Tiêu chuẩn DIN là gì? Những nội dung về DIN cần biết

5/5 - (2 bình chọn)

Tiêu chuẩn DIN được thành lập nhằm đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa, vật liệu an toàn, chất lượng. Từ đó, giúp môi trường hoạt động của thiết bị mang đến lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng. Vậy tiêu chuẩn DIN là gì? Sức ảnh hưởng như nào đến đời sống? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chuẩn DIN là gì?

DIN (Deutsches Institut für Normung e.V – Dịch là Viện tiêu chuẩn Đức) là tổ chức về tiêu chuẩn hóa của Đức và cũng là thực thể của thành viên ISO Đức.

Tiêu chuẩn DIN – German Institute for Standardization là tiêu chuẩn được xây dựng bởi Viện tiêu chuẩn hóa Đức tại Berlin. DIN là tổ chức phi chính phủ có vai trò xây dựng tiêu chuẩn chặt chẽ. Từ đó, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển chung của thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa trong nước cùng các thị trường trên toàn cầu.

Tiêu chuẩn DIN là gì?

Tiêu chuẩn DIN là gì?

Lịch sử hình thành tiêu chuẩn Din

Tiêu chuẩn DIN thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1917 (Tên sơ khai là Ủy ban Tiêu Chuẩn của ngành công nghiệp Đức – Normenausschuss der deutschen Industrie (NADI)), là một trong những tiêu chuẩn được đánh giá cao. 

DIN là cơ quan tiêu chuẩn của quốc gia Đức, đại diện cho quyền lợi của các nước Châu Âu. Tiêu chuẩn này áp dụng trong phạm vi các ngành công nghiệp.

Vào năm 1926, tiêu chuẩn đã mở rộng các phạm vi hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau. Nên đổi tên thành “Ủy ban Tiêu chuẩn Đức – Deutscher Normenausschuss (DNA)”.

Đến năm 1975, Chính phủ CHLB Đức và DIN ký kết bản hợp đồng thỏa thuận. Theo đó, DIN được công nhận là cơ quan tiêu chuẩn của Đức và đổi tên thành Viện tiêu chuẩn Đức (Viết tắt là DIN).

Hiện nay, DIN có trụ sở đặt tại Berlin và đăng ký hiệp hội tại Đức. Tổ chức hiện có khoảng 30.000 tiêu chuẩn DIN phủ kín các lĩnh vực công nghệ hiện đại.

⇒ Ngoài ra, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về tiêu chuẩn mặt bích Jis 10k tại đây!

Mục tiêu và sứ mệnh của tiêu chuẩn DIN

Mục tiêu của tiêu chuẩn DIN

Mục đích đặt ra các tiêu chuẩn nhằm thống nhất các quy trình, sản phẩm (chất lượng, kích thước, đặc điểm, hiệu suất,…)

Có một số chủ đề sau:

  • Đại lượng hoặc đơn vị vật lý, ốc vít,…
  • Xây dựng dân dụng, thử nghiệm đất, các vật liệu xây dựng, thiết bị chống ăn mòn kết cấu thép, thủ tục hợp đồng xây dựng,…
  • Vật liệu thử nghiệm: máy khoan xoắn, con lăn, ống thép, ống nhựa, ống cao su, máy thử nghiệm, ổ bi, kỹ thuật quy trình,…

Sứ mệnh của tiêu chuẩn DIN

Tiêu chuẩn DIN có sứ mệnh là xây dựng quy định và tiêu chuẩn nhằm tối ưu hóa quy trình. Từ đó đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm, giảm rủi ro trong sản xuất, bảo vệ môi trường. Đồng thời, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường. 

Tiêu chuẩn cũng thúc đẩy sự tương tác và hợp tác trong các lĩnh vực như: truyền thông công nghiệp, khoa học công nghệ, chính phủ, kinh tế xã hội, trí tuệ và công cộng.

Cấu trúc bộ tiêu chuẩn DIN

  • DIN là cấu trúc theo tiêu chuẩn Đức, phạm vi tiêu chuẩn nội địa Đức. DIN cũng thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn Quốc tế.
  • E DIN – Tiêu chuẩn dự thảo.
  • DIN V – Tiêu chuẩn sơ bộ.
  • DIN EN – Cấu trúc biểu thị.
  • DIN ISO – Dựa vào tiêu chuẩn ISO để cải tiến tiêu chuẩn.
  • DIN EN ISO – Tiêu chuẩn được công nhận như tiêu chuẩn Châu Âu.

