Công tắc dòng chảy là gì? Cấu tạo, Cơ chế vận hành, Ứng dụng
Công tắc dòng chảy hay công tắc lưu lượng có tên tiếng ảnh là flow switch. Đây là thiết bị cho biết trọng đường ống có lưu chất nào đang chạy hay không. Từ đấy có thể xem xét đóng hoặc mở công tắc điện.
Được sử dụng khá nhiều trong hệ nhiệt, máy lạnh, điều hòa không khí, máy bơm hay các hệ xử lý phổ biến. Trong hệ thống lò sưởi, nó thực hiện nhiệm vụ tắt trong trường hợp thiếu lưu thông thông thường. Tình trạng thiếu lưu thông sẽ hoạt động của vận hành an toàn nhiệt.
Công tắc dòng chảy là gì?
Công tắc dòng chảy (tên tiếng Anh là flow switch) là một thiết bị được lắp trên hệ thống cấp nước có một tín hiệu sẽ báo về hệ thống điều khiển trung tâm rằng mực chất lưu bên trong đường ống còn hay không và ở mực bao nhiêu, khi công tắc dòng chảy ngắt đồng nghĩa hệ thống nước trên đường ống sẽ không còn và toàn bộ hệ thống sẽ được dừng lại, vì vậy khi sử dụng công tắc dòng chảy rất tốt cho hệ thống máy bơm.
Với kiểu thiết kế công tắc tự động theo hình mái chèo giúp cho chúng ta phát hiện lưu lượng dòng chảy cũng như rò rỉ trên hệ thống nước một cách nhanh nhất. Công tắc dòng chảy chịu được nhiệt độ bên trong đường ống lên tới 100 độ C và áp suất làm việc 10kg/cm2 với các kiểu nối ren và lắp bích.
Các tên gọi khác của công tắc dòng chảy:
- Công tắc lưu lượng
- Cảm biến lưu lượng
- Chỉ báo lưu lượng
- Công tắc cảm biến dòng chảy
Thông số kỹ thuật công tắc dòng chảy
- Kích thước sử dụng: DN15 – DN50
- Chất liệu: Inox, gang, đồng, thép, nhựa
- Phương thức kết nối: Nối ren, mặt bích
- Áp suất làm việc: 10kg/cm2
- Áp lực làm việc: 10bar
- Thời gian xử lý: 2-15s
- Nhiệt độ: – 20 độ C đến 80 độ C
- Tiêu chuẩn: IP67, IP68
- Phương thức vận hành: Cơ và điện từ
- Điện áp: 12V, 24V
- Tín hiệu phát: ON, OFF
- Môi trường làm việc: Chất lỏng, khí
- Bảo hành: 12 tháng
Cấu tạo công tắc dòng chảy
Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm này. Nhìn bề ngoài chúng có những hình dáng khác nhau. Tuy nhiên công dụng và cấu tạo vẫn giữ nguyên công tắc dòng chảy.
Gồm 2 bộ phận chính là: housing và cảm biến.
+ Bộ phận Housing: Đây là bộ phận chính có chức năng điều khiển hoạt động đóng và mở của thiết bị. Bộ phận này nằm bên ngoài và bao gồm cả thanh trạng thái. Khi nhận được tín hiệu từ bộ phận cảm ứng bên trong thiết bị, nó sẽ phát ra tín hiệu ON hoặc OFF để biểu thị tình trạng có hoặc không của lưu chất bên trong.
+ Bộ phận cảm biến: Đây là bộ phận nằm bên trong công tắc và tiếp xúc trực tiếp với lưu chất. Nó có hình dạng giống một chiếc lá kim loại được làm từ inox, thép, đồng… và được ép mỏng. Khi có dòng chảy đi qua, bộ phận này sẽ nhanh chóng phát hiện và truyền tín hiệu đến bộ phận housing.
Nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy
Vận hành theo phương thức khá đơn giản. Như mọi người đã biết thì dòng chảy nào cũng sản sinh những áp lực nhất định. Tốc độ dòng chảy càng nhanh, áp lực sinh ra càng lớn.
