Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện dân dụng

Khi thiết kế hệ thống điện dân dụng cần tuân theo 2 tiêu chuẩn là TCVN 9206:2012 – đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng, TCVN 9207:2012 – đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

Tiêu chuẩn TCVN 9206:2012 đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện

Thiết kế hệ thống điện dân dung theo tiêu chuẩn TCVN 9206:2012

Thiết kế hệ thống điện dân dung theo tiêu chuẩn TCVN 9206:2012

1. Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn TCVN 9206 : 2012 áp dụng cho việc thiết kế hệ thống, lắp đặt thiết bị điện trong các loại nhà ở (bao gồm căn hộ, nhà với sân vườn, nhà kiểu khách sạn, ký túc xá…) cũng như các công trình công cộng tương tự.

1.2 Các thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng phải tuân thủ yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn và quy phạm TCVN 9206:2012 hiện hành. Đồng thời, đối với các công trình công cộng, cần tuân thủ quy định của từng loại công trình và các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành tương ứng.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 9206:2012 được ban hành dựa trên tài liệu tham khảo cần thiết, bao gồm:

  • TCXD 16:1986: Tài liệu về chiếu sáng nhân tạo cho công trình công cộng.
  • TCXD 175:1990: Tài liệu về mức độ ồn cho phép và tiêu chuẩn thiết kế cho công trình công cộng.
  • TCXDVN 319:2004: Tiêu chuẩn về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho công trình công nghiệp và các yêu cầu chung.
  • TCXDVN 333:2005: Tiêu chuẩn về chiếu sáng nhân tạo cho công trình công cộng, hạ tầng đô thị và tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 2546:1978: Tài liệu về bảng điện chiếu sáng sử dụng cho nhà và các yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 4400:1987: Kỹ thuật chiếu sáng – Thuật ngữ và định nghĩa.
  • TCVN 6160: Tài liệu về phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng và các yêu cầu thiết kế.
  • TCVN 7114-1:2008: Phần 1 trong tài liệu về chiếu sáng nơi làm việc.
  • TCVN 7114-3:2008: Phần 3 trong tài liệu về chiếu sáng an toàn và bảo vệ nơi làm việc ngoài trời trong bộ tài liệu về chiếu sáng nơi làm việc.
  • TCVN 7447-1: Phần 1 – Nguyên tắc cơ bản, đánh giá đặc tính chung và định nghĩa trong tài liệu hệ thống lắp đặt điện cho tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-51: Phần 5-51 – Quy tắc chung trong việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, thuộc bộ tài liệu hệ thống lắp đặt điện cho tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-53: Phần 5-53 – Cách ly, đóng cắt, điều khiển trong việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, thuộc bộ tài liệu hệ thống lắp đặt điện cho tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-54: Phần 5-54 – Bố trí nối đất, dây bảo vệ, dây liên kết bảo vệ trong việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, thuộc bộ tài liệu hệ thống lắp đặt điện cho tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-55: Phần 5-55 – Các thiết bị khác trong việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, thuộc bộ tài liệu hệ thống lắp đặt điện cho tòa nhà. 
  • TCVN 9207:2012: Tài liệu hướng dẫn đặt đường dây điện trong nhà và công trình công cộng.
  • QTĐ 11 TCN 18:2006: Quy phạm trang bị điện – Phần I: Quy định chung.
  • QTĐ 11 TCN 19:2006: Quy phạm trang bị điện – Phần II: Hệ thống đường dẫn điện.
  • QTĐ 11 TCN 20:2006: Quy phạm trang bị điện – Phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp.
  • QTĐ 11 TCN 21:2006: Quy phạm trang bị điện – Phần IV: Bảo vệ và tự động.
  • Hướng dẫn thiết kế hệ thống điện và lắp đặt theo tiêu chuẩn IEC (- Hướng dẫn Lắp đặt Điện theo Tiêu chuẩn Quốc tế IEC).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Để hiểu rõ nội dung của tiêu chuẩn, một số thuật ngữ trong tiêu chuẩn TCVN 9206:2012 được thống nhất như sau:

3.1 Nhà ở và công trình công cộng được xác định như sau:

3.1.1 Nhà ở

Theo TCVN 9206:2012, nhà ở được phân thành:

  • Nhà riêng biệt: Nhà liền kề, biệt thự và các loại nhà riêng biệt khác
  • Nhà tập thể: Ví dụ như ký túc xá,…
  • Nhà chung cư (hoặc còn được gọi là căn hộ)
  • Nhà khách, khách sạn
  • Nhà trọ

3.1.2 Công trình công cộng

Theo tiêu chuẩn TCVN 9206:2012, các công trình công cộng bao gồm:

  • Công trình văn hóa: Thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, nhà triển lãm, đài truyền hình, đài phát thanh, nhà biểu diễn, rạp xiếc, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên văn hóa, vườn thú, vườn thực vật…..
  • Công trình giáo dục gồm: Trường mẫu giáo, trường trung học phổ thông các cấp, trường cao đẳng, trường đại học, trường dạy nghề, trường nghiệp vụ…
  • Công trình y tế bao gồm: Trạm y tế, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, bệnh viện đa khoa, phòng khám, viện dưỡng lão, nhà điều dưỡng, nhà hộ sinh, các cơ quan y tế trong phòng chống dịch bệnh.
  • Công trình thể dục thể thao gồm: Sân vận động, sân bóng đá, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà tập thể dục thể thao, khán đài và các loại bể bơi có hoặc không có mái che.
  • Công trình thương nghiệp, dịch vụ bao gồm: Chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại hàng ăn, giải khát, các dịch vụ công cộng như cắt tóc, giặt là, may vá,…
  • Văn phòng, trụ sở làm việc.
  • Công trình phục vụ an ninh.
  • Nhà phục vụ thông tin liên lạc như bưu điện, bưu cục, trạm viễn thông.
  • Nhà phục vụ giao thông, như nhà ga.
  • Các công trình công cộng như công trình tôn giáo….

3.2 Thiết bị đầu vào (ĐV)

Thiết bị đầu vào (ĐV) bao gồm các kết cấu, thiết bị và công cụ điện được đặt ở đầu dây cung cấp điện vào nhà hoặc vào một phần nhà.

3.3 Thiết bị phân phối đầu vào (PPĐV)

Thiết bị phân phối đầu vào (PPĐV) là tổ hợp  các kết cấu, thiết bị và công cụ điện được đặt ở điểm bắt đầu của đường dây cung cấp điện vào trong nhà hoặc một phần của nhà, cũng như ở đầu đường dây từ ĐV ra.

3.4 Bảng (hộp, tủ) phân phối chính (PPC)

Bảng (hộp, tủ) phân phối chính (PPC) là bảng (hộp, tủ) được sử dụng để cung cấp nguồn điện cho toàn bộ nhà hoặc một phần của nhà. Có thể sử dụng thiết bị phân phối đầu vào (PPĐV) hoặc bảng (tủ) điện hạ áp từ trạm PPC.

3.5 Bảng (hộp, tủ) phân phối phụ (PPP)

Bảng (hộp, tủ) phân phối phụ (PPP) là bảng (hộp, tủ) được sử dụng để phân phối nguồn điện từ PPC hoặc PPĐV đến các bảng (hộp, tủ) điện nhóm và các bảng điện phân phối khác trong nhà.

3.6 Điểm phân phối, bảng (hộp, tủ) điện nhóm

Điểm phân phối, bảng (hộp, tủ) điện nhóm là các điểm (hộp, tủ) điện được trang bị khí cụ bảo vệ và phân phối điện cho từng đồ dùng điện riêng lẻ hoặc theo nhóm (động cơ điện, đèn điện…).

3.7 Bảng điện căn hộ (BCH)

Bảng điện căn hộ (BCH) là các bảng điện nhóm được lắp đặt trong căn hộ hoặc phòng kỹ thuật.

3.8 Bảng điện tầng (BĐT)

Bảng điện tầng (BĐT) là các bảng (hộp, tủ) điện nhóm được đặt ở mỗi tầng để cung cấp điện cho các BCH và được đặt trong phòng kỹ thuật hoặc hành lang mỗi tầng.

Trường hợp BĐT chỉ bao gồm đồng hồ đếm điện và các khí cụ bảo vệ trên đường dây ra của các đồng hồ này, thì BĐT được gọi là bảng (hộp, tủ) đồng hồ đếm điện (BĐH).

3.9 Phòng đặt bảng (tủ) điện

Phòng đặt bảng (tủ) điện là một phòng chứa ĐV, PPĐV, PPP… Để truy cập vào phòng này, cần có khóa và chỉ người quản lý mới được phép tiếp cận.

3.10 Lưới điện cung cấp

Lưới điện cung cấp là mạng lưới các đường dây dẫn từ hệ thống phân phối của trạm biến áp (TBA) hay các nhánh rẽ từ đường dây truyền tải điện đến PPĐV, từ PPĐV tiếp tục đến PPC, PPP và các điểm phân phối cũng như các bảng (hộp, tủ) điện nhóm.

3.11 Lưới điện nhóm

Lưới điện nhóm là những đường dây cung cấp điện cho các đèn, các ổ cắm…

3.12 Lưới điện phân phối

Lưới điện phân phối là những đường dây cung cấp cho các thiết bị điện động lực.

3.13 Đoạn đứng

Đoạn đứng là phần của lưới điện được lắp đặt theo chiều thẳng đứng, để cung cấp điện cho các tầng của tòa nhà và được đặt bên trong những tòa nhà đó.

3.14 Đường dây đặt hở

Đường dây đặt hở là các dây điện được lắp đặt trên bề mặt tường, trần nhà, theo dầm, vật liệu xây dựng hoặc cấu trúc của các tòa nhà và công trình.

3.15 Đường dây đặt kín

Đường dây ẩn là hệ thống dây dẫn điện được lắp đặt trong cấu trúc của tòa nhà và công trình (như tường, nền, móng), cũng như trong không gian giữa trần giả và trần bê tông.

3.16 Công suất đặt (kW)

Công suất đặt là tổng công suất điện của các thiết bị tiêu thụ trong mạng được xác định.

3.17 Hệ số sử dụng lớn nhất Ku

Hệ số sử dụng lớn nhất Ku là tỉ lệ giữa công suất yêu cầu tối đa Pyc và công suất định mức Pđm của mỗi thiết bị tiêu thụ điện. Hệ số này cần được áp dụng cho từng tải riêng biệt, đặc biệt là cho các động cơ vì chúng thường ít khi hoạt động ở công suất tối đa.

3.18 Hệ số đồng thời Ks

Hệ số đồng thời Ks dùng để tính toán công suất của một nhóm thiết bị điện. Hệ số Ks của nhóm thiết bị điện là tỷ lệ giữa công suất tính toán PttS của nhóm thiết bị điện và tổng công suất yêu cầu của từng thiết bị điện SPyci trong nhóm đó.

3.19 Hệ số yêu cầu Kyc

Hệ số yêu cầu của nhóm thiết bị điện là tỷ lệ giữa công suất tính toán của nhóm thiết bị điện và công suất đặt của nhóm thiết bị đó.

……

4. Quy định chung

4.1 Khi thiết kế điện cho nhà ở và các công trình công cộng cần phải đảm bảo các quy định TCVN 9206:2012 đối với từng hộ tiêu thụ điện theo chương I.2 – quy phạm trang bị điện theo tiêu chuẩn TCN 18:2006 (Quy phạm trang bị điện). 

4.2 Điện áp phải được tính toán để cấp điện cho các thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng (trừ động cơ điện) không được vượt quá 380/220V. Đối với những công trình hiện có với điện áp lưới 220/110V, cần chuyển sang điện áp lưới 380/220V nếu thấy phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế.

4.3 Cấp điện cho động cơ điện (máy điện) phải lấy từ lưới điện 380/220 V trung tính nối đất trực tiếp.

4.4 Trong nhà ở và công trình công cộng, cần phải dự phòng một công suất không ít hơn 5% tổng công suất của công trình để cung cấp điện cho chiếu sáng quảng cáo, tủ kính quầy hàng, trang trí mặt nhà, bảng thông tin và tín hiệu chỉ dẫn bằng ánh sáng, hệ thống tín hiệu âm thanh, phòng chữa cháy, cũng như đèn báo chướng ngại vật của công trình.

4.5 Giới hạn tổn thất điện áp ở cực của bóng đèn và các thiết bị động lực đặt xa nhất so với điện áp định mức không vượt quá các giá trị sau:

  • Đối với chiếu sáng làm việc: 5%.
  • Đối với chiếu sáng sơ tán người và chiếu sáng trong trường hợp sự cố: 5%.
  • Đối với thiết bị có điện áp từ 12 V đến 42 V (tính từ nguồn cấp điện): 10%.
  • Đối với động cơ điện:

+ Làm việc lâu dài ở chế độ ổn định: 5%.

+ Làm việc lâu dài ở chế độ sự cố: 10%.

+ Khi khởi động động cơ: 15%

GHI CHÚ 1: Các lưới điện, bao gồm cả lưới điều khiển từ xa và lưới điều khiển tự động, cần được kiểm tra với chế độ khởi động động cơ điện.

GHI CHÚ 2: Các lưới điện chiếu sáng, trong trường hợp sự cố, cho phép giảm điện áp tới 12% so với giá trị điện áp định mức.

5. Phụ tải tính toán

5.1 Công suất tính toán cho nhà ở, công trình công cộng được xác định dựa trên số lượng và công suất của thiết bị điện dự kiến được lắp đặt trong các công trình, áp dụng hệ số sử dụng lớn nhất Ku, hệ số đồng thời Ks và hệ số yêu cầu Kyc.

5.2 Công suất phụ tải chiếu sáng được xác định theo mục 5.2 (a) và 5.2 (b).

  1. a) Công suất phụ tải chiếu sáng được tính toán dựa trên số lượng và công suất của các bộ đèn chiếu sáng trong công trình. Công thức tính như sau:

Ptt=Kyc.i=1nPdi

Trong đó:

  • Kyc – Hệ số yêu cầu với phụ tải chiếu sáng trong công trình, áp dụng theo bảng 1.
  • Pdi – Công suất điện định mức bộ đèn thứ i.

Bảng 1 – Hệ số yêu cầu phụ tải chiếu sáng, xem bảng 220.42 tiêu chuẩn NEC 2008

Loại công trìnhCông suất đặt phụ tải chiếu sáng (VA)Hệ số yêu cầu (%)
Nhà ở riêng biệt, nhà chung cư, nhà tập thểPhần 3000 VA đầu tiên hoặc có thể nhỏ hơn

Từ 3001 VA đến 120000 VA

Phần trên 120000 VA còn lại

100

35

25

Công trình y tếPhần 50000 VA đầu tiên hoặc có thể nhỏ hơn

Phần còn lại trên 50000 VA

40

20

Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà cho các đối tượng đặc biệtPhần 20000 VA đầu tiên hoặc có thể nhỏ hơn

Từ 20001 VA đến 100000 VA

Phần còn lại từ 100000 VA trở lên

50

40

30

Nhà khoPhần 12500 VA đầu tiên hoặc lớn hơn

Phần còn lại từ 12500 VA

100

50

Các công trình khácTổng công suất V-A100

CHÚ THÍCH: Hệ số yêu cầu cho bảng này không áp dụng cho phụ tải tính toán của lộ ra hoặc phụ tải tiêu thụ ở các khu vực mà ánh sáng được sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian (ví dụ: phòng mổ, phòng ăn, các khu vực trong bệnh viện, nhà nghỉ, khách sạn….).

