Phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường
Ngành mía đường là một trong những ngành sản xuất rất phát triển tại Việt Nam do nhiều ưu đãi từ môi trường khí hậu cũng như các chính sách của nhà nước. Ngành đã đóng góp rất lớn trong công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước.
Hôm nay, Chúng tôi sẽ không đi sâu phân tích ngành mía đường đã đóng góp như thế nào. Mà chúng tôi sẽ đề xuất phương án giải quyết một mặt trái của ngành này. Đó là nước thải ngành mía đường. Xử lý nước thải nhà máy mía đường sẽ phải giải quyết, xử lý những gì? Phương án xử lý như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!
Phương án xử lý nước thải nhà máy mía đường cần giải quyết những gì?
Trước khi xây dựng phương án, thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường, chúng ta cần phải nắm rõ chúng ta cần xử lý cái gì. Thành phần nước thải gồm những gì? chúng có tác động xấu hay tốt với môi trường?
Nguồn phát sinh nước thải nhà máy sản xuất mía đường
Nước thải luôn là sản phẩm của bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào sử dụng nước. Và ngành sản xuất mía đường cũng không ngoại lệ. Các công đoạn sản xuất khác nhau sẽ phát sinh nước thải có thành phần ô nhiễm khác nhau. Vậy, chúng ta cần phải căn cứ trên mô hình công nghệ sản xuất mía đường để phân tích, tìm hiểu nước thải phát sinh từ những giai đoạn nào? thành phần ô nhiễm của nước thải của từng giai đoạn là gì? có tính chất như thế nào?
Sơ đồ tổng quan công nghệ sản xuất mía đường
Căn cứ sơ đồ và tư vấn của các chuyên viên ngành mía đường, chúng tôi xin đưa ra một số giai đoạn, công đoạn sản xuất mía đường sẽ phát sinh nước thải như:
- Công đoạn băm – ép mía: Nước thải sẽ phát sinh do nhu cầu sử dụng nước trong ngâm và ép mía. Bên cạnh đó là nhu cầu sử dụng nước vệ sinh máy sau sản xuất, nhu cầu nước làm mát ổ trục máy ép – nghiền. Nước thải ở công đoạn này chứa lượng lớn chất hữu cơ(nước mía đường bám trên máy hay thất thoát, vụn bã mía,…); và dầu mỡ do làm mát, vệ sinh trục máy ép.
- Quy trình làm mát các thiết bị nồi hơi, các thiết bị gia nhiệt: Các thiết bị này sử dụng trong quá trình đun sôi – cô đặc đường. Nước thải phát sinh tại quy trình làm việc này thường ở nhu cầu làm mát và nhu cầu vệ sinh thiết bị. Trong khi nước vệ sinh thiết bị có lưu lượng ít nhưng giá trị BOD cao, chất hữu cơ lơ lửng cao thì nước làm mát có lưu lượng lớn, giá trị BOD thấp.
- Công đoạn kết tinh thành phẩm: Công đoạn này chỉ phát sinh nước thải do nhu cầu vệ sinh trang thiết bị. Tuy nhiên, chúng sẽ chứa lượng lớn BOD do mật mía, đường bị rò rỉ, bám vào các trang thiết bị.
- Các nhu cầu sinh hoạt của công nhân sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt.
Xác định rõ nguồn phát sinh nước thải sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho việc xác định và xây dựng phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường. Việc này hỗ trợ chúng ta bước đầu xác định tính chất, thành phần của nước thải. Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích rõ hơn, chi tiết hơn thành phần của nước thải.