Khi chạm vào que hay lá công tắc sẽ truyền động đến công tắc và chế độ “ON” hoạt động. Ngược lại, không có lưu chất qua sẽ khiến trạng thái của công tắc là “OFF”.
Các loại công tắc dòng chảy phổ biến hiện nay
Công tắc dòng chảy cơ
Công tắc cơ là một thiết bị hoạt động hoàn toàn dựa vào áp lực của dòng chảy. Nó là một chiếc lá kim loại được gắn phía dưới housing. Khi dòng lưu chất chảy qua, áp lực của dòng chảy sẽ tác động lên lá kim loại, khiến nó chuyển động để bật hoặc tắt thanh trạng thái.
Thiết bị này có khả năng hoạt động ổn định và độ nhạy cao trong việc phát hiện lưu chất. Tuy nhiên, độ bền của nó chỉ ở mức trung bình và thấp hơn nhiều so với công tắc điện từ, nên cần phải thay thế thường xuyên. Vì vậy, công tắc cơ chỉ được ứng dụng nhiều trong các hệ thống bán công nghiệp hoặc dân dụng, không phù hợp cho các hệ thống sản xuất quy mô lớn.
Mặc dù vậy, thiết bị này có một số ưu điểm như quy trình tháo lắp dễ dàng, không đòi hỏi nhiều chuyên môn và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại công tắc dòng chảy khác.
Công tắc dòng chảy điện từ
Loại công tắc này rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống lớn nhờ những tính năng tuyệt vời của nó. Khả năng cảm biến, kiểm tra, phát hiện và thông báo tín hiệu đều được thực hiện hoàn toàn tự động bằng điện từ, và có thể sử dụng với nhiều nguồn điện xoay chiều khác nhau.
Ngoài ra, loại công tắc này có độ nhạy cao và khả năng hoạt động ổn định trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nó cũng chịu được môi trường có áp lực cao, độ bền tốt, và tuổi thọ lâu dài, do đó không cần phải bảo trì hay thay mới thường xuyên, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người sử dụng.
Tuy nhiên, một nhược điểm nhỏ của loại công tắc này là giá thành cao hơn nhiều so với công tắc cơ. Vì vậy, chúng thường được lựa chọn cho các hệ thống quy mô lớn, tự động hóa và yêu cầu làm việc cao.
Tham khảo thêm:
Ưu nhược điểm của công tắc dòng chảy
Ưu điểm công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy là một thiết bị quan trọng trong các hệ thống lưu chất, vì vậy nó được sử dụng rất phổ biến và được đánh giá cao bởi khách hàng. Những ưu điểm của công tắc dòng chảy bao gồm:
- Theo dõi và phát hiện dòng chảy hiệu quả, dễ dàng kiểm soát hoạt động bên trong hệ thống.
- Hoạt động nhanh nhạy và chính xác đảm bảo hiệu quả làm việc cao.
- Thiết kế nhỏ gọn và lắp đặt đơn giản, dễ dàng tích hợp vào các hệ thống.
- Sử dụng được với nhiều nguồn điện xoay chiều khác nhau, tăng tính linh hoạt trong ứng dụng.
- Đa dạng mẫu mã và chất liệu, thích hợp với nhiều loại lưu chất và điều kiện môi trường khác nhau.
- Độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài mà không cần bảo trì thường xuyên.
Nhược điểm công tắc dòng chảy
Bên cạnh các ưu điểm, công tắc dòng chảy cũng có một số hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tối ưu của sản phẩm:
- Dễ hư hỏng khi tháo lắp không đúng cách hoặc vặn siết quá mạnh, các mối nối ren có thể bị hư hỏng hoặc gãy.
- Độ bền trung bình của công tắc dòng chảy cơ chỉ thích hợp sử dụng trong các hệ thống dân dụng nhỏ.
- Giá thành của công tắc dòng chảy điện từ cao hơn so với các loại công tắc khác.