  1. b) Khi chưa có thiết kế chiếu sáng cho công trình, phụ tải chiếu sáng được xác định dựa trên mật độ phụ tải chiếu sáng trên đơn vị diện tích sàn (m2). Mật độ phụ tải chiếu sáng phụ thuộc vào loại chiếu sáng, loại đèn sử dụng, chỉ số địa điểm chiếu sáng và độ rọi yêu cầu. Mật độ phụ tải biểu kiến áp dụng cho các công việc khác nhau, tương ứng với chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang với máng đèn công nghiệp có hệ số công suất cosj tới trị số 0,86 được trong Bảng 2.

Bảng 2 – Suất phụ tải biểu kiến chiếu sáng

Dạng tảiSuất phụ tải

VA/ m2

Độ rọi trung bình

Lux

Kho và công việc không liên tục7150
Công việc nặng như chế tạo, lắp ráp thiết bị có kích thước lớn14300
Công việc hành chính/văn phòng24500
Công việc chính xác:

– Vẽ thiết kế

– Chế tạo và lắp ráp chính xác

41800
GHI CHÚ: Viện trích dẫn từ Bảng B13 sách Hướng dẫn thiết kế và lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC.

5.3 Công suất tính toán cho các ổ cắm điện Poc được xác định theo mục 5.3 (a) hoặc 5.3 (b).

  1. a) Ổ cắm cho từng thiết bị điện cụ thể cần được tính toán dựa trên công suất điện định mức của các thiết bị điện đó.
  2. b) Khi không có dữ liệu cụ thể về thiết bị điện sử dụng ổ cắm hoặc ứng dụng cụ thể của ổ cắm, công suất mạch ổ cắm được xác định như sau:
  • Đối với nhà làm việc, văn phòng, trụ sở, công suất phụ tải từ các ổ cắm điện phải được tính toán với mức tối thiểu là 25 VA/m2 sàn, theo quy định tại điều 220.14 của tiêu chuẩn NEC 2008.
  • Đối với nhà ở và công trình công cộng khác, công suất của mỗi ổ cắm đơn không thấp hơn 180 VA hoặc mỗi đơn vị ổ cắm trên một giá kẹp. Đối với thiết bị chứa ổ cắm với 4 đơn vị ổ cắm trở lên, công suất của mỗi đơn vị ổ cắm được tính toán không thấp hơn 90 VA, theo quy định tại điều 220.14 của tiêu chuẩn NEC 2008.

5.4 Đối với thiết bị điện trong khu vực bếp của khách sạn, nhà hàng và các địa điểm khác (ngoại trừ các bếp gia đình), công suất của các thiết bị nấu ăn công nghiệp, thiết bị rửa chén đĩa, bộ đun nước và các thiết bị bếp khác được tính toán theo Bảng 3. Hệ số yêu cầu này áp dụng cho tất cả các thiết bị bếp có bộ điều khiển hoặc ngắt nhiệt. Hệ số này không áp dụng cho các thiết bị làm nóng không gian, thông gió hoặc điều hòa không khí.

Tuy nhiên, phụ tải tính toán cho lộ dây không được nhỏ hơn tổng của hai phụ tải bếp lớn nhất.

Bảng 3 – Hệ số yêu cầu đối với thiết bị bếp

Số lượng các đơn vị thiết bịHệ số yêu cầu (%)
1100
2100
390
480
570
6 hoặc lớn hơn65

5.5 Công suất tính toán cho nhà ở riêng lẻ, căn hộ trong nhà ở tập thể hoặc nhà chung cư được xác định bằng công thức sau đây:

Ptt=Ks.i=1nPyci

Trong đó:

  • Ks – Hệ số đồng thời của phụ tải cho nhà ở riêng biệt, căn hộ; Ks = 0,5¸ 0,65.
  • Pyci – Công suất yêu cầu (kW) của thiết bị điện thứ i.

5.6 Công suất tính toán cho nhà ở tập thể, nhà chung cư, nhà trọ được xác định bằng công thức sau đây:

PNO = PCH + 0,9PĐL

Trong đó:

  • PĐL – Công suất tính toán (kW) phụ tải động lực trong công trình;
  • PCH – Công suất tính toán (kW) phụ tải khối căn hộ trong công trình.

5.6.1 Công suất tính toán của phụ tải khối căn hộ được xác định dựa trên công thức sau:

Pchi = (Pchi / n) × Ks

Trong đó:

  • Pchi – Công suất tính toán (kW) căn hộ thứ i;
  • n – Số căn hộ trong tòa nhà;
  • Ks – Hệ số đồng thời của phụ tải khối căn hộ, xác định theo Bảng 4.

Bảng 4 – Hệ số đồng thời trong chung cư, nhà tập thể

STTSố hộ tiêu thụHệ số đồng thời Ks
12 đến 41
25 đến 90,78
310 đến 140,63
415 đến 190,53
520 đến 240,49
625 đến 290,46
730 đến 340,44
835 đến 390,42
940 đến  490,41
1050 hoặc lớn hơn0,4

5.6.2 Công suất tính toán của phụ tải động lực trong công trình được xác định theo công thức sau:

PĐL = PTM + PBT + PĐH (kW)

Trong đó:

  • PĐL – Công suất tính toán (kW) của phụ tải động lực;
  • PTM – Công suất tính toán (kW) nhóm phụ tải thang máy trong công trình;
  • PBT – Công suất tính toán (kW)nhóm phụ tải bơm nước, thông gió trong công trình;
  • PĐH – Công suất tính toán (kW)phụ tải điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm trong công trình.

5.6.2.1 Công suất tính toán của nhóm phụ tải bơm nước, thông gió (bao gồm động cơ bơm nước, quạt thông gió và các thiết bị khác) được xác định theo biểu thức dưới đây:

PBT = Kyc * n * Pbti (kW)

Trong đó:

  • Kyc – Hệ số sử dụng lớn nhất nhóm phụ tải bơm nước, thông gió theo Bảng 5;
  • n – Số động cơ;
  • Pbti – Công suất điện định mức (kW) động cơ bơm nước, quạt thông gió thứ i.

Bảng 5 – Hệ số yêu cầu Kyc nhóm phụ tải bơm nước, thông gió

Số lượng động cơKyc­Số lượng động cơKyc­Số lượng động cơKyc­
21 (0,8)80,75200,65
30,9 (0,75)100,70300,60
50,8 (0,70)150,65500,55
CHÚ THÍCH: Con số trong ngoặc áp dụng cho loại động cơ có công suất vượt quá 30 kW.

5.6.2.2 Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy được tính bằng công thức dưới đây:

PTM = (Pni + 0.1Pni) * Pvi * Kyc (kW)

Trong đó:

  • PTM – Công suất tính toán (kW) phụ tải thang máy;
  • Pni – Công suất điện định mức (kW) động cơ kéo thang máy thứ i;
  • Pgi – Công suất (kw) tiêu thụ của khí cụ điều khiển và các đèn điện trong thang máy thứ i. Nếu không có số liệu cụ thể thì có thể lấy giá trị Pgi = 0,1Pni;
  • Pvi – Hệ số gián đoạn động cơ điện theo lý lịch thang máy thứ i nếu không có số liệu cụ thể thì có thể lấy giá trị của Pvi = 1;
  • Kyc – Hệ số yêu cầu nhóm phụ tải thang máy, với nhà ở được xác định theo bảng 6.

Bảng 6 – Hệ số yêu cầu Kyc của thang máy trong công trình nhà ở

Số tầngHệ số yêu cầu khi số lượng thang máy bằng
123456789101520
6 đến 710,850,700,550,550,450,450,420,400,380,300,27
8 – 910,900,750,650,600,550,500,450,420,400,330,33
10 – 110,950,800,700,630,560,520,480,450,420,350,31
12 – 1310,850,730,650,580,550,500,470,440,380,34
14 – 1510,970,850,750,700,660,600,580,560,430,37
16 – 17110,900,800,750,700,650,600,550,470,40
18 – 19110,900,800,750,700,670,630,520,45
20 – 24110,950,850,800,750,700,660,540,47
25 – 3011110,900,850,800,750,620,53
31 – 4011110,930,870,820,780,640,55

5.6.2.3 Công suất tính toán (kW) của điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm

Công suất tính toán của phụ tải điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm được xác định bằng cách quy đổi từ yêu cầu công suất trao đổi nhiệt của hệ thống điều hòa trung tâm hoặc bán trung tâm cùng các thiết bị tiêu thụ điện khác của hệ thống.

Trong đó:

  • PTĐN – công suất trao đổi nhiệt trong hệ thống điều hòa (Btu, Hp)
  • Kqđ – hệ số chuyển đổi từ công suất trao đổi nhiệt sang công suất điện (Btu = 0,09W; Hp = 0,736 kW)
  • h – hiệu suất làm việc hệ thống điều hòa
  • Pyci – công suất yêu cầu của thiết bị tiêu thụ điện khác trong hệ thống điều hòa.

5.7 Phụ tải tính toán cho khách sạn, nhà hàng

Phụ tải tính toán cho công trình này được xác định theo công thức dưới đây:

PNO = PPN + 0,9PĐL

Trong đó:

  • PĐL – Công suất tính toán (kW) phụ tải động lực trong công trình;
  • PPN – Công suất tính toán (kW) phụ tải khối phòng nghỉ trong công trình.

5.7.1 Công suất tính toán (kW) của phụ tải khối phòng nghỉ được xác định theo công thức dưới đây:

Ppni = n * Ks

Trong đó:

  • Ppni – Công suất đặt (kW) của phòng nghỉ thứ i;
  • n – Số phòng nghỉ tòa nhà;
  • Ks – Hệ số đồng thời của phụ tải khối phòng nghỉ, có giá trị là 0,8.

5.7.2 Công suất tính toán (kW) của phụ tải động lực trong công trình khách sạn, nhà khách được tính tương tự như nhà ở tập thể, chung cư, nhà trọ, xem điều 5.3.2. Tuy nhiên, hệ số yêu cầu đối với nhóm phụ tải thang máy tuân theo Bảng 7.

Bảng 7 – Hệ số yêu cầu Kyc của thang máy trong khách sạn, nhà khách

Số thang máy đặt trong nhàK ycHệ số công suất cosj
Từ 1 đến 210,6
Từ 3 đến 40,90,6
Từ 4 trở lên0,8 – 0,60,6

5.8 Hệ số công suất tính toán lưới điện nhà ở được lấy từ 0,80 đến 0,85.

5.9 Khi xác định công suất tính toán của phụ tải động lực, không bao gồm công suất của các động cơ điện dự phòng, trừ trường hợp để lựa chọn khí cụ bảo vệ và mặt cắt dây cấp điện cho động cơ dự phòng đó.

5.10 Khi xác định công suất tính toán của các động cơ điện trong thiết bị chữa cháy, áp dụng hệ số yêu cầu là 1 cho tất cả các động cơ, bất kể số lượng.

5.11 Hệ số đồng thời theo số mạch điện của tủ điện phân phối hoặc tủ điện phân phối phụ được xác định dựa trên Bảng 8.

Bảng 8 – Hệ số đồng thời tủ phân phối theo số mạch

SttSố mạchHệ số Kđt
12 và 3 (tủ kiểm nghiệm toàn bộ)0,9
24 và 50,8
36 đến 90,7
410 và lớn hơn0,6
CHÚ THÍCH: Nếu các mạch chủ yếu là cho chiếu sáng thì có thể coi Kđt gần bằng 1.

5.12 Hệ số đồng thời theo chức năng của mạch

Hệ số đồng thời áp dụng cho các mạch cung cấp điện cho tải thông dụng được liệt kê trong Bảng 9.

Bảng 9 – Hệ số đồng thời theo chức năng của mạch

Chức năng của mạchHệ số Kđt
Chiếu sáng1
Lò sưởi và máy lạnh1
Ổ cắm0,5 đến 0,8
Thang máy và cẩu(1)

  • Áp dụng cho động cơ có công suất cao nhất
  • Áp dụng cho động cơ có công suất cao thứ hai
  • Áp dụng cho các động cơ khác
 

1

0,75

0,6

CHÚ THÍCH: (1) Dòng điện cần lưu ý là dòng định mức của động cơ cộng thêm 1/3 dòng khởi động của nó.

5.13 Công suất tính toán phụ tải đầu vào của công trình công cộng cần tuân theo tính toán kỹ thuật của công trình. Khi lập thiết kế cơ sở cũng như thiết kế kỹ thuật, có thể dùng các trị số ở Bảng 10.

Bảng 10 – Chỉ tiêu cấp điện công trình dịch vụ, công cộng

STTTên phụ tảiChỉ tiêu cấp điện
1Văn phòng:

– Không có điều hòa nhiệt độ

– Có điều hòa nhiệt độ

 

45 W/m2 sàn

85 W/m2 sàn

2Trường học – nhà trẻ, mẫu giáo

– Nhà trẻ, mẫu giáo

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

– Trường phổ thông

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

– Trường đại học

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

 

 

25 W/m2 sàn

65 W/m2 sàn

 

25 W/m2 sàn

65 W/m2 sàn

 

25 W/m2 sàn

65 W/m2 sàn

3Cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ

+ Không có điều hòa nhiệt độ

+ Có điều hòa nhiệt độ

 

35 W/m2 sàn

90 W/m2 sàn

5Khối khám chữa bệnh (các công trình y tế)

– Bệnh viện cấp quốc gia

– Bệnh viện cấp thành phố, cấp tỉnh

– Bệnh viện cấp quận, huyện

 

2,5 kW/ giường bệnh

2 kW/ giường bệnh

1,5 kW/ giường bệnh

6Rạp hát, rạp xiếc và rạp chiếu phim

– Có điều hòa nhiệt độ

 

125 W/m2 sàn

7Trụ sở cơ quan hành chính:

– Không có điều hòa nhiệt độ

– Có điều hòa nhiệt độ

 

45 W/m2 sàn

85 W/m2 sàn

5.14 Phụ tải tính toán của lưới điện chiếu sáng và điện động lực cung cấp cho công trình công cộng Pcc (kW) được tính dựa trên công thức sau đây:

Pcc = 0,9 (Pcs + Pđl)

Trong đó:

  • Pcs – Công suất tính toán ánh sáng của công trình công cộng (kW);
  • Pđl – Công suất tính toán động lực của công trình công cộng (kW).

5.15 Phụ tải tính toán của lưới điện động lực cung cấp cho công trình công cộng Pđl (kW) được tính bằng công thức sau đây:

Pđl = Pmax + n1P1 + n2P2 + … + niPi

Trong đó:

  • Pmax – Công suất (kW) của thiết bị điện lớn nhất;
  • P1, P2, …Pi – Công suất (kW) của thiết bị điện còn lại;
  • n1, n2,… ni­ – Số lượng thiết bị điện cùng hoạt động đồng thời của mỗi loại thiết bị điện.

5.16 Khi thiết kế lưới điện cho nhóm chiếu sáng công trình công cộng, phụ tải tính toán được xác định dựa trên tính toán kỹ thuật chiếu sáng, với hệ số đồng thời và hệ số sử dụng lớn nhất bằng 1.

6. Trạm biến áp, thiết bị đầu vào, bảng (hộp, tủ) điện và thiết bị bảo vệ

6.1 Vị trí trạm biến áp (TBA)

  1. a) Đối với nhà ở, trường học, bệnh viện:
  • Cho phép đặt TBA trong nhà nếu TBA sử dụng máy biến áp khô và phải đảm bảo mức ồn theo tiêu chuẩn TCXD 175 – 1990, không vi phạm quy định ở điều I.1.13 của quy phạm trang bị điện 11 TCN-18-2006.
  • Cấm đặt TBA gần các phòng ở, phòng bệnh, phòng học và các phòng làm việc.
  1. b) Đối với các công trình công cộng khác
  • Được phép đặt trạm biến áp trong nhà hoặc gần nhà, nhưng phải đảm bảo mức độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn TCXD 175 – 1990, không vi phạm quy định tại điều I.1.13 của 11 TCN-18-2006. Trạm biến áp cần có đường chống cháy giữa và phòng kế sát, cũng như lối ra trực tiếp thông ra không gian bên ngoài.
  1. c) Trạm biến áp nên đặt ở tầng trệt và cần có lối thông trực tiếp ra đường phố để đáp ứng yêu cầu phòng cháy. Trong trạm có thể sử dụng máy biến áp (MBA) có hệ thống làm mát linh hoạt.

6.2 Bố trí trạm biến áp

  1. a) Người quản lý của hộ tiêu thụ điện không được phép tiếp cận nơi đặt thiết bị phân phối điện áp lên đến 1000V, bao gồm cả thiết bị điện phân phối cao áp và máy biến áp. Thay vào đó, cần phải có một cửa riêng biệt được khoá lại.
  2. b) Sàn lắp đặt máy biến áp phải được nâng cao sao cho vượt quá mức ngập lụt cao nhất của khu vực đó.
  3. c) Cấm bố trí gian máy biến áp và thiết bị phân phối tại:
  • Các khu vực ẩm ướt như phòng tắm, khu vực vệ sinh hoặc các khu vực có môi trường làm việc ẩm ướt. Trong trường hợp cần thiết và không thể tránh được thì phải áp dụng các biện pháp chống thấm.
  • Ngay bên dưới hoặc trên các phòng tập trung trên 50 người trong thời gian quá 1 giờ. Quy định này không áp dụng cho không gian máy biến áp khô hoặc máy biến áp được làm mát bằng chất không cháy.
  • Việc bố trí và lắp đặt máy biến áp phải tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn 11TCN – 20 – 2006 “Quy phạm trang bị điện” phần III về trang bị phân phối và trạm biến áp.

6.3 Yêu cầu về đặt thiết bị đầu vào:

  1. a) Tại điểm đầu vào của công trình, cần có thiết bị chuyển đổi (ĐV) hoặc thiết bị phân phối điện đầu vào (PPĐV).
  2. b) Trước khi vào nhà cần đặt tủ chia cáp riêng để phân tách lưới điện bên trong và bên ngoài. Việc phân tách này cần được thực hiện ở PPC hoặc ở PPĐV.

6.4 Bố trí thiết bị đầu vào, tủ thiết bị phân phối đầu vào và bảng điện nhóm.

  • Ở ĐV hoặc PPĐV cần lắp đặt thiết bị điều khiển, bảo vệ. Ở ĐV hoặc PPĐV với dòng điện không quá 25 A, không cần thiết lắp đặt thiết bị điều khiển. Khi rẽ nhánh từ đường dây trên không ĐDK vào nhà và có thiết bị bảo vệ dòng điện không quá 25 A, không cần lắp ĐV hoặc PPĐV.
  • Cho phép không đặt khí cụ bảo vệ tại đầu vào của đường dây khi đã được bảo vệ tại điểm bắt đầu rẽ nhánh, ĐV hoặc PPĐV đã được cấp điện qua đường dây riêng.
  • Trên mỗi đường dây ra của bảng (hộp, tủ) phân phối, có thể sử dụng một khí cụ bảo vệ điều khiển chung cho nhiều đường dây ra. Khi kết hợp ĐV với bảng (hộp, tủ) phân phối điện, cho phép không đặt khí cụ bảo vệ tại đầu vào của đường dây vào nhà nếu khí cụ bảo vệ đó đã được đặt ở đầu của đường rẽ nhánh.

6.5 Phải đặt khí cụ điều khiển tại đầu vào của đường dây cấp điện cho các cửa hàng, xí nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, phòng hành chính và các phòng của hộ tiêu thụ, đặc biệt là các phòng giao dịch của các cơ quan xí nghiệp, cho dù đã có khí cụ điều khiển ở đầu đường dây hoặc trên nhánh rẽ từ đường dây cung cấp.

6.6 Khi bố trí khí cụ bảo vệ, ngoài các yêu cầu về dòng điện thì cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Trong các nhà ở và công trình công cộng sử dụng mạng điện hạ áp 3 pha 4 dây, tại bảng (tủ, hộp) điện phân phối với bảng (tủ, hộp) điện nhóm chỉ cần đặt máy cắt hạ áp và cầu chảy tại dây pha của lưới điện.
  • Ở gian cầu thang, khoảng cách đến bảng điện trục đứng không vượt quá 3 m và bảng điện trục đứng có cùng chức năng với bảng (hộp, tủ) điện tầng thì không cần đặt bảng (hộp, tủ) điện tầng riêng nữa.

6.7 Vị trí thiết bị đầu vào

  • Các ĐV, PPĐV, PPC phải được đặt trong phòng đặt bảng (tủ) điện hoặc trong các tủ (hộp) điện hay hộc tường có khóa. Ở những vị trí dễ bị ngập nước, ĐV, PPĐV và PPC phải được đặt cao hơn mức nước ngập cao nhất thường xảy ra.
  • Trong trường hợp nhà không có gian cầu thang, cho phép đặt ĐV trên tường phía bên ngoài nhà. Tuy nhiên, cần thực hiện biện pháp bảo vệ phù hợp và không ảnh hưởng đến cấu trúc và mỹ quan của nhà.
  • Cho phép đặt ĐV, PPĐV và PPC trong các phòng khác, tầng hầm khô ráo hoặc trong tầng kỹ thuật để người quản lý dễ dàng tiếp cận. Hoặc trong các gian phòng riêng của công trình có tường không cháy với khả năng chống cháy ít nhất là 45 phút.
  • Khi bố trí ĐV, PPĐV và PPC trong các bảng (hộp, tủ) phân phối điện và các bảng (hộp) điện nhóm, ngoài phòng đặt bảng điện thì cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
  1. a) Thiết bị phải được đặt ở vị trí thuận tiện và dễ dàng tiếp cận khi vận hành, bảo trì, bảo dưỡng. Ví dụ như khu vực cầu thang, tầng hầm khô ráo…
  2. b) Các khí cụ điện phải được đặt trong tủ (hộp) kim loại hoặc trong các hộc tường, cửa có khóa. Tay điều khiển của các khí cụ này không được trồi ra bên ngoài hoặc nếu có trồi ra bên ngoài thì phải tháo ra được sau khi vận hành.

6.8 Không được đặt bảng (hộp, tủ) điện dưới hoặc trong nhà vệ sinh, phòng tắm, khu vực rửa tay, chỗ rửa thực phẩm trong nhà bếp, phòng giặt, phòng có chứa hóa chất.

Không được bố trí các nắp đậy, van, mặt bích, cửa kiểm tra, vòi của đường ống nước, ống thông gió, ống hơi nóng và các hộp kỹ thuật khác đi qua khu vực phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện, trừ khi phòng đó cần sử dụng. Cấm đặt ống khí đốt, ống dẫn chất cháy đi qua phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện.

Phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện phải có cánh cửa mở ra bên ngoài và phải có khóa.

6.9 Phòng đặt ĐV, PPĐV, PPC, và bảng (tủ, hộp) phân phối điện phải được thông gió tự nhiên và chiếu sáng bằng ánh sáng điện.

7. Lưới điện trong nhà

7.1 Hệ thống điện trong nhà phải tuân thủ các yêu cầu sau:

  1. a) Các thiết bị điện của các đơn vị khác nhau (trong cùng một nhà) có thể được cấp điện thông qua một nhánh rẽ riêng nối vào đường dây cung cấp chung hoặc qua một đường dây riêng từ ĐV, PPC, hoặc PPP.
  2. b) Được phép cấp điện cho các phòng không dùng trong nhà ở và các căn hộ của nhà đó bằng đường dây cung cấp chung với điều kiện là tại nơi rẽ nhánh phải có khí cụ đóng ngắt riêng, đồng thời đảm bảo chất lượng điện áp.
  3. c) Một đường dây có thể cung cấp điện cho một số phân đoạn đứng. Đối với nhà có từ 5 tầng trở lên, mỗi phân đoạn đứng phải đặt thiết bị đóng cắt riêng tại chỗ rẽ nhánh.
  4. d) Chiếu sáng cầu thang, lối đi chung, hành lang và các phòng khác nằm ngoài phạm vi căn hộ của nhà ở, phải được cấp điện qua đường dây riêng từ PPC.

Cấm lấy điện từ BCH cho các khu vực trên.

7.2 Đường dây nhóm chiếu sáng trong nhà phải được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc máy cắt điện hạ áp với dòng điện danh định không vượt quá 25 A.

Đối với đường dây nhóm cung cấp cho đèn phóng điện có công suất từ 125W trở lên cho mỗi bóng, và đèn sợi đốt có công suất từ 500W trở lên cho mỗi bóng, được phép bảo vệ bằng cầu chảy hoặc máy cắt điện hạ áp với dòng điện danh định lên đến 63 A.

7.3 Số lượng đèn mắc vào trong mỗi pha  của đường dây nhóm chiếu sáng trong nhà/

  • Không vượt quá 20 bóng đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao áp, đèn natri.
  • Cho phép lắp đặt tối đa 50 bóng đèn đối với đường dây nhóm cấp điện cho các đèn kiểu máng hắt sáng, mảng sáng sử dụng bóng đèn huỳnh quang….
  • Không có giới hạn về số lượng đèn trong hệ thống cấp điện cho đèn chùm.
  • Đối với đèn có công suất từ 1000 W trở lên, chỉ cho phép đấu vào mỗi pha không quá 1 đèn.

7.4 Đoạn dây cấp điện cho căn hộ phải được đặt dọc theo gian cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật điện, không được thông qua các phòng.

Được phép lắp đặt đường dây cấp điện cho căn hộ cùng với đường dây chiếu sáng của gian cầu thang, hành lang và các khu vực chung khác trong cùng rãnh chung, ống (hộp) luồn dây chung bằng vật liệu không cháy.

7.5 Trong căn hộ nhà ở, cần lắp đặt hai đường dây nhóm một pha độc lập với nhau: một đường dây cho đèn chiếu sáng chung và một đường dây cho các thiết bị điện sinh hoạt thông qua các ổ cắm. Cho phép sử dụng một đường dây nhóm chung để cấp điện cho đèn và các ổ cắm điện.

7.6 Trong các cửa hàng, trung tâm thương mại, nhà hàng và địa điểm tương tự, các động cơ điện của thiết bị công nghệ và thiết bị vệ sinh có công suất nhỏ (đến 3 kW) được cấp điện thông qua một đường dây nhóm chung. Tuy nhiên số lượng động cơ điện không được vượt quá 4.

7.7 Trong nhà trẻ, phòng chế biến và gia công thực phẩm, cũng như các phòng yêu cầu vệ sinh hoặc vô trùng như phòng mổ, phòng điều chế huyết thanh…, đường dây phải được lắp đặt kín.

7.8 Khi lưới điện được đặt trong trần treo không thể di chuyển, được xem như lưới điện kín và phải tuân thủ các quy định sau đây:

  • Đối với trần nhà bằng vật liệu cháy, phải luồn trong ống (hộp) bằng kim loại;
  • Đối với trần nhà là vật liệu không cháy hoặc khó cháy, phải luồn qua ống (hộp) bằng chất liệu nhựa hoặc sử dụng cáp điện và dây dẫn có bảo vệ bằng vỏ chống cháy. Điều quan trọng là phải đảm bảo khả năng thay thế, sửa chữa dây dẫn và cáp điện.

7.9 Mặt cắt ruột dây dẫn trong mỗi đoạn của hệ thống điện nhà ở không được nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 11.

CHÚ THÍCH: Với lưới điện 3 pha 4 dây, khi mặt cắt dây pha đạt 16mm2 (đồng) và 25mm2 (nhôm), mặt cắt dây trung tính của đoạn đứng phải bằng mặt cắt dây pha. Trong trường hợp mặt cắt dây pha vượt quá giá trị trên, mặt cắt dây trung tính không được nhỏ hơn 50% mặt cắt dây pha.

Bảng 11 – Quy định mặt cắt ruột dây dẫn nhỏ nhất của lưới điện trong nhà

Tên đường dâyMặt cắt ruột dây dẫn nhỏ nhất (mm2)
ĐồngNhôm
– Lưới điện chiếu sáng không có ổ cắm điện.1,52,5
– Lưới điện chiếu sáng có ổ cắm điện; lưới điện ổ cắm; lưới điện phân phối động lực.2,54
– Đường dây từ tủ điện tầng dẫn đến tủ điện các phòng.46
– Đường dây trục đứng cấp điện cho một hay một số tầng.610

7.10 Khi đặt đường dẫn điện, cần tuân thủ quy định của tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng TCXD 25 : 1991, quy phạm trang bị điện 11TCN 18-2006.

8. Đặt đèn điện

8.1 Điện áp cấp cho đèn chiếu sáng chung không được vượt quá 380/220V đối với lưới điện xoay chiều có trung tính nối đất trực tiếp, và không được vượt quá 220V đối với lưới điện xoay chiều trung tính cách li và điện một chiều.

Cấp điện cho đèn thông thường phải sử dụng điện áp pha không quá 220V. Tuy nhiên, ở những vị trí an toàn, cho phép sử dụng điện áp nêu trên khi đèn được cố định và không phụ thuộc vào độ cao của đèn.

8.2 Trong các phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm, khi sử dụng đèn chiếu sáng chung với các loại bóng đèn như bóng đèn nung sáng, bóng đèn thủy ngân cao áp, bóng đèn ha lô gien, bóng đèn kim loại, bóng đèn natri, nếu độ cao của đèn so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc nhỏ hơn 2,5m thì phải có các thiết kế tránh tiếp xúc trực tiếp với bóng đèn khi không sử dụng các dụng cụ đồ nghề để tháo mở đèn.

Dây điện đưa vào đèn phải được lắp đặt trong ống kim loại và sử dụng cáp có lớp vỏ bảo vệ; hoặc sử dụng cáp điện cho bóng nung sáng với điện áp không vượt quá 42V. Các yêu cầu trên không áp dụng cho đèn được đặt trong phòng bảng điện cũng như đèn được đặt ở những nơi chỉ có nhân viên chuyên môn về điện sử dụng. Cho phép đặt đèn huỳnh quang với điện áp từ 127V đến 220V ở độ cao so với mặt sàn nhỏ hơn 2,5m khi ngẫu nhiên không thể chạm phải các phần mang điện của đèn.

8.3 Đèn chiếu sáng cục bộ với bóng nung sáng được đặt cố định trong các phòng ít nguy hiểm phải sử dụng điện áp không vượt quá 220V; trong các phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm không vượt quá 42V.