>>Có thể Bạn quan tâm: 06 khó khăn khi đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải
Tính chất nước thải nhà máy sản xuất mía đường
Nước thải các nhà máy sản xuất mía đường chứa lượng lớn các chất hữu có như đường, sơ, vụn bã mía. Sau khi phân tích chi tiết thành phần một số nhà máy, chúng ta đưa ra được kết luận:
- Nước thải mía đường chứa lượng lớn các hợp chất nito, phốt pho hữu cơ
- Giá trị BOD5 cao và có biến động lớn
- Chứa các thành phần mang màu do axit hữu cơ hoặc muối kim loại vô cơ(Na+, Si4+, Ca2+, K+)
- Chứa lượng lớn chất rắn lơ lửng dạng vô cơ
- Nước thải nhà máy mía đường chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy nên thường có mùi hôi thối khó chịu.
- Nước thải từ quá trình làm mát có nhiệt độ cao có thể ức chế hoạt động của vi sinh vật và các động thực vật thủy sinh.
- Nước thải mía đường thường có tính axit. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ có độ pH tăng cao do chứa lượng lớn CaCO3.
Nhận biết rõ thành phần, tính chất của nước thải, chúng ta sẽ phân tích những ảnh hưởng của nước thải đến môi trường là tốt, hay xấu. Nếu tốt có thể không cần xử lý. Nếu là xấu, chúng ta cần phải có phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường này một cách triệt để, đáp ứng được QCVN 40:2011/BTNMT.
Nước thải nhà máy mía đường ảnh hưởng đến môi trường ra sao?
Để đưa ra được phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường, chúng ta cần khảo sát, nhận tư vấn từ chuyên gia về quy trình sản xuất mía đường, xác định nguồn phát sinh nước thải của nhà máy. Từ đó xác định rõ thành phần, tính chất của nước thải. Sau khi khảo sát, nhận hỗ trợ tư vấn, chúng tôi xác định: nước thải mía đường tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nước nếu không được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường trực tiếp. Cụ thể:
- Đầu tiên là mui hôi thối khó chịu do các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bên trong nước thải ngành mía đường.
- Không chỉ gây ra mui khó chịu, đường trong nước thải chủ yếu là đường Sucroza và các loại đường khử Glucose, Fructoze. Khi chúng phân hủy sẽ chiếm lượng lớn oxy hòa tan trong nước gây cạn kiệt oxy trong nguồn nước. Từ đó chúng sẽ tác động đến quần thể sinh vật dưới nước.
- Các chất rắn vô cơ lơ lửng trong nước thải có thể lắng đọng tạo thành một màng dưới đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật thủy sinh.
- Nước thải có thể có nhiệt độ cao gây ức chế hoạt động và sinh trưởng của các sinh vật thủy sinh
- Trong nước thải có chứa cả dầu mỡ bôi trơn máy do vệ sinh, tẩy rửa thiết bị. Dầu mỡ có thể đóng váng trên mặt nước khiến nguồn nước giảm khả năng tự làm sạch.
Đề xuất phương án xử lý nước thải nhà máy mía đường
Căn cứ vào dữ liệu phân tích thành phần, nguồn gốc phát sinh của nước thải, Chúng ta đã có thể xây dựng phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường tối ưu nhất. Dưới đây là sơ đồ tổng quan hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường
Mô tả – thuyết trình hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường
- Song chắn rác(SCR): Đây là một thiết bị lọc cơ học nhằm ngăn lại và loại bỏ các chất rắn cỡ lớn tồn tại trong nước thải. Trong trường hợp này là bã mía. Bã mía và các loại chất rắn cỡ lớn khác sẽ được thu thập tại đây và đưa về thùng rác.
- Bể lắng cát: nhằm loại bỏ cát và các chất rắn vô cơ lơ lửng trong nước thải. Sau khi lắng đọng, chúng sẽ được thu thập và đưa đến bể phơi.
- Hố thu gom hay bể thu gom: Nước thải từ sản xuất và sinh hoạt sẽ được thu gom tại đây để thống nhất xử lý.
- Bể điều hòa: Trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường hay bất kỳ ngành nào khác thì bể điều hòa cũng không thể thiếu. Bể giữ vai trò điều hòa nhiệt độ, ổn định lưu lượng và nồng độ thành phần ô nhiễm trong nước thải. Bể điều hòa thường được trang bị máy khuấy trộn để tránh lắng cặn và phân hủy kỵ khí dưới đáy bể.
- Bể lắng 1: Tại đây, nước thải sẽ được để yên tĩnh cho quá trình lắng đọng, loại bỏ một phần chất rắn vô cơ, hữu cơ lơ lửng. Bùn cặn sau quá trình sẽ được thu gom và đưa về bể xử lý bùn.
- Bể phân hủy kỵ khí UASB: Bể áp dụng công nghệ sinh học phân hủy kỵ khí dòng chảy ngược. Các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy thành chất vô cơ đơn giản hơn và khí metan(CH4). Đồng thời bể kỵ khí UASB cũng loại bỏ nito và phốt pho.
- Bể hiếu khí Aerotank: Bể này áp dụng công nghệ sinh học phân hủy hiếu khí bùn hoạt tính. Các chất hữu cơ trong nước thải sau khi được xử lý nước thải kỵ khí sẽ bị phân hủy thành dạng đơn giản hơn nhưng chưa triệt để. Vì vậy, bể Aerotank sẽ thực hiện nốt công việc phân hủy chất hữu cơ này. Quá trình phân hủy sẽ cho sản phẩm là nước, khí CO2 và sinh khối mới.
- Bể lắng 2: Sau khi được phân hủy hiếu khí tại bể Aerotank, nước thải sẽ được đưa đến bể lắng 2. Tại đây, nước thải được để lắng đọng các cặn sinh học sinh ra trong quá trình phân hủy sinh học trên. Bùn cặn lắng đọng sẽ được thu thập về bể chứa xử lý bụn một bộ phận. Một bộ phận sẽ được tuần hoàn về bể hiếu khí để đảm bảo mật độ sinh khối.
- Thiết bị lọc áp lực: Công đoạn xử lý nước thải này nhằm thực hiện loại bỏ các cặn còn xót lại trong nước thải.
- Bể khử trùng: Sau khi được lọc áp lực để loại bỏ các chất cặn, nước thải được đưa đến bể cuối cùng để khử khuẩn, khử trùng gây mùi. Tại bể này, nước thải được khử bằng hợp chất hóa học có tính oxy hóa và sát khuẩn cao. Đây cũng được coi là bước cuối cùng trong quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường. Tiếp đó, chúng ta cần kiểm tra, phân tích chất lượng nước thải sau xử lý.
- Kiểm định chất lượng và xả thải ra môi trường: Sau các công đoạn xử lý trên, chúng ta phải kiểm định chất lượng nước thải sau xử lý. Nước thải phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT để được phép xả thải ra môi trường. Nếu chưa đạt cần phải có điều chỉnh phù hợp và thực hiện tái xử lý.
Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và phân phối trực tiếp các sản phẩm van công nghiệp, vật tư đường ống. Chúng tôi đã cung cấp số lượng lớn sản phẩm phục vụ cho các hệ thống xử lý nước thải, bao gồm cả nhà máy xử lý nước thải mía đường. Kho THP lưu trữ số lượng lớn các sản phẩm, thiết bị: Van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm điện từ – khí nén, van cổng, van bi, van 1 chiều, khớp nối, rọ bơm, lọc y, đồng hồ nước thải,… Liên hệ Hotline ngay để nhận được báo giá ưu đãi nhất!
Tổng kết
Mía đường là một ngành công nghiệp chế biến thế mạnh của Chúng Ta. Song nó cũng cho chúng ta bài toán nước thải rất lớn để giải quyết. Nếu không được quản lý giám sát chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường nước cũng như môi trường sinh thái. Vì vậy, với đề xuất phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp Các Bạn có một phần tài liệu tham khảo giá trị. Cảm ơn Quý Vị đã đón đọc những chia sẻ của Chúng Tôi.
Quý Vị có thể theo dõi thêm các chủ đề thú vị về môi trường, hệ thống xử lý nước thải tại: Kiến thức về hệ thống xử lý nước thải.