Công tắc dòng chảy | Nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt

5/5 - (10 bình chọn)

Công tắc dòng chảy hay công tắc lưu lượng có tên tiếng ảnh là flow switch. Đây là thiết bị cho biết trọng đường ống có lưu chất nào đang chạy hay không. Từ đấy có thể xem xét đóng hoặc mở công tắc điện.

Được sử dụng khá nhiều trong hệ nhiệt, máy lạnh, điều hòa không khí, máy bơm hay các hệ xử lý phổ biến. Trong hệ thống lò sưởi, nó thực hiện nhiệm vụ tắt trong trường hợp thiếu lưu thông thông thường. Tình trạng thiếu lưu thông sẽ hoạt động của vận hành an toàn nhiệt.

Công tắc dòng chảy là gì?

Công tắc dòng chảy – Flow switch là một thiết bị được sử dụng để theo dõi tốc độ dòng chảy của chất lỏng, chất khí khí hoặc các lưu chất khác thông qua một ống dẫn, hoặc hệ thống đường ống. Nói một cách ngắn gọn thì công tắc dòng chảy có nhiệm vụ phát hiện dòng chảy trong đường ống.

Các công tắc hoặc cảm biến này có thể được sử dụng để theo dõi lưu lượng trong một khoảng thời gian nhất định hoặc được thiết lập để giám sát liên tục tổng lưu lượng.

Công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy

Các tên gọi khác của công tắc dòng chảy:

Công tắc lưu lượngCảm biến lưu lượng
Chỉ báo lưu lượngCông tắc cảm biến dòng chảy

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động công tắc dòng chảy

Để hiểu cách thức hoạt động của công tắc dòng chảy và chức năng của nó chúng ta cùng xem phần dưới đây.

Cấu tạo

Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm này. Nhìn bề ngoài chúng có những hình dáng khác nhau. Tuy nhiên công dụng và cấu tạo vẫn giữ nguyên công tắc dòng chảy.

Cấu tạo công tắc dòng chảy

Cấu tạo công tắc dòng chảy

Gồm 2 bộ phận chính là: housing và cảm biến.

+ housing: nằm phía ngoài, là phần xử lý chính trong bộ điều khiển cho phép đóng hoặc mở.

+ cảm biến: nằm bên trong, tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Có một que hay lá bằng inox, đồng hay thép ép mỏng phát hiện dòng chảy đi qua dù nhỏ nhất.

Công tắc dòng chảy hoạt động như thế nào?

Vận hành theo phương thức khá đơn giản. Như mọi người đã biết thì dòng chảy nào cũng sản sinh những áp lực nhất định. Tốc độ dòng chảy càng nhanh, áp lực sinh ra càng lớn.

Khi chạm vào que hay lá công tắc sẽ truyền động đến công tắc và chế độ “ON” hoạt động. Ngược lại, không có lưu chất qua sẽ khiến trạng thái của công tắc là “OFF”.

Hoạt động của công tắc dòng chảy

Hoạt động của công tắc dòng chảy

Ứng dụng và cách lắp đặt

Ứng dụng cảm biến lưu lượng

Những cảm biến lưu lượng luôn được dùng cho các nhà máy, xí nghiệp lớn hiện nay. Lợi thế về giá cùng với ưu điểm dễ lắp đặt là lựa chọn rất tuyệt vời. Trong thực tế có thể kể đến như:

+ đo lưu lượng nước trong đường ống.

+ bảo vệ máy bớm không chạy quá nhiệt độ.

+ đo lưu lượng hóa chất, nước thải.

+ đo dòng chảy xăng dầu.

+ đo chất lỏng trong tank, bồn.

Cách lắp đặt công tắc dòng chảy

Trong thực tế, lắp đặt dòng chảy không phức tạp. Chỉ cần cắt 1 phần trên đường ống rồi sử dụng co chữ T gắn vào. hai đầu của chữ T nối cho đoạn ống bị cắt, còn lại sẽ lắp công tắc.

Lưu ý: phần ren kết nối sẽ tùy vào ren cảm biến lưu lượng mà chọn khớp nối phù hợp.

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu qua công tắc dòng chảy, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng. Nếu còn có thắc mắc gì hãy liên hệ hotline của Tuấn Hưng Phát để được tư vấn thêm nha.

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.