tốt hiệu quả hoạt động.
- Là phương án hạn chế tối đa những sự cố lớn: chỉ từ 1 thiết bị hư hỏng ảnh hưởng đến toàn bộ hoặc bộ phận thiết bị khác trên hệ thống.
- Hạn chế tối đa chi phí sản xuất: có thể bị hao hụt lưu chất, tổn hao nhân lực, vật lực để khắc phục sự cố.
- Tăng tính chủ động trong vận hành và thay thế thiết bị. Từ đó giảm thời gian đi khắc phục sự cố, giảm khả năng hệ thống đình chệ do hư hỏng bất ngờ.
- Giảm một cách đáng kể tình trạng hỏng hóc, giảm chi phí thay thế thiết bị.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn hệ thống.
Quy trình bảo trì bảo dưỡng van bướm
Như đã trình bày ở trên, bảo trì, bảo dưỡng van bướm là một công tác nhằm duy trì hoặc khôi phục khả năng vận hành bình thường của van (hay bất kỳ thiết bị nào). Và theo thực tế, tùy vào điều kiện làm việc, lưu chất trong hệ thống mà có quy trình, thời gian định kỳ bảo trì, bảo dưỡng van bướm khác nhau.
Hiện nay, hầu hết, các thiết bị van công nghiệp nói chung và van bướm nói riêng thường được quy định thời gian bảo dưỡng định kỳ 6 đến 12 tháng/một lần. Mục đích để kiểm tra, phát hiện sự cố trong quá trình vận hành và kịp thời có phương án xử lý, khắc phục, tránh sự cố bất ngờ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống và mức độ an toàn của người vận hành.
Dưới đây là 2 phương pháp bảo trì, bảo dưỡng van thường xuyên được sử dụng và được đánh giá là cần thiết và quan trọng giúp van có thể giữ được tình trạng hoạt động tốt nhất, hiệu xuất hoạt động cao nhất, tiết kiệm được chi phí tốt nhất:
Bảo trì bảo dưỡng van bướm theo định kỳ
Với phương án bảo trì, bảo dưỡng này người vận hành cần tuân theo hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp. Thông thường, thời gian khuyến nghị định kỳ bào dưỡng của van bướm là từ 6 đến 12 tháng. Thời gian chính xác còn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, chất liệu van và lưu chất trong hệ thống. Cụ thể quy trình bảo trì, bảo dưỡng như sau:
- Với hệ thống van điều khiển khí nén nhỏ chỉ cần tiến hành thao van vệ sinh, kiểm tra gioăng van, gioăng đệm giữa van và mặt bích và thực hiện thay thế bộ phận hư hỏng nếu nhà sản xuất yêu cầu.
- Với hệ thống có quy mô lớn, hệ thống van kích cỡ lớn thì cần bảo trì, bảo dưỡng bằng phần mềm trên máy vi tính. Mặc dù tốn kém nhưng mang tính chủ động và đảm bảo an toàn hơn cho hệ thống.
Theo dõi tình trạng van bướm trong các hệ thống đường ống
Bảo trì bảo dưỡng van bướm khi có sự cố
Hay có thể nói: Bảo dưỡng dựa trên tình trạng của van. Bằng cảm quan, kỹ thuật viên có thể thấy bộ phận tay gạt, tay quay, buloong… bị gỉ sét; hay lưu chất bị rò rỉ…Từ đó có phương án giải quyết là tháo van ra để kiểm tra và sửa chữa, khắp phục hoặc thay thế kịp thời các bộ phận hư hỏng.
Theo khuyến cao của nhà sản xuất, đây là phương pháp tương đối tiết kiệm chi phí thay thế tức thời. Tuy nhiên để bám sát tình trạng các thiết bị nói chung cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ liên tục. Từ đây, chúng ta có thể thấy vai trò trọng yếu của việc bảo dưỡng định kỳ. Công việc trên nhằm đánh giá, dự phán khả năng bị hư hỏng của thiết bị từ trước; và có kế hoạch dự phòng tránh sự có lớn bất ngờ xảy ra.
Những công việc chính trong quy trình bảo trì bảo dưỡng van bướm
Mặc dù mỗi loại van, mỗi nhà sản xuất cùng cách vận hành khác nhau sẽ có những quy trình bảo trì, bảo dưỡng van khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê từ thực tế đều gồm những công việc chính cần thực thi dưới đây:
- Quan sát tình trạng thực tế quá trình van vận hành và các bộ phận bằng mắt thường. Ví dụ những hư hỏng quan sát bên ngoài có thể dễ dàng thấy được như: van hoạt động ổn định không, hiện tượng gỉ sét trên bộ phận tay gạt, tay quay, bulongđai ốc… Kiểm tra trạng thái van – đường ống có bị móp méo? Xung quanh vị trí lắp đặt van có hiện tượng rò rỉ lưu chất?
- Trực quan kiểm tra hệ thống đường ống: dựa trên một số tình huống cụ thể và kinh nghiệm của kỹ thuật viên có thể đoán định một số hư hỏng của thiết bị: Kiểm tra dây dẫn khí nén (ở van bướm điều khiển khí nén); kiểm tra dây nguồn (ở van bướm điều khiển điện); Kiểm tra đồng hồ và các thiết bị đo lường khác xem hệ thống có ổn định?…
- Kiểm tra các khớp xoay xem có vận hành bình thường hay không? Có bị kẹt, trục trặc hay phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động không?
- Đối với loại van bướm điều khiển thủ công bằng tay cần kiểm tra tay quay, tay gạt có bị kẹt, vận hành có trơn tru không? Và tiến hành kiểm tra dầu, mỡ bôi trơn để bổ sung nếu cần thế.
- Đối với loại van bướm điều khiển tự động, bán tự động bằng điện, khí nén thì cần tuân thủ theo các bước hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho hệ thống và người bảo dưỡng.
- Tiến hành vệ sinh van: gioăng làm kín, đĩa van, bộ phận điều khiển: tay gạt, tay quay, bộ điện, bộ khí nén. Nếu hư hại không thể khắc phục có thể có đề xuất thay thế kịp thời.
- Tiến hành vận hành hệ thống và kiểm tra hoàn công. Khi vận hành trở lại sau quá trình bảo dưỡng, Chúng ta cần kiểm tra lại bằng trực quan xem có xảy ra lỗi trong quá trình bảo dưỡng. Kiểm tra thiết bị đo lường lưu lượng, áp suất… để đánh giá độ kín của hệ thống.
Tổng kết bảo trì – bảo dưỡng van bướm
Bài viết đã giới thiệu đến Quý Vị quy trình bảo trì, bảo dưỡng van bướm các loại. Rất mong giúp ích được cho quý vị trong công việc vận hành và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống. Cảm ơn Quý Vị đã đón đọc bài viết của chúng tôi. Trân trọng cảm ơn!
=> Bài viết tiếp theo: Lưu ý khi lựa chọn van bướm
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0915.891.666
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
Ngày cập nhật lần cuối: 03/12/2024