Khi những đèn này có cấu trúc đặt biệt và là một phần của hệ thống chiếu sáng dự phòng được cấp điện từ một nguồn điện độc lập và được đặt trong các phòng nguy hiểm (không rất nguy hiểm), cho phép sử dụng điện áp lên đến 220V.

8.4 Cho phép sử dụng đèn huỳnh quang với điện áp 127V – 220V để chiếu sáng cục bộ, nhưng cần đảm bảo không vô tình chạm vào các phần có điện.

Chỉ cho phép sử dụng đèn huỳnh quang có cấu trúc đặc biệt để chiếu sáng cục bộ trong các phòng có độ ẩm cao, rất ẩm và môi trường hoạt động.

8.5 Điện áp cung cấp cho các đèn chiếu sáng cục bộ di động được quy định như sau:

  1. a) Đối với đèn cầm tay, không được sử dụng điện áp cao hơn 42 V trong các phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm.
  2. b) Khi làm việc trong các điều kiện đặc biệt như trong không gian làm việc chật chội, dễ chạm vào những bề mặt kim loại lớn có nối đất…. thì phải sử dụng điện áp không quá 12V.
  3. c) Đối với các loại đèn di động có móc treo, đèn bàn, đèn đặt trên sàn…, được phép sử dụng cùng điện áp như đèn chiếu sáng cục bộ đặt cố định (theo điều 7.3).

8.6 Trong các phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm, các đèn sử dụng điện áp khác nhau phải được đánh dấu hoặc có hình dáng khác nhau để dễ dàng phân biệt.

8.7 Trong phòng vệ sinh căn hộ, nên lắp đặt đèn tường ở phía trên cửa vào. Trong phòng tắm của nhà nghỉ, khách sạn, cần đặt đèn trên gương soi và tuân thủ quy định tại điều khoản 8.10.

8.8 Ở các căn hộ, nhà có sân vườn, nhà kiểu khách sạn, nhà nghỉ, cũng như trong một số phòng của các công trình công cộng có diện tích sàn lớn hơn 18m2, nên lắp đặt đèn nhiều bóng và có khả năng bật tắt từng cụm hoặc từng bóng một.

8.9 Ở các lối chính vào nhà, cần lắp đặt đèn chiếu sáng để đảm bảo độ sáng  quy định trên sân bãi, lối đi và trên các bậc thang dẫn vào nhà theo tiêu chuẩn về chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng TCXD 16 : 1986.

8.10 Trong phòng tắm, phòng tắm có vòi sen, phòng vệ sinh của nhà ở, cần sử dụng đèn có vỏ bên ngoài được làm bằng các vật liệu cách điện. Khi lắp đèn nung sáng trong các phòng này ở độ cao dưới 2,5 m, cần sử dụng loại đèn có đui đặt sâu và cấu tạo đặc biệt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đối với những phòng này, không có quy định về độ cao đặt đèn huỳnh quang chống ẩm, miễn là người sử dụng không vô tình tiếp xúc với các phần dẫn điện của đèn.

8.11 Cấu kiện và phụ tùng của đèn nung sáng phải được chế tạo từ vật liệu khó cháy. Cho phép sử dụng vật liệu dễ cháy làm cấu kiện đỡ đèn, nhưng phải đặt xa nguồn sáng. Các bộ phản xạ và tán xạ của đèn loại hở có thể sử dụng giấy, vải, lụa, mây tre, chất dẻo hoặc các vật liệu tương tự, nhưng cần đảm bảo rằng lượng nhiệt do đèn tỏa ra không làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh lên đến 50 độ C.

Đối với đèn huỳnh quang, cho phép sử dụng cấu kiện và phụ tùng bằng vật liệu dễ cháy, nhưng phải đặt xa nguồn sáng ít nhất 15 mm.

Móc treo đèn trên trần nhà cần được cách điện bằng ống nhựa, dây nhựa hoặc các vật liệu cách điện tương tự. Yêu cầu này không áp dụng khi móc treo được gắn vào trần gỗ hoặc khi móc treo yêu cầu kết nối trung tính.

8.12 Móc treo đèn trong các công trình công cộng phải tuân thủ kích thước như sau, trừ khi có yêu cầu đặc biệt:

Đường kính bên ngoài của nửa vòng móc là 35mm; khoảng cách từ trần nhà đến điểm uốn móc là 12 mm. Móc được chế tạo từ thép tròn đường kính 6 mm.

8.13 Kết cấu treo đèn phải có khả năng chịu tải trọng lớn hơn 5 lần khối lượng của đèn trong 10 phút mà không bị hỏng và biến dạng. Trong trường hợp các công trình công cộng, trừ những trường hợp đặc biệt, khối lượng đèn được tính là 15 kg.

8.14  Trong các ngôi nhà, nên lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cho cầu thang được điều khiển bởi công tắc tự động, có thời gian tự động tắt đủ để người đi lên đến tầng trên.

Ánh sáng cho cầu thang ở tầng một, tiểu sảnh và lối vào nhà, cổng vào nhà phải được duy trì suốt đêm mà không phụ thuộc vào hệ thống điều khiển ánh sáng cho cầu thang của tầng đang sử dụng.

8.15 Cần sắp xếp các đèn điện và phụ kiện liên quan sao cho có thể bảo dưỡng dễ dàng và an toàn bằng các phương tiện, biện pháp kỹ thuật thông thường. Trong trường hợp không thể thực hiện yêu cầu này, cần dự trù sử dụng các thiết bị đặc biệt như thang gấp, chòi di động…

Chỉ cho phép sử dụng các thang thông thường khi đèn được đặt cách sàn không quá 5m.

Hiệu suất tối thiểu của bóng đèn và tổn thất chấn lưu của các loại đèn phải tuân thủ theo yêu cầu của QCXDVN – 09 – 2005.

9. Đặt thiết bị điện trong nhà

9.1 Các thiết bị điện trong nhà phải được lựa chọn phù hợp với điện áp của nguồn điện, điều kiện môi trường và yêu cầu sử dụng.

9.2 Trong các công trình công cộng, nên sử dụng loại ổ cắm có chấu tiếp đất để đảm bảo an toàn (ổ cắm 3 chấu).

9.3 Trong mỗi phòng của căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở dạng khách sạn, kí túc xá, phòng làm việc …cần được trang bị từ 2 đến 4 ổ cắm điện.

9.4 Trong khu vực bếp hoặc phòng ăn của các căn hộ, nhà có sân vườn, nhà ở dạng khách sạn, kí túc xá, cần trang bị từ 2 đến 4 ổ cắm điện 15A.

9.5 Cần đặt ổ cắm điện trong các phòng vệ sinh công cộng. Trong phòng tắm của các căn hộ, nhà có sân vườn, nhà dạng khách sạn, nhà nghỉ…, được phép đặt ổ cắm điện, tuy nhiên ổ cắm này phải là loại chịu nước và được đặt ở vị trí an toàn nhất.

9.6 Ổ cắm điện trong các trường học cơ sở, trường mẫu giáo, nhà trẻ và các khu vực dành cho trẻ em phải được đặt ở độ cao 1,5 m so với mặt sàn.

Trong các loại phòng của nhà ở, ổ cắm điện nên được đặt ở độ cao 1,5m so với sàn.

Trong các công trình công cộng, ổ cắm điện nên được đặt ở độ cao từ 0,4 m đến 0,5 m so với sàn, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu sử dụng và bố trí nội thất.

9.7 Trong các cửa hàng, nhà hàng, xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp và công cộng, các công tắc điều khiển đèn làm việc, đèn sự cố và đèn sơ tán người trong các gian hàng, phòng ăn… và trong các phòng đông người, cần đặt ở những vị trí chỉ người quản lý mới có thể tiếp cận để điều khiển.

9.8 Đèn chiếu sáng nên đặt trên tường, gần cửa ra vào (phía tay nắm của cánh cửa), ở độ cao cách sàn nhà khoảng 1,25m.

Trong các cơ sở giáo dục phổ thông, mẫu giáo, nhà trẻ và vườn trẻ, cũng như các khu vực dành cho trẻ em, công tắc đèn phải được đặt cách sàn 1,5m.

9.9 Trong các căn hộ, nhà có sân vườn, nhà kiểu khách sạn, cũng như trong các công trình công cộng, được phép sử dụng chuông điện áp pha 220V. Tuy nhiên phải đáp ứng yêu cầu về môi trường xây dựng.

9.10 Bố trí động cơ điện trong nhà ở và công trình công cộng:

  1. a) Động cơ điện trong nhà ở và công trình công cộng phải sử dụng kiểu kín. Động cơ điện kiểu hở chỉ được đặt trong các gian riêng, có tường, trần và sàn nhà là vật liệu không cháy và phải được bố trí cách các bộ phận cháy của nhà ít nhất là 0,5 m.
  2. b) Động cơ điện dùng chung cho nhà ở, công trình công cộng (như bơm nước, quạt thông gió, thang máy…) và các thiết bị bảo vệ điều khiển của chúng phải được bố trí ở vị trí chỉ có người quản lý có thể tiếp cận.
  3. c) Các nút bấm điều khiển của thang máy, hệ thống chữa cháy, thông gió, bơm nước… phải được đặt ở vị trí dễ dàng vận hành và có nhãn ghi để dễ phân biệt.
  4. d) Có thể đặt động cơ điện ở tầng mái nhưng không được đặt trên các phòng ở, phòng làm việc và phải tuân thủ mức độ tiếng ồn cho phép theo quy định trong Công trình công cộng TCXD 175-1990, không vi phạm quy định tại điều I-1.13, 11 TCN-18-2006.

9.11  Cấp điện cho thang máy

  1. a) Thang máy phải nhận điện trực tiếp từ PPĐV hoặc PPC.
  2. b) Một hệ thống điện chỉ được cung cấp cho từ 1 đến 2 thang máy có cùng mục đích sử dụng trong một gian cầu thang.

9.12 Mạch điều khiển động cơ điện của máy bơm nước vào bể chứa (thùng chứa) cần được trang bị thiết bị tự động điều chỉnh mức nước. Điện áp của mạch cảm biến đo mức nước trong bể chứa (thùng chứa) không được vượt quá 42V.

9.13 Bơm chữa cháy

  1. a) Động cơ điện của bơm chữa cháy cần được cấp điện theo độ tin cậy tương ứng với nguồn cung cấp điện cho hộ tiêu thụ điện loại I (phụ lục A).
  2. b) Khi không có động cơ điện dự phòng, động cơ điện của máy bơm chữa cháy cần được cấp điện thông qua hai đường dây. Một trong hai đường dây này phải được kết nối trực tiếp với bảng phân phối điện của TBA, PPĐV, hoặc PPC. Chuyển đổi giữa hai đường dây có thể được thực hiện bằng cách thủ công hoặc tự động.

9.14 Điều khiển bằng bơm chữa cháy

  1. a) Mỗi họng chữa cháy cần được trang bị nút bấm để kích hoạt bơm nước chữa cháy.
  2. b) Trên đường ống nước chữa cháy, nếu không có nhánh nước tới họng cấp thì cần đặt rơle dòng nước hoặc rơle áp lực để tự động kích hoạt bơm nước chữa cháy khi mở một trong những họng chữa cháy đó.
  3. c) Khi điều khiển từ xa bơm nước chữa cháy, tại nơi điều khiển chỉ cần có hộp nút bật đóng điện, còn tại nơi đặt đặt máy bơm thì phải có cả hộp nút bấm đóng và cắt điện.

9.15 Cần sắp xếp các thiết bị cắt mạch điện gần động cơ điện để đảm bảo an toàn khi thực hiện việc bảo trì động cơ.

>>> Tham khảo thêm: Hệ thống điện nặng là gì?

10. Đặt đồng hồ đếm điện

10.1 Mỗi căn hộ nhà ở phải trang bị một đồng hồ đếm điện một pha không vượt quá 40 A. Trường hợp căn hộ có nhu cầu đặc biệt hoặc có phụ tải vượt quá 40 A, cho phép sử dụng một đồng hồ đếm điện ba pha.

10.2 Trong các công trình công cộng, nơi có các hộ tiêu thụ điện thuộc các đơn vị hành chính khác nhau, cần lắp đặt một đồng hồ đếm điện riêng cho mỗi hộ.

10.3 Đồng hồ đếm điện dùng chung cho các khu vực như nhà ở (chiếu sáng gian cầu thang, hành lang  hoặc các máy bơm nước dùng chung cho toàn nhà) cần được đặt trong tủ (bảng) của ĐV, PPĐV, hoặc PPC, nhưng phải đảm bảo kiểm tra và ghi chỉ số điện dễ dàng.

10.4 Khi cấp điện cho các công trình chữa cháy từ bảng (tủ) điện độc lập, cần đặt một đồng hồ đếm điện riêng tại bảng (tủ) điện này để tính nhận điện năng tiêu thụ.

10.5 Khi TBA xây dựng trong hoặc gần nhà và công trình, công suất của trạm hoàn toàn dành cho nhà này  nếu không trở ngại cho việc thanh toán tiền điện cũng như ghi chỉ số điện thì được phép đặt đồng hồ đếm điện ở đầu ra của máy biến áp tại tủ điện phân phối hạ áp.

PPĐV và đồng hồ đếm điện cho các hộ thuê nhà khác nhau trong cùng một nhà được phép đặt trong cùng một phòng (tại cùng vị trí).

10.6 Đồng hồ đếm điện cho căn hộ phải được đặt cùng với các thiết bị bảo vệ (cầu chì, máy cắt điện hạ áp…) trong cùng một hộp (bảng) điện.

10.7 Đồng hồ đếm điện cho mỗi căn hộ nên được đặt tại vị trí phòng kỹ thuật điện hoặc vị trí theo quy định của cơ quan điện lực địa phương.

Khi đặt đồng hồ đếm điện trong các khu vực như cầu thang, hành lang… thì nên đặt chúng trong các hộp bằng kim loại dày ít nhất 1 mm hoặc các hộp bằng vật liệu composite do điện lực địa phương cung cấp. Hộp này phải được trang bị khóa và có thiết kế chống bị tháo gỡ trộm. Đồng thời, hộp phải có cửa sổ với kích thước khoảng 1,5 x 4cm để hiển thị chỉ số của đồng hồ và phải ghi rõ tên của hộ hoặc phòng sử dụng.

10.8 Khi đặt đồng hồ đếm điện trong các bảng (hộp) điện, nên đặt ở độ cao 1,5m tính từ tim bảng (hộp) đến mặt sàn nhà. Trong trường hợp đồng hồ đếm điện được đặt mở, cần đảm bảo rằng nó được đặt ở độ cao 2,5m tính từ hộp đấu dây của đồng hồ đếm điện tới mặt sàn, đồng thời phải đảm bảo không va chạm hoặc bị tháo gỡ trộm.

10.9 Khi lựa chọn đồng hồ đếm điện, cần xem xét khả năng chịu quá tải cho phép của chúng.

10.10 Thiết bị bảo vệ nên được đặt sau đồng hồ đếm điện và càng gần càng tốt, không được vượt quá khoảng cách 10m tính từ điểm gắn đồng hồ đến thiết bị bảo vệ theo chiều dài đường dây. Trong trường hợp đồng hồ đếm điện có một số đường dây ra đã có thiết bị bảo vệ thì không cần đặt thiết bị bảo vệ chung sau đồng hồ đếm điện nữa.