Ứng dụng của công tắc dòng chảy
Có thể kể ra một vài lĩnh vực ứng dụng loại thiết bị này như:
- Đo lưu lượng nước trong đường ống.
- Đo dòng chảy xăng, dầu trong đường dẫn.
- Sử dụng để bảo vệ máy bơm trong trường hợp máy bơm chạy không tải gây quá nhiệt, cháy máy bơm.
- Đo lưu lượng hóa chất, nước thải trong đường ống giúp phát hiện tắc nghẽn đường ống.
- Sử dụng đo mức chất lỏng trong tank, bồn chứa chất lỏng.
Flow switch được sử dụng nhiều trong hệ thống sprinkler của hệ thống PCCC. Tại mỗi tầng người ta thường lắp đặt một một công tắc dòng chảy kèm với 1 van điện từ. Như đã trình bày ở trên, nguyên lý hoạt động của công tắc cảm biến dòng chảy là khi có nước chảy qua sẽ đẩy lá lật tác động vào công tắc có tiếp điểm thường đóng hoặc thường mở, qua đó báo tín hiệu có dòng chảy bên trong ống hay không. Đó là một trong những ứng dụng của công tắc dòng chảy
Bên cạnh đó, để kiểm tra công tắc dòng chảy và van còn tốt hay không, người ta còn gắn thêm một van xả. Khi mở van xả có dòng chảy từ trục đứng vào đường nhánh ngang, công tắc dòng chảy tác động, hệ thống sprinkler sẵn sàng hoạt động. Hiện nay để thuận tiện cho kiểm tra hệ thống, người thiết kế hệ thống chữa cháy sprinkler cũng bổ sung thêm trên đường ống xả 1 van điều khiển điện. Nhờ đó nhân viên kỹ thuật có thể có thể ngồi ở phòng điều khiển kích hoạt mở van điện từ ở bất cứ tầng nào để kiểm tra thay vì phải đến mỗi tầng mở van xả bằng tay để kiểm tra.
Cách lắp đặt công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy được trang bị một bộ lưỡi cắt (1), được sử dụng cho các đường kính ống có kích cỡ khác nhau, đặc biệt có kích thước phù hợp cho phép lắp đặt dễ dàng và giảm thiểu mất mát áp suất.
Đối với đường kính lớn hơn hoặc lớn hơn 3″ (DN 80), cần phải thêm vào các lưỡi đã được lắp ráp trước để tăng độ dài lưỡi tắt (2) (được cung cấp trong bao bì đóng gói), chỉ cần cắt nó với kích thước tương ứng với đường kính mong muốn.
Công tắc dòng chảy nên được lắp trên ống với thanh điều khiển thẳng đứng, theo hướng dòng chảy được chỉ ra bởi mũi tên trên nắp và trên thân ngoài của sẩn phẩm.
Để lưỡi cắt hoạt động được tốt, cần phải cài đặt công tắc dòng chảy bằng cách tuân thủ khoảng cách được thể hiện trên bản vẽ, sử dụng một ống măng-sông được hàn cho cả đoạn ống.
Bảo dưỡng công tắc dòng chảy
Để công tắc dòng chảy hoạt động một cách tốt nhất và bền bỉ chúng ta làm vệ sinh bảo dưỡng theo các cách sau:
- Dùng tô vít mở 2 ốc ren
- Vệ sinh bên trong khoang công tắc dòng chảy
- Vệ sinh đầu dò điện cực, đảm bảo bộ phận quay không bị vướng khi nước chảy qua
- Cuối cùng lắp lại như trang thái ban đầu và cho vận hành
Lưu ý trước khi bảo dưỡng công tắc dòng chảy
- Rút điện khỏi ổ cắm và ngắt nguồn điện.
- Trước khi làm sạch, đóng van và bơm
Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu qua công tắc dòng chảy, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng. Nếu còn có thắc mắc gì hãy liên hệ hotline của Tuấn Hưng Phát để được tư vấn thêm nha.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: Liền kề 37, Số nhà 11, Khu đô thị mới Phú Lương, Phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0961694858
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn