Quy trình thiết kế & thi công hệ thống M&E

5/5 - (1 bình chọn)

Thiết kế, thi công hệ thống cơ điện M&E là hạng mục đặc biệt và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Hệ thống M&E góp phần vào việc hoàn thiện công trình xây dựng. Trong bài viết dưới đây, Tuấn Hưng Phát xin chia sẻ một số thông tin về quy trình thiết kế, thi công hệ thống M&E.

Khi nào cần thiết kế và thi công hệ thống cơ điện M&E?

Việc thiết kế và thi công hệ thống cơ điện M&E là một công việc cần phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng cơ bản của công trình. Hiểu đơn giản là không cần phải chờ đến khi công trình hoàn thiện toàn bộ mới tiến hành lắp đặt hệ thống cơ điện. Thay vào đó, khi công trình đã hoàn thiện một phần cơ bản sẽ tiến hành lắp đặt và thi công hệ thống cơ điện, sau đó hoàn thiện phần xây dựng còn lại.

thiết kế và thi công hệ thống cơ điện M&E

Cách làm này đảm bảo rằng hệ thống cơ điện M&E được thiết kế đúng tiêu chuẩn và phù hợp với từng công trình. Ngoài ra, nó cũng đảm bảo tính thẩm mỹ và tạo ra một diện mạo hài hòa khi dây điện và ống dẫn được lắp đặt gọn gàng.

Hạng mục thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E

Hạng mục thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống M&E bao gồm 2 phần: Hệ thống cơ và hệ thống điện. Cụ thể như sau:

Hệ thống cơ

Hệ thống cơ là phần thi công phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình. Hệ thống cơ bao gồm các hạng mục sau:

Hệ thống điều hòa thông gió 

Hệ thống điều hòa thông gió không chỉ quản lý chất lượng không khí, nhiệt độ mà còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hệ thống này bao gồm:

  • Điều hòa trung tâm sử dụng phương pháp giải nhiệt bằng nước hoặc không khí (hạng mục hệ thống điều hòa trung tâm Chiller).
  • Điều hòa trung tâm sử dụng gas lạnh (Refrigerant) như VRV, VRF.
  • Các loại điều hòa Multi, điều hòa cục bộ và điều hòa công nghiệp.
  • Hệ thống thông gió dân dụng, công nghiệp.

Hệ thống điều hòa thông gió

Hệ thống cấp thoát nước

Mục đích của hệ thống cấp thoát nước cung cấp nước cho công trình, xử lý nước thải, thoát nước ứ đọng, thông gió cho các đường ống dẫn và hỗ trợ cho hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hệ thống này bao gồm:

  • Hệ thống cấp nước. 
  • Hệ thống thoát nước thải. 
  • Hệ thống cung cấp nước uống sạch RO. 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

  • Thi công và lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường (Fire hydrant system). 
  • Thi công và lắp đặt hệ thống chữa cháy cưỡng bức (Fire Suppression system). 
  • Thi công và lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động sprinkler (Sprinkler system). 
  • Thi công và lắp đặt hệ thống báo cháy (Fire alarm system). 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Các hệ thống khác

  • Hệ thống làm mát nước

+ Nước lạnh Chiller phục vụ cho hệ thống điều hòa HVAC, cấp cho AHU, FCU. 

+ Nước lạnh chiller, nước mát cooling phục vụ cho quy trình làm mát các loại máy sản xuất phát sinh nhiệt. 

+ Hệ thống điều khiển trung tâm BMS phục vụ cho quá trình điều khiển hệ thống.

  • Hệ thống hơi nước bão hòa: Phục vụ cho hệ thống điều hòa không khí, hơi nước, hệ thống nước nóng,…
  • Hệ thống hút và xử lý khí thải: Bao gồm thông gió, hút mùi, hút khí thải, đồng thời sử dụng hóa chất, vật liệu hấp thụ hóa chất để xử lý không khí đáp ứng  theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp  đối với bụi và các chất vô cơ – QCVN 19:2009/BTNMT. 
  • Hệ thống khí nén: Bao gồm hệ thống khí nén thông thường hoặc hệ thống khí nén yêu cầu cao dành cho phòng sạch, các thiết bị sử dụng khí sạch (CDA). 
  • Hệ thống Utility khác (LPG, Nitơ, Oxi, DI, RO):

+ Hệ thống ống LPG phục vụ cho nhu cầu bếp nấu, máy sản xuất như máy gia nhiệt cần nhiên liệu là LPG. 

+ Thi công, lắp đặt các đường ống dẫn khí Nitrogen (N2), khí nén sạch (CDA), khí Oxygen (O2).

+ Thi công, lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch (DI, RO) cùng các hệ thống đường ống khác.

Tuấn Hưng Phát – đơn vị cung cấp van công nghiệp, thiết bị đường ống – cam kết hàng chính hãng, đầy đủ CO CQ, giá tốt, sẵn hàng tại kho. Một số sản phẩm đơn vị thường cung cấp phục vụ nhu cầu hệ thống M&E như: Van bướm tay gạt – tay quay – điều khiển điện – điều khiển khí nén, van bi khí nén – điện, van cổng, van 1 chiều, khớp nối mềm, đồng hồ lưu lượng nước,…. Liên hệ Tuấn Hưng Phát ngay để nhận hỗ trợ giải pháp, báo giá ưu đãi nhất.