10.11 Đồng hồ đếm điện cần được đặt trong môi trường khô ráo, không có nhiệt độ cao và tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa.  Đồng thời, cần đảm bảo dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và đọc chỉ số của đồng hồ.

10.12 Từ hộp đồng hồ đếm điện vào nhà nên sử dụng cáp điện có giáp kim loại bảo vệ đi nổi hoặc dây điện. Cáp điện không có giáp kim loại bảo vệ luồn trong ống nhựa chịu lực, chống cháy chôn ngầm trong lòng đất.

10.13 Ở đầu vào nhà, khi yêu cầu khai thác hệ thống thiết bị điện, có thể đặt ampe kế và volt kế có chuyển mạch để kiểm tra dòng điện, điện áp trên mỗi pha.

11. Nối đất, nối trung tính

11.1 Vỏ của các thiết bị điện trong các nhà ở và công trình công cộng phải được nối đất, tuân theo yêu cầu về nối đất của tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 và quy định về trang bị điện QTĐ 11 TCN 18:2006.

11.2 Trong các phòng ở, nhà bếp, nhà tắm, xí nghiệp và các phòng ở trong khách sạn, không bắt buộc phải nối đất các vỏ kim loại của đèn điện cố định, thiết bị cầm tay (như bàn là, ấm đun nước, máy hút bụi…) và thiết bị di động (như bếp điện, máy khâu chạy điện, bơm nước…).

Trong các phòng trên, chỉ nối đất vỏ kim loại của đồ dùng điện đặt cố định cũng như ống kim loại luồn dây điện dẫn tới chúng.

11.3 Trong văn phòng, trung tâm thương mại và các trường hợp khác, yêu cầu nối đất vỏ kim loại của các bộ đèn.

11.4 Trong nhà tắm công cộng, buồng tắm các loại nhà ở và công trình công cộng, yêu cầu nối đất vỏ kim loại của bồn tắm ống dẫn nước bằng kim loại.

11.5 Trong các phòng có trần treo, nếu có các kết cấu bằng kim loại thì phải nối đất vỏ kim loại của các đèn điện treo hoặc đặt ngầm trong trần.

11.6 Trong phòng làm việc và các phòng phục vụ khác của công trình công cộng như khách sạn, căn hộ, kí túc xá, nhà ở có sân vườn, nếu sử dụng lò sưởi bằng hơi nước nóng và các thiết bị kim loại khác thì cần kết nối đất cho vỏ kim loại của các thiết bị di động hoặc cầm tay. Tuy nhiên, trong trường hợp sàn không dẫn điện và không có đường ống bằng kim loại, nếu hệ thống sưởi bằng hơi nước nóng và các cấu trúc kim loại khác được cài đặt kín thì không yêu cầu kết nối đất cho vỏ kim loại của các thiết bị di động hoặc cầm tay.

11.7 Để nối trung tính vỏ kim loại của các thiết bị điện dùng điện một pha trong nhà ở và công trình công cộng thì cần đặt các dây dẫn riêng theo phương thẳng đứng đi qua PPC, PPP, BĐT, và BCH. Mặt cắt của các dây dẫn này phải tương đương với mặt cắt dây pha. Dây này được kết nối với dây bảo vệ của lưới điện cung cấp trước đồng hồ điện (ở phía đầu vào), sau thiết bị điều khiển và bảo vệ (nếu sử dụng thiết bị này).

11.8 Cấm sử dụng ống bằng kim loại mỏng có nối ghép bằng gấp mép, vỏ chì của cáp điện và đường ống dẫn bằng kim loại (ống dẫn nước, nhiên liệu, khí đốt, hơi nước nóng, ống thông gió, ống xả…) để làm dây nối đất hoặc nối trung tính.

Phụ lục A

(Quy định)

Phân loại các hộ và thiết bị tiêu thụ điện theo độ tin cậy cung cấp điện

Tên hộ và thiết bị tiêu thụ điệnĐộ tin cậy cung cấp điệnChú thích
IIIIII
12345
I. Nhà ở và kí túc xá    
1. Nhà ở đến 7 tầng  + 
2. Nhà ở trên 7 tầng +  
3. Các động cơ điện bơm chữa cháy, thang máy chiếu sáng sự cố và sơ tán người trong nhà ở, kí túc xác trên 7 tầng+   
4. Các thiết bị tiêu thụ điện khác +  
5. Kí túc xá với số người đến 200  +Khi số tầng trên 7 xem mục XIII
6. Kí túc xá với số người trên 200 +  
II. Khách sạn và nhà nghỉ:    
1. Khách sạn, nhà nghỉ, khách sạn nhỏ, với số người đến 200  +nt
2. Khách sạn, nhà nghỉ, khách sạn nhỏ với số người trên 200 + nt
III. Các xí nghiệp phục vụ sinh hoạt đời sống    
1. Nhà ăn, nhà hàng ăn uống giải khát, bar với số chỗ ngồi đến 75 chỗ  + 
2. Nhà ăn, nhà hàng ăn uống giải khát, bar… với số chỗ ngồi từ 75 đến 800 +  
3. Các động cơ điện bơm chữa cháy, chiếu sáng sự cố và sơ tán người; hệ thống thiết bị phòng chữa cháy và tín hiệu bảo vệ trong các nhà hàng, nhà ăn, bar… với số chỗ ngồi trên 800 chỗ+   
4. Các thiết bị tiêu thụ điện khác +  
IV. Các cửa hàng    
1. Các động điện bơm chữa cháy, chiếu sáng sự cố và sơ tán người, hệ thống các thiết bị phòng chữa cháy và tín hiệu bảo vệ trong các cửa hàng với các gian bán bách hóa diện tích từ 1800m2 trở lên+   
2. Các thiết bị tiêu thụ khác +  
3. Các cửa hàng có gian bán bách hóa với diện tích chung từ 220 – 1800m2 +  
4. Các cửa hàng có gian bán bách hóa với diện tích chung nhỏ hơn 220m2  + 
5. Các trung tâm thương nghiệp có các cửa hàng và các hộ bao thuê khác.  + 
V. Các xí nghiệp phục vụ đời sống    
1. Các xí nghiệp giặt là nhuộm  + 
2. Nhà tắm các loại  + 
3. Cửa hàng cắt tóc, uốn tóc  + 
4. Nhà vệ sinh công cộng  + 
5. Cửa hàng sửa chữa các đồ dùng bằng da, vải bạt…  + 
6. Cửa hàng sửa chữa đồ điện, xe máy, xe đạp…  + 
7. Cửa hàng sửa chữa may vá quần áo  + 
VI. Bệnh viện, phòng khám bệnh    
1. Các thiết bị tiêu thụ điện trong khối mổ, cấp cứu, gây mê, hồi sức, phòng đỡ đẻ, chiếu sáng sự cố, động cơ điện máy chữa cháy, hệ thống cửa thiết bị phòng chữa cháy.+   
2. Phòng bệnh nhân trừ phòng cấp cứu  + 
3. Phòng cấp cứu nhà bệnh nhân+   
4. Các thiết bị làm lạnh, kho lạnh, tủ lạnh trong các khoa xét nghiệm dược học, huyết học, giải phẫu bệnh lí, nhà để xác+   
VII. Nhà trẻ, vườn trẻ, trại thiếu nhi  + 
VIII. Xí nghiệp phục vụ giao thông    
1. Khu đậu xe ô tô, xe điện, xe điện bánh hơi  + 
2. Nhà để xe ô tô với số xe đến 50  + 
3. Nhà để xe với số xe trên 50  + 
4. Trạm tiếp xăng, dầu +  
IX. Trường học    
1. Học viện, trường đại học và trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.  + 
2. Các phòng lạnh, kho lạnh, tủ lạnh+   
X. Trụ sở cơ quan, nhà công cộng, hành chính, quản trị, kho tàng    
1. Viện thiết kế, các loại bảo tàng, triển lãm, trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp các cấp  + 
2. Trụ sở cơ quan văn phòng và yêu cầu đặc biệt+   
3. Trụ sở và trạm phòng chữa cháy của thành phố+   
XI. Các công trình văn hóa nghệ thuật    
1.  Rạp hát thiếu nhi, cung văn hóa và nhà văn hóa thiếu nhi có:    
– Gian khán giả đến 800 chỗ ngồi; +  
– Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng sơ tán người;+   
– Động cơ điện máy bơm chữa cháy, bơm nước và hệ thống tự động báo cháy.+   
2. Rạp thiếu nhi, cung văn hóa và nhà văn hóa thiếu nhi có gian khán giả trên 800 chỗ ngồi    
– Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng sơ tán người+   
– Động cơ điện máy bơm chữa cháy, bơm nước và hệ thống tự động báo cháy+   
3. Công trình văn hóa nghệ thuật có gian khán giả dưới 800 chỗ ngồi.    
– Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng sơ tán người +  
– Động cơ điện bơm chữa cháy, bơm nước và hệ thống tự động báo cháy.+   
4. Công trình văn hóa nghệ thuật có gian khán giả trên 800 chỗ ngồi    
– Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng sơ tán người+   
– Động cơ điện bơm chữa cháy, bơm nước và hệ thống báo cháy.+   
5. Các thiết bị vô tuyến truyền hình, thu phát thanh và thông tin liên lạc với gian khán giả bất kì +  
6. Các rạp chiếu phim với chỗ ngồi ở gian khán giả bất kì +  
– Các thiết bị chuyển động cơ khí của sân khấu  + 
7. Các thiết bị điện của các trung tâm về truyền hình đài phát thanh, đài phát âm+   
8. Các thiết bị tiêu thụ điện của các cung văn hóa, nhà văn hóa… ở ngoại thành có đến 500 chỗ ngồi  + 
9. Các thiết bị tiêu thụ điện khác  + 
XII. Công trình thể dục thể thao    
1.  Công trình thể dục thể thao có mái che có đến 800 chỗ ngồi. Động cơ điện bơm chữa cháy, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng sơ tán người, các thiết bị phòng chữa cháy và các thiết bị tiêu thụ điện khác… +  
2. Bể bơi có hoặc không có mái che +  
3. Công trình thể dục thể thao có đến 800 chỗ ngồi +  
4. Chiếu sáng sự cố và sơ tán người cho các công trình thể dục thể thao có trên 800 chỗ ngồi+   
XIII. Nhà nhiều tầng    
1. Nhà trên 7 tầng +  
2. Các động cơ bơm chữa cháy, thang máy, chiếu sáng sự cố và sơ tán người+   

Tiêu chuẩn TCVN 9207:2012 – đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện

Thiết kế hệ thống điện dân dung theo tiêu chuẩn TCVN 9207:2012

Thiết kế hệ thống điện dân dung theo tiêu chuẩn TCVN 9207:2012

1. Phạm vi áp dụng

1.1Tiêu chuẩn TCVN 9207:2012 được áp dụng để thiết kế, lắp đặt hệ thống dẫn điện cho nhà ở và các công trình công cộng, sử dụng dây điện hoặc cáp điện với dòng điện xoay chiều và một chiều, điện áp không vượt quá 1000 V.

1.2 Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống dẫn điện cho nhà ở và các công trình công cộng cần tuân thủ đúng yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành liên quan. Đối với công trình công cộng, cần tuân thủ các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành tương ứng cho từng loại công trình.

2. Tài liệu viện dẫn

  • 11 TCN 18 : 2006, Quy phạm trang bị điện – Phần I: Quy định chung;
  • 11 TCN 19 : 2006, Quy phạm trang bị điện – Phần II: Hệ thống đường dẫn điện;
  • TCXDVN 319 : 2004, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung (1);
  • TCVN 7447-1 (IEC 60364-1), Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 1: Nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa;
  • TCVN 7447-5-52 (IEC 60364-5-52), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Phần 5-52: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Hệ thống đi dây;
  • TCVN 7447-5-54 (IEC 60364-5-54), Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ;
  • TCVN 9206 : 2012, Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện;
  • TCVN 9208 : 2012, Lắp đặt cáp và dây điện trong các công trình công nghiệp;
  • National Electrical Code 2008 – Bộ luật điện quốc gia (Hoa Kỳ) 2008 – Chương 3: Các phương pháp và vật liệu đi dây
  • Electrical Installation Guide According to IEC International Standards – Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC

GHI CHÚ: (1) Tiêu chuẩn này đang được chuyển đổi thành TCVN.

4. Nguyên tắc chung

4.1 Khả năng truy cập:

Tất cả đường dẫn điện phải được bố trí sao cho dễ dàng kiểm tra, bảo trì và tiếp cận các điểm nối của đường dẫn.

4.2 Khả năng nhận dạng:

4.2.1 Hệ thống đường dẫn điện phải được bố trí và đánh dấu sao cho dễ dàng nhận biết để kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa hoặc sửa đổi hệ thống lắp đặt.

4.2.2 Nhận biết pha của dây dẫn:

  1. a) Đối với hệ thống điện xoay chiều 3 pha:
  • Giai đoạn A sơn màu vàng;
  • Giai đoạn B sơn màu xanh lá cây;
  • Giai đoạn C sơn màu đỏ;
  • Dây trung tính sơn màu trắng cho hệ thống điện trung tính cách ly và sơn màu đen cho hệ thống điện trung tính nối đất trực tiếp.
  1. b) Dây dẫn nối đất bảo vệ, nếu được cách điện thì phải được đánh dấu bằng một trong các phương pháp sau:
  • Màu xanh lá cây có sọc vàng dọc theo chiều dài của dây, được đánh dấu thêm bằng màu xanh da trời nhạt ở các đầu nối, hoặc
  • Màu xanh da trời nhạt dọc theo chiều dài của dây, được đánh dấu thêm bằng màu xanh lá cây và màu vàng ở các đầu nối.

4.3 Diện tích tiết diện của dây dẫn điện (lõi mềm, lõi cứng) không được nhỏ hơn giá trị quy định trong Bảng 2. 

4.4 Hệ thống đường dẫn điện phải độc lập về cơ, điện với các hệ thống khác và bảo đảm dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết. 

4.5 Các điểm đấu nối, rẽ nhánh của dây dẫn, cáp điện phải đảm bảo đủ khả năng dẫn điện như dây dẫn điện liên tục và không chịu ứng suất cơ học bên ngoài.

4.6 Dây dẫn điện, cáp điện (trừ mục đích dự phòng) có thể đặt chung trong ống thép luồn dây điện và các loại ống luồn dây điện khác có độ bền cơ học tương đương, trong máng cáp, ống dẫn cáp, kênh kín, trong kết cấu nhà ở khi: 

  1. a) Tất cả các mạch của cùng tổ máy;
  2. b) Mạch nguồn, mạch thử nghiệm của một số bảng điện, tổng đài, bảng mạch và bảng điều khiển có liên quan;
  3. c) Mạch điện thuộc một số nhóm trong cùng một mạch điện chức năng, có tổng diện tích mặt cắt của dây dẫn và cáp điện không vượt quá 35% tiết diện của ống luồn dây, hộp, khay, kênh kín.

4.7 Các mạch điện làm việc và mạch điện dự phòng cho nó cũng như mạch điện chiếu sáng làm việc, chiếu sáng sự cố, không được đặt chung trong cùng một ống, một hộp hoặc một máng.

4.8 Khi đặt hai dây dẫn trở lên trong một ống luồn dây điện, đường kính trong của ống luồn dây điện không được nhỏ hơn 11mm. 