Tầm ảnh hưởng của tiêu chuẩn DIN trong đời sống

Ngành công nghiệp

DIN, với hơn 100 năm lịch sử, là tổ chức tiêu chuẩn uy tín hàng đầu thế giới. Tiêu chuẩn DIN của Đức được công nhận và áp dụng rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các tiêu chuẩn như ISO, JIS, BS được sử dụng phổ biến trên toàn cầu.

Tiêu chuẩn DIN là gì?

Tiêu chuẩn DIN trong ngành công nghiệp

DIN đại diện cho nhà sản xuất, người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và kiểm định, ở cấp độ quốc gia, khu vực Châu Âu và quốc tế. Quá trình phát triển tiêu chuẩn mới của DIN là quá trình khách quan và mở cửa.

Tiêu chuẩn này sẽ tiếp nhận ý kiến và đề xuất từ các chuyên gia và tổ chức liên quan, được giám sát bởi các Ban tiêu chuẩn của DIN. Chúng giúp DIN xây dựng uy tín và tạo tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.

Ngành cơ khí, kim khí

Các phụ kiện lắp ghép như bulong, vít… là thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, lắp đặt, cơ khí và dụng cụ. Những phụ kiện đường ống này được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp. Trong số đó, ngành cơ khí và kim khí thường tiêu thụ lượng lớn thiết bị với đa dạng mẫu mã.

Việc đảm bảo an toàn trong sử dụng và sản xuất đòi hỏi các phụ kiện cần tuân thủ tiêu chuẩn nhất định. Nó đặc biệt quan trọng trong quá trình lắp ghép và kết nối các chi tiết hoặc bộ phận. Nếu không chính xác dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn DIN là điều cần thiết.

Tiêu chuẩn DIN là gì?

Áp dụng tiêu chuẩn trong ngành cơ khi, kim khí

Tham khảo thêm các sản phẩm của chúng tôi đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: Van bi điều khiển điện, van bi điều khiển khí nén

Ngành thép không gỉ

Trong ngành sản xuất công nghiệp, nhất là trong sản xuất thép và thép không gỉ, tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi. Cụ thể, các sản phẩm phụ kiện cơ khí như mặt bích, vít, bulong… thường tuân theo tiêu chuẩn này. 

Mục tiêu khi áp dụng tiêu chuẩn DIN của Đức giúp quá trình lắp nối an toàn, tăng độ bền và chất lượng.

* Đối với mặt bích

Mặt bích thường được làm từ inox hay thép carbon. Áp suất làm việc của mặt bích thường là PN10, PN16, PN25. Hiện đang được ứng dụng nhiều trong nền công nghiệp sản xuất, đóng tàu, lọc dầu, hóa chất,… 

Tiêu chuẩn DIN là gì?

Tiêu chuẩn mặt bích DIN PN10

Đa số các mẫu mặt bích tại THP đều đạt tiêu chuẩn mặt bích DIN, nên quý khách hàng yên tâm khi mua hàng tại đây.

Một số tiêu chuẩn DIN

  • DIN 444 – Bulong móc (lắp vào bộ phận để cẩu, di chuyển chi tiết hay bộ phận của máy móc…).
  • DIN 558 – Bulong có dọc phần thân được thiết kế ren.
  • DIN 601 – Dùng cho bulong liên kết.
  • DIN 603 – Bulong có đầu tròn, cổ vuông (sử dụng để kết nối các mối ghép).
  • DIN 604 – Bulong có đầu bằng có dấu.
  • DIN 912 – Bulong có lục giác chìm.
  • Tiêu chuẩn DIN 931 – Bulong ren không làm hết trên toàn thân mà có 1 đoạn trơn, thích hợp với bề mặt lắp ghép độ dày lớn, mối ghép dài không yêu cầu độ dài ren lớn.
  • Tiêu chuẩn DIN 933 – Bulong có toàn bộ thân được thiết kế ren.
  • Tiêu chuẩn DIN 934 – Đai ốc lục giác.
  • DIN 7380 – Bu lông lục giác chìm đầu MO.
  • Tiêu chuẩn DIN 8077 – Chứng nhận ống nhựa chịu nhiệt,….

Ngoài ra, còn một số tiêu chuẩn khác như: DIN 960, 7991, 94, 965,…

Mong rằng, với những nội dung về tiêu chuẩn DIN là gì trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp mình. Từ đó, dễ dàng áp dụng tiêu chuẩn này vào trong hệ thống làm việc của mình. 

Hân Đỗ
Tôi là một cô nàng vui vẻ, nhiệt huyết, yêu đời và có kinh nghiệm trong ngành van công nghiệp vật tư ngành nước nhiều năm mong muốn mang đến những bài viết chất lượng cũng như năng lượng tích cực tới tất cả mọi người.