Hệ thống điện

Điện nặng

Công việc liên quan đến điện nặng bao gồm:

  • Thi công, lắp đặt hệ thống trạm điện trung thế (<35KV), tủ trung thế và trạm biến áp.
  • Thi công, lắp đặt hệ thống điện động lực (Main feeder) và hệ thống chiếu sáng.
  • Thi công, lắp đặt hệ thống máy phát.
  • Thi công,lắp đặt hệ thống báo cháy, chống sét và đèn thoát sự cố.
  • Thi công, lắp đặt hệ thống điều khiển trung tâm BMS (Building Management System).

Hệ thống điện nặng

Điện nhẹ 

Các công việc liên quan đến điện nhẹ như sau:

  • Xây dựng và quản lý hệ thống mạng nội bộ (LAN, WAN) và Internet.
  • Hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại…
  • Thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát ra vào tòa nhà (Access Control) và hệ thống camera an ninh.
  • Hệ thống truyền hình cáp, đầu kỹ thuật số. Hệ thống âm thanh (PA). 
  • Hệ thống cảnh báo cháy nổ. 
  • Hệ thống quản lý bãi đỗ xe

Hệ thống điện nhẹ 

Quy trình thiết kế, thi công hệ thống cơ điện M&E chi tiết

Thiết kế, thi công hệ thống M&E được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Thiết kế, thi công cáp động lực

Bước đầu tiên trong quy trình thi công hệ thống M&E là thiết kế bản vẽ hệ thống cáp động lực, tính toán công suất hoạt động thực tế dựa trên quy mô của công trình. Bản vẽ chi tiết cần được tính toán chi tiết về khả năng hoạt động cũng như cách bố trí hệ thống cáp động lực một cách khoa học.

Bước 2: Thiết kế, thi công máng cáp 

  • Xác định vị trí lắp đặt máng cáp, điều chỉnh sao cho phù hợp với chiều cao công trình. 
  • Lắp đặt giá đỡ máng cáp vào các vị trí tương ứng trên bản thiết kế chi tiết, thông thường sẽ đặt cách nhau từ 1,3 – 1,5m. 
  • Lắp đặt máng cáp và điều chỉnh sao cho phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 3: Thiết kế, thi công hệ thống chiếu sáng

Để tính toán công suất chiếu sáng phù hợp thì cần xem xét quy mô của công trình và các khu vực bên trong. Sau đó, lên kế hoạch chi tiết cho việc thi công, lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Mục tiêu là đảm bảo cường độ chiếu sáng phù hợp cho từng khu vực, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng điện năng.

Bước 4: Xây dựng phương án cải tạo và nâng cấp hệ thống điện

Không thể tránh khỏi việc hệ thống điện bị quá tải hoặc xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng xuống cấp nhanh chóng của công trình thì cần phải xây dựng kế hoạch dự phòng để cải thiện và nâng cấp hệ thống điện, nhằm tránh những sự cố không mong muốn xảy ra.

Bước 5: Lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa hệ thống theo định kỳ

Đối với mọi hệ thống cơ điện, việc lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa định kỳ là vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo rằng các sự cố liên quan đến điện sẽ được phát hiện và khắc phục kịp thời. Những rủi ro không mong muốn trong quá trình vận hành hệ thống điện sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất.

Bước 6: Xây dựng phương án di dời máy móc hệ thống điện

Để di chuyển các thiết bị trong hệ thống điện thì cần phải khảo sát tỉ mỉ và xây dựng phương án cẩn thận. Kế hoạch di dời này phải đảm bảo mức độ chính xác cao nhất, nhằm tránh ảnh hưởng đến các thành phần khác trong hệ thống cơ điện.

Lưu ý quan trọng khi thiết kế, thi công hệ thống cơ điện M&E

Để đảm bảo quá trình thiết kế, thi công hệ thống cơ điện M&E diễn ra an toàn và hiệu quả, cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện tốt công tác chuẩn bị: Thiết kế bản vẽ chi tiết, khảo sát tình hình, quy mô, mặt bằng thực tế để điều chỉnh sao cho phù hợp.
  • Tăng cường kiểm tra vật tư, thiết bị: Việc kiểm tra và giám sát nguồn cung ứng vật tư, thiết bị là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình đạt mức tốt nhất.
  • Giám sát quá trình thi công: Cần có người đại diện giám sát quy trình thi công, lắp đặt hệ thống cơ điện, đảm bảo rằng công việc diễn ra theo đúng hướng và tiến độ thi công.
  • Đối với các công trình như khách sạn, resort, chung cư cao cấp, yêu cầu người thiết kế không chỉ am hiểu về mặt kỹ thuật mà còn phải có tính thẩm mỹ cao.
  • Hệ thống cơ điện cần được thiết kế và triển khai sao cho đồng bộ, sau đó đưa vào vận hành thực tế. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về quy trình thiết kế, thi công hệ thống M&E. Quy trình thi công hệ thống M&E là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng hay thương mại. Để được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát.

dinhbang
Tôi có kinh nghiệm về thiết bị công nghiệp,hệ thống hơn 10 năm và tôi muốn chia sẻ các kiến thức, kĩ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu hơn dành cho bạn đọc.