4.9 Không được phép đặt dây dẫn pha điện xoay chiều bên trong ống thép hoặc trong ống cách điện có vỏ thép nếu tải dòng định mức vượt quá 25A.

Bảng 2 – Tiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn, cáp điện trong đường dẫn điện

Tên đường dâyTiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn, cáp điện

mm2 _

ĐồngNhôm
Lưới điện nhóm chiếu sáng không có ổ cắm1,52,5
Lưới điện nhóm chiếu sáng có cả ổ cắm điện và lưới điện nhóm ổ cắm2,54
Lưới điện phân phối động lực2,54
Đường dây từ tủ điện tầng đến tủ điện của các phòng46
Đường dây trục đứng cấp điện cho một hay một số tầng610

4.10 Khi lắp đặt ống luồn dây điện hoặc cáp điện, điều quan trọng là phải đảm bảo ống có độ dốc đủ để nước chảy về điểm thấp nhất và thoát ra ngoài, tránh nước thấm vào hoặc đọng lại bên trong ống.

4.11 Cho phép sử dụng ống dẫn phẳng hoặc hình elip, với điều kiện là đường kính chính của ống dẫn không vượt quá 10% đường kính nhỏ.

4.12 Để tránh làm hỏng lớp cách điện của dây dẫn do ma sát với miệng ống dẫn, miệng ống phải được làm tròn hoặc lắp thêm phụ kiện đệm. Các phụ kiện nối ống luồn dây điện không được chịu ngoại lực.

4.13 Đường kính hộp nối dây, hộp rẽ nhánh, đường kính ống luồn dây điện, ống luồn dây cáp, số lượng và bán kính uốn cong của các đoạn ống luồn dây điện phải đảm bảo dễ đi dây, thay thế dây dẫn. Bán kính uốn của cáp phải tuân theo Bảng 3.

Bảng 3 – Quy định bán kính cong nhỏ nhất của cáp

Cáp điệnLớp bọcĐường kính ngoài của cáp

mm

Bán kính cong nhỏ nhất của cáp

được tính bằng số lần đường kính ngoài của cáp

Cách điện cao su, PVC hay XLPEKhông bọc thépĐến 103
Lớn hơn 10 và đến 254
Lớn hơn 256
Cách điện cao su, PVC hay XLPEBọc thépBất kỳ6
Cách điện PVC, XLPE lõi đồng hay nhôm cứngBọc thép hoặc không bọc thépBất kỳ6
Cách điện bằng giấy tẩm dầuBọc chìBất kỳ6
Cách điện bằng chất khoángBọc đồng hoặc nhôm có hay không có PVCBất kỳ6

4.14 Tất cả các  kết nối, phân nhánh dây và cáp cần được thực hiện trong hộp nối dây và hộp nhánh.

4.15 Hộp nối dây, hộp rẽ nhánh phải đảm bảo an toàn điện và phòng chống cháy nổ. Cấu trúc hộp phải phù hợp với phương pháp và môi trường lắp đặt. Việc xây dựng và sắp xếp các hộp cần tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, sửa chữa khi cần thiết.

4.16 Khi  dây điện hoặc cáp điện qua móng, tường, trần hoặc sàn nhà thì phải được luồn qua ống thép hoặc các ống cứng tương tự. Đường kính trong của ống phải lớn hơn ít nhất 1,5 lần so với đường kính ngoài của dây hoặc cáp.

4.17 Khi đường dẫn điện đi qua các vết nứt lún hoặc khe co giãn thì phải có biện pháp đề phòng hư hỏng.

4.18 Khi dùng dây thép để treo cáp điện, chỉ được cho dây chịu một lực không lớn hơn 1/4 lực căng có thể gây đứt dây.

4.19 Các bộ phận bằng kim loại của đường dẫn điện (như kết cấu vỏ bọc, máng cáp, giá đỡ thang, giá đỡ, ống luồn dây điện hoặc vỏ bảo vệ cáp kim loại…) phải được bảo vệ chống ăn mòn và phù hợp với môi trường.

4.20 Các bộ phận bằng kim loại không mang điện của đường dẫn điện (chẳng hạn như kết cấu vỏ bọc, máng cáp, giá thang, giá đỡ, ống luồn dây điện hoặc vỏ bảo vệ cáp kim loại…) phải được nối đất hiệu quả (hoặc nối đất trung tính) cho mục đích bảo vệ.

5. Lựa chọn kiểu đường dẫn điện, dây dẫn, cáp điện, phương pháp lắp đặt

5.1 Đường dẫn điện phải phù hợp  với điều kiện môi trường, tính chất sử dụng, đặc điểm kiến ​​trúc của công trình và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về an toàn, phòng chống cháy nổ. Tại các khu vực có nguy cơ cháy phải tuân theo các yêu cầu quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Lựa chọn kiểu đường dẫn điện, dây dẫn, cáp điện, phương pháp lắp đặt theo yêu cầu an toàn phòng và chống cháy

Kiểu đường dẫn điện, phương pháp lắp đặt trên bề mặt và trong kết cấu công trìnhLoại dây dẫn và cáp điện
Bằng vật liệu cháyBằng vật liệu khó cháy và không cháy
A. Đường dẫn điện đặt hở
Trên puli sứ, vật liệu cách điện hoặc vật liệu không cháy được sử dụng để ngăn cách nó với cấu trúc bề mặt.Trực tiếpDây dẫn không có bọc bảo vệ, trong khi dây dẫn và cáp điện có vỏ bảo vệ được làm từ vật liệu chống cháy.
Trực tiếpTrực tiếpDây dẫn không có bọc bảo vệ, trong khi dây dẫn và cáp điện có vỏ bảo vệ được làm từ vật liệu chống cháy.
Trong ống luồn dây và hộp cáp bằng vật liệu không cháyTrong ống luồn dây, hộp cáp bằng vật liệu không cháy và khó cháyDây dẫn, cáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ được sử dụng với vật liệu cháy và khó cháy.
Trực tiếpTrực tiếpHệ thống thanh dẫn điện (Busway)
B. Đường dẫn điện đặt kín
Được bao bọc bởi lớp vật liệu không cháy sau đó trát vữa hoặc bảo vệ ở mọi phía bằng lớp liền vật liệu không cháy khác (1)Trực tiếpDây dẫn không có vỏ bảo vệ, dây dẫn, cáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu cháy.
Được bao bọc bằng lớp vật liệu không cháy (1)Trực tiếpDây dẫn, cáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu khó cháy.
Trực tiếpTrực tiếpDây dẫn, cáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu không cháy.
Trong ống luồn dây, hộp cáp được làm từ vật liệu khó cháy, có lớp vật liệu không cháy ngăn cách giữa ống và hộp cáp, được trát vữa. (2)Trong ống luồn dây, hộp cáp được làm từ vật liệu cháy đúc liền khối, được bao bọc kín trong lớp đặc bằng vật liệu không cháy trong rãnh… (3)Dây dẫn không có vỏ bảo vệ, cáp điện có vỏ bảo vệ được làm từ vật liệu cháy, khó cháy và không cháy.
Trong ống luồn dây, hộp cáp được làm từ vật liệu không cháy và được đặt trực tiếp trong kết cấu.Trong ống luồn dây, hộp cáp được đúc liền khối từ vật liệu khó cháy và không cháy, được đặt trực tiếp trong kết cấu. 
CHÚ THÍCH:

(1) Lớp vỏ bảo vệ bằng vật liệu không cháy phải vượt ra khỏi mỗi phía của dây dẫn, cáp điện, ống và hộp cáp ít nhất 10mm.

(2) Phủ lớp vữa đặc, thạch cao…với độ dài không ít hơn 10mm.

(3) Lớp đặc bằng vật liệu không cháy xung quanh ống cáp có thể là lớp vữa, thạch cao, vữa xi măng hoặc bê tông với độ dày không thấp hơn 10 mm

5.2 Loại đường dẫn điện, phương pháp lắp đặt dây dẫn và cáp điện tuân theo các điều kiện môi trường được chọn từ bảng 5.

Trong trường hợp có nhiều điều kiện đặc trưng của môi trường (xem bảng 4), đường dẫn điện phải đáp ứng tất cả các điều kiện đó.

Bảng 5 – Lựa chọn kiểu đường dẫn điện, dây dẫn, cáp điện, phương pháp lắp đặt theo điều kiện môi trường

Điều kiện môi trườngĐường dẫn điệnDây dẫn, cáp điện
A. Đường dẫn điện đặt hở
Phòng khô, ẩmTrên puli sứ hoặc kẹp dâyDây dẫn một ruột không có lớp vỏ bảo vệ

Dây dẫn hai ruột

Các loại phòng, lắp đặt ngoài nhàTrên sứ cách điện, puli sứ trong các hệ thống lắp đặt điện ngoài trời sử dụng puli sứ có kích thước lớn, có loại được sử dụng trong môi trường rất ẩm chỉ khi không có tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc mưa rơi vào đường dẫn điện.Dây dẫn một ruột không có lớp vỏ bảo vệ
Các hệ thống lắp đặt điện bên ngoài nhàTrực tiếp theo mặt tường trần, kết cấu của nhàCáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu không kim loại hoặc bằng kim loại.
Các loại phòngTrực tiếp theo mặt tường trần, kết cấu của nhà– Dây dẫn có 1 hoặc nhiều ruột, có thể có hoặc không có vỏ bảo vệ.

– Cáp điện có vỏ bảo vệ được làm từ vật liệu không kim loại hoặc kim loại.

Các loại phòng với các hệ thống lắp đặt điện bên ngoài nhàTrên thang cáp, giá đỡ, hộp không có nắp đậyNhư trên
Các loại phòng với các hệ thống lắp đặt điện bên ngoài nhàTreo dưới dây căng– Dây dẫn loại treo được sử dụng với dây căng.

– Dây dẫn có 1 hoặc nhiều ruột, có thể có hoặc không có vỏ bảo vệ.

– Cáp điện có vỏ bảo vệ được làm từ vật liệu không kim loại hoặc kim loại.

B. Đường dẫn điện đặt kín
Các loại phòng và với các hệ thống lắp đặt điện bên ngoài nhà.– Trong ống không sử dụng kim loại và được làm từ các vật liệu cháy (như chất dẻo…)– Dây dẫn có một hoặc nhiều lõi, có thể có hoặc không có vỏ bảo vệ.
Các loại phòng và với các hệ thống lắp đặt điện bên ngoài nhà– Trong rãnh kín của cấu kiện xây dựng, ngầm tường hoặc dưới lớp vữa trát.

– Trong lớp ốp tường, trần nhà bằng puli sứ, kẹp hoặc trong ống bằng vật liệu không cháy.

– Cấm dùng ống cách điện có vỏ kim loại ở nơi ẩm, rất ẩm, với các hệ thống lắp đặt điện ngoài nhà.

– Cấm dùng ống thép, hộp thép kín có bề dày 2mm, nhỏ hơn ở nơi rất ẩm, ẩm và với các hệ thống lắp đặt điện ngoài nhà.

– Cáp điện có lớp vỏ bảo vệ không bằng kim loại.
Phòng khô, ẩm và rất ẩmTrong các cấu kiện đúc sẵn hay liền khối.Dây dẫn không có vỏ bảo vệ
C. Đường dẫn điện đặt hở, đặt kín
Các loại phòng và với các hệ thống lắp đặt điện bên ngoài nhà– Trong ống thép (loại thông thường, loại dày) và các hộp thép kín.

– Trong ống không bằng kim loại và trong hộp bằng vật liệu khó cháy.

– Trong ống cách điện có lớp vỏ kim loại.

– Cấm sử dụng ống cách điện có vỏ kim loại ở nơi ẩm, rất ẩm và với các hệ thống lắp đặt điện ngoài nhà.

– Cấm sử dụng ống thép, hộp thép kín có bề dày  2mm, nhỏ hơn ở nơi ẩm, rất ẩm và với các hệ thống lắp đặt điện ngoài nhà.

Dây dẫn 1 hay nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ. Cáp điện có vỏ bảo vệ làm từ kim loại.

5.3 Để đảm bảo an toàn trong công tác phòng cháy cứu hỏa, cũng như công tác thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, việc sử dụng dây dẫn và cáp cấp điện phải tuân thủ nguyên tắc có lớp vỏ chống cháy. Cụ thể, những phụ tải sau được áp dụng: Đèn thoát hiểm, khối xử lý trung tâm báo cháy, chữa cháy tự động, bơm nước cứu hỏa, quạt tăng áp thang, thang máy…

5.4 Cách điện của dây dẫn và cáp điện sử dụng trong hệ thống dẫn điện không chỉ phải đáp ứng được điện áp định mức của mạng điện mà còn phải phù hợp với cách bố trí, điều kiện môi trường.

Khi có những yêu cầu đặc biệt liên quan đến thiết bị, cách điện của dây dẫn và vỏ bảo vệ của cáp điện cũng phải đáp ứng những yêu cầu đó.

5.5 Dây trung tính cần được  cách điện tương tự như dây pha.

5.6 Cho phép sử dụng cáp điện có vỏ bằng cao su, chì, nhôm hoặc chất dẻo trong các phòng có độ ẩm, độ ẩm cao, nguy cơ cháy và nhiệt độ không vượt quá 40 độ C.

5.7 Ở những vị trí có nhiệt độ trên 40 độ C, cần sử dụng dây dẫn,  cáp điện có lớp cách nhiệt, vỏ bảo vệ chịu nhiệt độ cao hoặc phải giảm tải trọng trên dây dẫn và cáp điện.

5.8 Đối với môi trường có độ ẩm có và các hệ thống điện ngoài trời, vỏ cách điện của dây dẫn, cáp điện, giá đỡ cách điện, kết cấu treo, ống, khay cáp, thang cáp và hộp cáp… phải có khả năng chống ẩm.

5.9 Trong các phòng chứa bụi, không nên sử dụng cách đặt dây dẫn, cáp điện dễ bám bụi hoặc khó làm sạch bụi.

5.10 Trong các phòng và với các thiết bị điện ngoài trời, có môi trường hoạt tính hóa học, tất cả các thành phần của đường dẫn điện phải có khả năng chống lại tác động của môi trường, nếu không phải có biện pháp bảo vệ.

5.11 Ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, cần có biện pháp bảo vệ dây dẫn và cáp điện để chống lại tác động đó.

5.12 Ở những vị trí dây dẫn điện dễ bị hư hỏng do tác động ngoại lực, cần đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thép, hộp thép hoặc thiết bị bảo vệ khi đường dẫn điện bị hở hoặc sử dụng đường dẫn điện kín.

5.13 Phải sử dụng dây dẫn, cáp điện có ruột đồng ở những khu vực nguy hiểm dễ xảy ra cháy nổ, trong các cơ sở lắp đặt quan trọng, ở vùng ven biển hoặc môi trường có hoạt động hóa học, trong các bộ phận chuyển động hoặc máy rung và trong các thiết bị điện cầm tay hoặc di động.

6. Đường dẫn điện đặt hở trong nhà

6.1 Dây dẫn bọc cách điện không có lớp vỏ bảo vệ, đặt hở trực tiếp trên các bề mặt, puli, kẹp, sứ đỡ,  treo dưới dây căng, trong khay cáp,  trên thang cáp, …cần thực hiện như sau:

  1. a) Khi điện áp trên 42V trong phòng ít nguy hiểm và khi điện áp đạt đến 42 V trong phòng bất kỳ thì phải đặt ở độ cao ít nhất 2m so với mặt sàn hoặc mặt bàn làm việc.
  2. b) Khi điện áp trên 42V trong phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm, cần đặt ở độ cao tối thiểu là 2,5 m so với mặt sàn hoặc mặt bàn làm việc.

6.2 Không có quy định về độ cao đặt dây dẫn có vỏ bảo vệ, dây dẫn trong ống cách điện có lớp vỏ bọc bằng kim loại, dây dẫn và cáp điện trong ống thép, ống mềm bằng kim loại.

6.3 Khi đặt hở, dây dẫn, cáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu cháy, dây dẫn, cáp điện không có vỏ bảo vệ, cần duy trì khoảng cách ít nhất 10mm từ vỏ dây dẫn, cáp điện đến các bề mặt của các kết cấu và chi tiết làm bằng vật liệu cháy. Trong trường hợp không thể đảm bảo khoảng cách trên, phải sử dụng lớp vật liệu không cháy (như vữa xi măng, fibro xi măng…) có độ dày ít nhất 3 mm để ngăn cháy.

6.4 Khi buộc dây dẫn, hãy sử dụng vật liệu nhựa (như băng dính…) để bọc quanh dây dẫn nhằm tránh làm hỏng lớp cách điện của dây. Đối với việc buộc dây dẫn vào puli hoặc sứ đỡ, cần sử dụng dây thép mềm không gỉ, dây đồng mềm hoặc các loại dây khác có độ bền tương đương và không bị hư hỏng do tác động của môi trường.

6.5 Cáp điện có vỏ chì, nhôm, cao su, chất dẻo,… có thể được để hở trong điều kiện không có sự phá hoại từ động vật gặm nhấm, không có tác động cơ lý, và không có chất ăn mòn.

6.6 Khi ống và hộp làm bằng vật liệu chống cháy được đặt hở trên bề mặt của các cấu kiện dễ cháy hoặc chịu lửa thì khoảng cách từ ống (hộp) đến các bề mặt nói trên không được nhỏ hơn 10mm. Nếu không đảm bảo được khoảng cách này thì phải bịt lại bằng lớp chống cháy (vữa xi măng, fibro xi măng…) dày tối thiểu 3mm.

6.7 Trong phòng có độ ẩm cao, chiều cao từ mặt sàn đến mặt dưới của hộp không được nhỏ hơn 2m.

6.8 Chiều cao từ mặt sàn đến mặt dưới của máng, thang cáp không được nhỏ hơn 2m. Tuy nhiên, trong các phòng kỹ thuật điện cũng như phòng của nhân viên quản lý điện không quy định chiều cao lắp đặt khay.

6.9 Khoảng cách giữa các điểm cố định của ruột dẫn không bọc cách điện đặt trên các giá đỡ cách điện không được vượt quá giá trị quy định trong bảng 6.

Bảng 6 – Khoảng cách cho phép lớn nhất giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có lớp vỏ bảo vệ đặt trên các giá đỡ cách điện

Phương pháp đặt dây dẫnKhoảng cách lớn nhất cho phép (m) khi tiết diện ruột dẫn điện (mm2)
Đến 2,5461016 đến 2535 đến 7095 trở lên
Trên puli, kẹp0,80,80,80,81,01,21,2
Trên vật cách điện đặt ở tường, trần nhà12222,536
Trên vật cách điện đặt ở tường thuộc đường dẫn điện bên ngoài nhà2222222
Trên vật cách điện đặt ở vì kèo, cột, tường       
– Với dây dẫn ruột đồng612     
– Với dây dẫn ruột nhôm6612   

6.10 Khi cáp điện được lắp đặt lộ thiên trên trần, tường hoặc kết cấu xây dựng của tòa nhà, chúng phải được buộc chặt bằng kẹp ở khoảng cách quy định trong Bảng 7.

6.11 Ống kim loại cách điện, cáp điện, dây dẫn có vỏ bọc và ống kim loại dẻo phải được buộc chắc chắn trên giá đỡ. Khoảng cách giữa các giá đỡ ống dẫn phải nằm trong khoảng từ 0,8 m đến 1 m, trong khi khoảng cách giữa các giá đỡ cho dây dẫn, cáp điện và ống kim loại mềm phải nằm trong khoảng từ 0,5 m đến 0,7 m.

6.12 Ống luồn dây cáp không được uốn cong ở góc nhỏ hơn 90 độ. Bán kính uốn tối thiểu cho các phần ống dẫn không được nhỏ hơn các giá trị sau:

  1. a) Khi ống luồn dây điện được bọc kín hoàn toàn, bán kính uốn nhỏ nhất đối với đoạn ống luồn dây điện phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần đường kính ngoài của ống luồn dây điện.
  2. b) Khi ống luồn dây hở và mỗi đoạn ống chỉ có một chỗ uốn cong thì bán kính uốn tối thiểu đối với đoạn ống luồn dây phải lớn hơn hoặc bằng 4 lần đường kính ngoài của ống luồn dây điện.
  3. c) Đối với các trường hợp khác, bán kính uốn tối thiểu đối với đoạn ống luồn dây phải lớn hơn hoặc bằng 6 lần đường kính ống luồn dây điện.
  4. d) Khi sử dụng các cách điện cao su có vỏ bọc bằng chì hoặc tổng hợp đặt trong ống thép luồn dây điện thì bán kính uốn của đoạn ống luồn dây điện phải bằng hoặc lớn hơn 10 lần đường kính ngoài của cáp điện. Đối với cáp thép hoặc cáp có vỏ nhôm, bán kính uốn của tiết diện ống phải bằng hoặc lớn hơn 15 lần đường kính ngoài của cáp điện.

Bảng 7 – Vị trí quy định các điểm giữ cáp điện

Vị trí đặt cáp điệnVị trí các điểm giữ cáp điện
Mặt phẳng nằm ngangCáp điện đặt trên giá đỡ: 1m với cáp điện động lực, chiếu sáng.
Mặt phẳng thẳng đứng– Cáp điện trên giá đỡ: 1m cho cáp điện động lực và chiếu sáng

– Cáp điện bằng kẹp: 0,8m đến 1m

– Tránh biến dạng vỏ chì và đảm bảo ruột cáp điện trong hộp đấu dây kế cận không bị tác động bởi trọng lượng của cáp điện

Mặt phẳng nằm ngang chỗ uốn congĐầu cuối của mỗi đoạn cáp điện. Đầu cuối của đoạn cáp điện khi uốn cong, nếu cáp điện lớn thì cần đặt kẹp ở giữa đoạn uốn cong.
Gần hộp nối cáp điện và đầu hộp nối cáp điện, cáp điện được dẫn vào thiết bị điện hoặc đặt trong chỗ bịt đầu cáp điện.Ở hai bên hộp nối cáp điện. Khoảng cách từ hộp nối, đầu cáp điện hoặc chỗ bịt đầu cáp điện không vượt quá 100mm.
Chỗ đi qua khe lún và mạch co dãnHai bên khe lún, mạch co dãn

6.13 Khoảng cách giữa các điểm treo dây dẫn bọc cách điện hay cáp điện không có lớp vỏ bảo vệ cáp thép (dây thép) không được ít hơn 1m với dây dẫn cáp điện có diện tích cắt ngang của lõi dẫn điện là 1mm2, không được ít hơn 1,5m với dây dẫn hoặc cáp điện có diện tích cắt ngang của lõi dẫn điện từ 1,5mm2 trở lên.

6.14 Nếu khoảng cách giao chéo giữa dây dẫn bọc cách điện không có lớp vỏ bảo vệ và dây dẫn bọc cách điện có hoặc không có vỏ bảo vệ nhỏ hơn 10mm, dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải được gia cố cách điện tại các điểm giao chéo.

6.15 Khi dây điện và cáp điện giao chéo với các đường ống kỹ thuật có hoặc không có vỏ bảo vệ, cần đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn 50 mm. Đối với đường ống chứa nhiên liệu lỏng và khí đốt, khoảng cách không nhỏ hơn 100 mm. Trong trường hợp không thể đáp ứng các khoảng cách trên, cần tăng cường bảo vệ cho dây điện và cáp điện để chống lại các tác động cơ học. Dây điện và cáp điện cần được tăng cường bảo vệ ít nhất 250mm trên mỗi phía của đường ống.

Khi giao chéo với các đường ống dẫn nhiệt, cần bảo vệ dây dẫn và cáp điện khỏi nhiệt độ cao hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp.

6.16 Khoảng cách giữa dây dẫn và cáp điện so với đường ống khi chạy song song không được nhỏ hơn 100mm, trong trường hợp đường ống dẫn nhiên liệu, chất lỏng dễ cháy hoặc khí đốt, khoảng cách không được nhỏ hơn 400 mm. Khi dây dẫn và cáp điện chạy song song với ống dẫn nhiệt, cần bảo vệ chống lại nhiệt độ cao hoặc thực hiện các biện pháp thích hợp.

6.17 Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ khi đi qua tường, vách ngăn, sàn, trần nhà,… phải đặt bên trong ống cách điện. Trong phòng khô, đầu cuối ống cần được bọc cách điện. Trong phòng ẩm, rất ẩm hoặc ở đầu xa bên ngoài nhà, cần sử dụng ống cách điện có đầu cong xuống để tránh nước đọng hoặc nước mưa chảy vào trong ống. Trường hợp tường, vách ngăn, sàn, trần nhà được làm từ vật liệu dễ cháy, ống cách điện phải được làm từ vật liệu không cháy (ví dụ: sành, sứ,…).

6.18 Khi đi qua tường, sàn, trần nhà, hoặc đi vào hoặc ra khỏi nhà…, dây dẫn và cáp điện phải được lắp trong ống, hộp… để dễ dàng thay thế. Để tránh thấm nước hoặc tiếp xúc với nước từ bên ngoài, tránh tình trạng nước đọng hoặc tràn lan trong ống (hộp), các khe hở giữa dây dẫn, cáp điện và ống (hộp) phải được lấp đầy, bao gồm cả các ống, hộp dự trữ. Chất lấp đầy phải đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn chống cháy của tường, sàn, trần nhà.

6.19 Trong các máng, trên bề mặt đỡ, dây treo, thanh đỡ và các kết cấu đỡ khác, có thể sắp xếp dây dẫn hoặc cáp điện sao cho chúng tiếp xúc gần nhau và tạo thành các bó (nhóm) có hình dạng đa dạng như hình tròn, chữ nhật, hay đa tầng….

6.20 Được phép đặt nhiều lớp dây dẫn, cáp điện trong hộp nhưng phải giữ khoảng cách an toàn giữa từng lớp. Tổng diện tích tiết diện của dây dẫn, cáp điện bao gồm cả các lớp cách điện và vỏ bọc bên ngoài không được vượt quá 35% diện tích tiết diện bên trong trong trường hợp hộp kín, 40% trong trường hợp hộp có nắp có thể mở.

6.21 Cần đặt các ống, hộp và ống mềm kim loại cho hệ thống dây dẫn điện sao cho không gây tích tụ hơi ẩm, như hơi nước ngưng tụ trong không khí.

6.22 Trong môi trường phòng khô không có bụi, không có hơi và khí gây tác động tiêu cực đến cách điện, vỏ bọc của dây dẫn hoặc cáp điện, cho phép các kết nối ống, hộp và ống mềm bằng kim loại không cần được phủ kín.

Khi thực hiện việc nối ống, hộp và ống mềm bằng kim loại với nhau, cũng như khi nối vào các hộp nối dây và thiết bị điện, phải tuân theo các quy định sau đây:

  1. a) Trong các phòng có hơi hoặc khí tác động bất lợi đối với cách điện và vỏ bọc của dây dẫn hoặc cáp điện. Những vị trí có nguy cơ dầu mỡ, nước hoặc chất nhũ tương  xâm nhập vào ống, hộp và ống mềm, việc nối thực hiện bằng cách gắn kín, hộp phải có vách ngăn kín và nắp phải kín.
  2. b) Trong các phòng có bụi, việc nối ống và nối ống với hộp phải được thực hiện kín khít, ngăn ngừa bụi xâm nhập.

6.23 Khi nối ống hoặc nối ống với hộp để sử dụng trong các hệ thống nối đất hoặc nối trung tính phải tuân theo quy định I.7.89 trong tiêu chuẩn trang bị điện 11 TCN – 18 : 2006.

7. Đường dẫn điện đặt kín trong nhà

7.1 Các đường dẫn điện được đặt kín trong ống, hộp, ống mềm bằng kim loại phải tuân thủ các quy định 6.11, 6.12, 6.13, 6.19, 6.20, 6.21, 6.22, 6.23 và luôn đảm bảo tính kín đáo trong mọi tình huống.

7.2 Khi đặt trong các rãnh kín, kết cấu xây dựng bằng vật liệu cháy hoặc dưới các lớp gỗ ốp tường, dây dẫn và cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy phải được bao bọc bằng một lớp vật liệu không cháy để đảm bảo tính cách ly toàn diện.

7.3 Khi đặt kín các ống, hộp bằng vật liệu khó cháy trong các hốc kín, các lỗ hổng của kết cấu xây dựng, các ống, hộp phải được cách ly với các bề mặt của cấu kiện, chi tiết bằng vật liệu cháy bởi 1 lớp vật liệu không cháy dày ít nhất 10 mm.

7.4 Ở những phòng dễ cháy, cũng như ở những phòng có vật liệu dễ cháy trên mặt tường, vách ngăn, trần và mái nhà, cùng với các kết cấu xây dựng dễ cháy, các ống cách điện cháy và dây dẫn phải được bao bọc bởi một lớp vật liệu không cháy (như amiăng, fibro ximăng,…) có độ dày ít nhất 3 mm hoặc được trát lớp vữa có độ dày ít nhất 5 mm và phải vượt ra mỗi bên ống hoặc dây dẫn ít nhất 5 mm.

7.5 Nghiêm cấm đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thông hơi. Khi dây dẫn và cáp điện giao chéo với ống thông hơi, chúng phải được đặt trong ống thép hoặc ống fibro ximăng, ống sành, ống sứ…

7.6 Dây dẫn và cáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ cháy, khi đặt trong các hộp gỗ hoặc dưới các lớp ốp tường bằng vật liệu dễ cháy, nếu không tuân thủ yêu cầu theo điều 8.4 thì phải đặt trên các vật đỡ cách điện không cháy và đảm bảo có khoảng cách ít nhất 10 mm với các bề mặt bằng vật liệu dễ cháy, cháy.

7.7 Khi đặt ống luồn dây dẫn và cáp điện trong các kết cấu xây dựng đúc sẵn hoặc kết cấu bê tông liền khối, phải sử dụng mối nối ren hoặc hàn để kết nối ống một cách vững chắc.

7.8 Nghiêm cấm đặt dây dẫn và cáp điện không có vỏ bảo vệ trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà ở những vị trí có thể bị đóng đinh hoặc đục lỗ.

7.9 Nghiêm cấm đặt trực tiếp dưới lớp vữa trát hoặc trong lớp vữa trát các loại dây dẫn và cáp điện có vỏ cách điện hoặc vỏ bảo vệ bị ảnh hưởng bởi lớp vữa này.

7.10 Nghiêm cấm đặt đường dẫn điện ngầm nằm ngang trong tường chịu lực khi độ sâu của rãnh chôn vượt quá 1/3 độ dày của tường.

8. Đường dẫn điện trong tầng giáp mái

8.1 Trong tầng giáp mái, có thể sử dụng các phương thức sau để đặt đường dẫn điện:

  1. a) Đặt hở:
  • Dây điện và cáp điện có thể luồn trong ống hoặc có vỏ bảo vệ bên ngoài được làm từ vật liệu không cháy hoặc khó cháy, có thể được đặt ở bất kỳ độ cao nào.
  • Dây dẫn 1 ruột bọc cách điện mà không có vỏ bảo vệ phải được gắp lên puli sứ hoặc sứ đỡ và phải đặt ở độ cao không nhỏ hơn 2,5 m. Khi đặt ở độ cao nhỏ hơn 2,5 m, phải bảo vệ để tránh va chạm.
  1. b) Đặt kín trong tường và trần nhà bằng vật liệu không cháy, bao gồm cả việc đặt dưới hoặc trong lớp vữa trát ở bất kỳ độ cao nào.

8.2  Khi đặt hở trong tầng giáp mái, cần sử dụng dây điện và cáp điện có ruột đồng.

8.3 Được phép sử dụng dây dẫn và cáp điện có ruột nhôm trong các nhà có mái và trần được làm bằng vật liệu không cháy. Cần đặt chúng trong ống thép hoặc kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.

8.4 Khi đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thép, phải tuân theo các quy định tại mục 6.11, 6.12, 6.17, 6.18, 6.22, 6.23.

8.5 Trong tầng giáp mái, được phép lắp đường dẫn điện nhánh tới các thiết bị bên ngoài, nhưng phải dùng ống thép đặt hở  hoặc đặt kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.

8.6 Trong tầng giáp mái, cần thực hiện việc nối dây hoặc rẽ nhánh bằng kim loại trong các hộp nối dây và hộp rẽ nhánh.

8.7 Các thiết bị điều khiển, bảo vệ đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khác của tầng giáp mái phải được đặt ở bên ngoài tầng giáp mái.

8.8 Dây điện, cáp điện khi đi qua trần nhà làm bằng vật liệu cháy có khả năng dễ cháy lan lên tầng giáp mái, do đó cần được lắp đặt trong ống cách điện được làm từ vật liệu không cháy.

9. Đường dẫn điện ngoài nhà

9.1 Dây dẫn ngoài nhà, khi đi qua những vị trí thường có người đi lại, cần được đặt và che chắn để tránh va chạm.

9.2 Ở các vị trí như đã đề cập, khi đặt dây dẫn ngoài theo tường hoặc các cấu trúc xây dựng khác, cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu là:

  1. a) Theo phương ngang:
  • Trên ban công, mái nhà: 2,5m;
  • Trên cửa sổ: 0,5m;
  • Dưới ban công: 1,0m;
  • Dưới cửa sổ (tính từ ngưỡng cửa): 1,0m.
  1. b) Theo phương đứng:
  • Đến cửa sổ: 0,75m;
  • Đến ban công: 1,00m;
  1. c) Khoảng cách đến mặt đất: 2,75m.

9.3 Nếu treo dây dẫn trên cột gần nhà, khoảng cách từ dây dẫn đến ban công và cửa sổ khi bị gió thổi lệch đi không được nhỏ hơn 1,5 m.

9.4 Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt ở ngoài nhà, được xem như là dây trần về mặt tiếp xúc.

9.5 Khoảng cách giữa các dây dẫn không được nhỏ hơn 100mm khi khoảng cách cố định giữa các dây là 6m và không được nhỏ hơn 150mm khi khoảng cách cố định giữa các dây lớn hơn 6 m.

  • Khoảng cách giữa các điểm cố định dây dẫn phải lấy theo bảng 5.
  • Khoảng cách từ dây dẫn đến tường và các kết cấu đỡ không nhỏ hơn 50mm.

9.6 Khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đường khi giao với đường xe cơ giới trong khu công trình không được ít hơn 4,5 m, và trong lối đi không được ít hơn 3,5 m.

9.7 Dây dẫn và cáp điện khi được đặt ngoài nhà trong ống thép, hộp,… phải tuân theo các quy định tại mục 6.11, 6.12, 6.17, 6.18, 6.22 và 6.23.

Ống thép đặt dưới lòng đất phải được phủ bằng lớp nhựa đường hoặc mạ kẽm để chống gỉ.

9.8 Đầu vào của nhà xuyên qua tường phải được dẫn qua ống cách điện không cháy và phải được thiết kế để ngăn nước đọng và chảy vào bên trong nhà.

9.9 Khoảng cách từ dây dẫn của đường dẫn điện trên không đến mặt đất, trước khi vào nhà không được nhỏ hơn 2,75m.

9.10 Khoảng cách giữa các dây dẫn ở đầu vào nhà với nhau cũng như từ các dây dẫn gần nhất tới phần nhô ra của nhà (mái hắt…) không nhỏ hơn 200mm.

9.11 Đầu vào nhà cho phép xuyên qua mái nhưng phải đặt trong ống thép, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách từ vật cách điện đỡ dây của đầu vào đến mái không được nhỏ hơn 2,75m.

Đối với các công trình thấp tầng (các gian bán hàng, ki ốt, nhà lưu động…) mà trên mái không có người lui tới, khoảng cách từ dây dẫn vào nhà và rẽ nhánh tới mái không được nhỏ hơn 0,5m. Khi đó, khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất không nhỏ hơn 2,75m.

10. Chọn tiết diện đường dẫn điện

10.1 Tiết diện đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng được lựa chọn đưa trên điều kiện phát nóng cho phép, kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất điện áp và điều kiện phối hợp với thiết bị bảo vệ (Tuân theo Quy phạm trang bị điện, Phần I: Quy định chung điều I.3.4 và I.3.9).

10.2 Dòng điện liên tục cho phép của dây điện, cáp điện không được vượt quá các giá trị quy định bởi nhà sản xuất. Trong trường hợp không có quy định từ nhà sản xuất thì áp dụng giá trị dòng điện cho phép theo tiêu chuẩn này và cần hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường, phương pháp lắp đặt.

10.3 Dòng điện cho phép của dây điện, cáp điện và hệ số hiệu chỉnh dòng điện cho phép theo nhiệt độ môi trường, phương pháp lắp đặt được xem trong phụ lục A, B, C, D của tiêu chuẩn TCVN 7447-5-52:2010 (IEC 60364-5-52:2009), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Phần 5-52: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Hệ thống đi dây.

10.4 Khi sử dụng cầu chì để bảo vệ đường dẫn điện thì dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Icp: Dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn trong điều kiện tiêu chuẩn (A).
  • Idc: Dòng điện định mức dây chảy (A).
  • khc: Hệ số hiệu chỉnh dòng điện lâu dài của dây dẫn, cáp điện theo nhiệt độ môi trường, phương pháp lắp đặt, số mạch làm việc song song.
  • k=1,31 nếu Idc ≤ 10 (A); k=1,21 nếu 10 ≤ Idc ≤ 25 (A); k=1,1 nếu Idc ≥ 25 (A).

10.5 Khi đường dẫn điện được bảo vệ bằng Aptômát thì dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn được lựa chọn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • IAp: Dòng điện định mức của Aptômát (A)
  • khc: Hệ số hiệu chỉnh dòng điện lâu dài của dây dẫn, cáp điện theo nhiệt độ môi trường, phương pháp lắp đặt, số mạch làm việc song song.

10.6 Tiết diện dây trung tính phải được chọn theo điều kiện phát nóng, dựa trên loại mạng điện và tỉ lệ sóng hài bậc 3, sóng hài bội số của 3, tuân theo quy định trong Bảng 8.

Bảng 8 – Quy định tiết diện dây trung tính

Loại mạng điệnTỷ lệ sóng hài
0 < TH ≤ 15% (1)15% < TH ≤ 33% (2)TH > 33% (3)
Mạng điện 1 pha 2 dâyS­N = SPS­N = SPS­N = SP
Mạng điện (3P + N), Cáp nhiều lõi SP ≤ 16mm2 với dây đồng hoặc 25 mm2 đối với dây nhôm.S­N = SPS­N = SP

IN = IP

Hệ số 0,84 (4)

SP = S­N

SN cần được xác định

IN = 1,45xIP

Hệ số 0,84 (4)

Mạng điện (3P + N), Cáp nhiều lõi SP > 16mm2 với dây đồng hoặc 25 mm2 đối với dây nhôm.SN=SP/2

N cần được bảo vệ

S­N = SP

IN = IP

Hệ số 0,84 (4)

SP = S­N

SN cần được xác định

IN = 1,45xIP

Hệ số 0,84 (4)

Mạng điện (3P + N), Cáp một lõi SP > 16mm2 với dây đồng hoặc 25 mm2 đối với dây nhômSN=SP/2

cho phép N cần được bảo vệ

S­N = SP

IN = IP

Hệ số 0,84 (4)

S­N > SP

IN = 1,45xIP

Hệ số 0,84 (4)

CHÚ THÍCH 1: (1) Mạng điện động lực cấp điện cho động cơ điện xoay chiều, bình nóng lạnh, hệ thống điều hòa không khí và thông gió, hệ thống giặt là….

CHÚ THÍCH 2: (2) Mạng điện chiếu sáng cung cấp điện cho các đèn phát sáng, trong đó có đèn huỳnh quang ở văn phòng, xưởng sản xuất…

CHÚ THÍCH 3: (3) Mạng điện cung cấp cho văn phòng, các máy tính, thiết bị điện tử ở các khu văn phòng, ngân hàng, gian chợ, các cửa hàng chuyên dụng….

CHÚ THÍCH 4: (4) Hệ số giảm dòng cho phép, hệ số này được xem xét khi chọn tiết diện dây trung tính để giảm tác động nhiệt gây ra bởi sóng hài bậc 3 và bội số của 3.

GHI CHÚ: TH – tỷ lệ sóng hài bậc 3 và bội số của 3; N – dây trung tính; P – dây pha; S – tiết diện dây (mm2)

10.7 Trường hợp mạng điện 3 pha có trung tính và không xác định tỷ lệ sóng hài bậc 3 và bội số của 3 bởi người sử dụng và việc áp dụng thì tối thiểu người thiết kế  nên tuân theo các quy tắc sau:

  • Chọn tiết diện dây trung tính bằng tiết diện dây pha (áp dụng hệ số giảm dòng cho phép là 0,84 khi tính toán tiết diện dây pha);
  • Bảo vệ quá dòng điện cho dây trung tính;
  • Không sử dụng chung dây trung tính và dây bảo vệ.

10.8 Giới hạn sụt áp tối đa cho phép trên đường dây dẫn điện trong chế độ vận hành bình thường (ổn định tĩnh) từ điểm kết nối vào lưới tới cực của phụ tải phụ thuộc vào đặc tính của phụ tải và tuân theo Bảng 9.

Bảng 9 – Độ sụt điện áp cho phép

Vị trí điểm đấu điệnLoại hình phụ tải điện
Chiếu sángĐộng cơ điệnThiết bị điện áp 12 đến 42VCác loại phụ tải khác
Từ tủ phân phối hạ áp trạm biến áp5%Uđm5%Uđm10%5%Uđm

10.9. Sụt điện áp trên đường dây được tính theo Bảng 10.

Bảng 10 – Bảng công thức tính độ sụt điện áp

Kiểu mạch điệnĐộ sụt điện áp trên đường dây DU
Giá trị tuyệt đối (V)Giá trị tương đối (%)
1 pha: pha/pha
1 pha: pha/ trung tính
3 pha cân bằng (có/ không có trung tính)
Ghi chú: IB – dòng điện tối đa (A), L – chiều dài đường dây (km), R – điện trở đơn vị của đường dây (W/km), X – cảm kháng đơn vị của đường dây (W/km), Uđm – điện áp định mức của mạng điện (V), Up – điện áp pha định mức của mạng điện (V)

10.10 Độ suy hao điện áp trên cáp điện có thể được ước tính gần đúng bằng cách sử dụng độ suy hao điện áp tính cho dòng điện 1 Ampe trên 1km chiều dài cáp đối với các tiết diện khác nhau của cáp. Độ suy hao điện áp trên cáp điện sẽ được tính bằng công thức DU = K.IB.L(V) với giá trị của K được cung cấp trong Bảng 11.

Bảng 11 – Độ sụt điện áp DU cho 1 Ampe trên 1 km chiều dài cáp điện (V)

Tiết diện vật dẫn (mm2)Mạch 1 phaMạch 3 pha cân bằng
Động cơ động lựcChiếu sángĐộng cơ động lựcChiếu sáng
ĐồngNhômVận hành cosj = 0,8Khởi động cosj = 0,35cosj = 0,8Vận hành cosj = 0,8Khởi động cosj = 0,35cosj = 0,8
1,5 24,0010,6024,0020,009,4020,00
2,5 14,406,4014,4012,005,7012,00
4 9,104,109,108,003,608,00
6106,102,906,105,302,505,30
10163,701,703,703,201,503,20
16252,361,152,362,051,002,05
25351,500,751,501,300,651,30
35501,150,601,151,000,521,00
50700,860,470,860,750,410,75
701200,640,370,640,560,320,56
951500,480,300,480,420,260,42
1201850,390,260,390,340,230,34
1502400,330,240,330,290,210,29
1853000,290,220,290,250,190,25
2404000,240,20,240,210,170,21
3005000,210,190,210,180,160,18

10.11 Tiết diện dây bảo vệ (dây PE) không được nhỏ hơn các tiết diện được quy định trong Bảng 12 – Quy định tiết diện dây bảo vệ. Trong trường hợp giá trị không được chuẩn hóa, có thể sử dụng dây dẫn có tiết diện gần nhất đã được chuẩn hóa.

Các giá trị trong Bảng 12 chỉ có ý nghĩa nếu các vật liệu của dây dẫn bảo vệ là cùng loại kim như các dây dẫn pha. Trong trường hợp vật liệu khác với dây dẫn pha, tiết diện của dây dẫn bảo vệ phải được chọn sao cho nó có khả năng dẫn điện tương đương với dây dẫn pha.

Trong mọi trường hợp, các dây dẫn bảo vệ không được xem là một phần của đường dẫn cung cấp điện thì phải có tiết diện tối thiểu là:

  • 1,5 mm2 nếu dây bảo vệ cần được bảo vệ khỏi các tác động cơ học;
  • 4 mm2 nếu dây bảo vệ không yêu cầu bảo vệ khỏi các tác động cơ học.

Bảng 12 – Tiết diện tối thiểu của dây bảo vệ (PE)

Tiết diện của dây dẫn pha cấp điện cho thiết bị điện (mm2)Tiết diện tối thiểu của dây dẫn bảo vệ thiết bị điện (mm2)
S ≤ 16S
16 < S ≤ 3516
35 < S ≤ 400S/2
400 < S ≤ 800200
S > 800S/4

Trên đây là những nội dung quan trọng về tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện dân dụng. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn khi có nhu cầu thiết kế điện dân dụng. Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

  • Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline: 0915.891.666
  • Website: https://tuanhungphat.vn/
  • Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
  • Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Hân Đỗ
Tôi là một cô nàng vui vẻ, nhiệt huyết, yêu đời và có kinh nghiệm trong ngành van công nghiệp vật tư ngành nước nhiều năm mong muốn mang đến những bài viết chất lượng cũng như năng lượng tích cực tới tất cả mọi người.
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan