Wafer – Van bướm wafer là gì?
Wafer là một phương pháp kết nối van với đường ống theo dạng kẹp thông qua việc đặt thiết bị vào giữa 2 đầu đường ống có trang bị mặt bích rồi siết chặt lại. Với kiểu kết nối này tạo hệ thống chắc chắn, kín tuyệt đối và mang lại hiệu quả cao trong quá trình vận hành. Vậy van bướm wafer là gì? Cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Van bướm wafer là gì?
Van bướm wafer là loại van bướm có kiểu kết nối dạng wafer. Trong đó wafer gồm 2 tai hoặc 4 tai nằm trên thân van bướm và được kết nối với mặt bích của hệ thống, cố định bằng bulong.
Van bướm wafer còn được gọi là van bướm đa tiêu chuẩn, bởi nó cho phép bạn kết nối với nhiều đường ống, mặt bích khác nhau trên nhiều hệ thống như: Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống lò hơi, xăng dầu…Chức năng của van bướm wafer là điều tiết lưu lượng chất lỏng và đóng mở van theo các góc độ khác nhau từ 0 đến 90 độ.
Thông số kỹ thuật van bướm wafer
- Kích thước: DN50 – DN300
- Thân van: Gang, inox, nhựa
- Gioăng làm kín: PTFE, EPDM
- Kiếu kết nối: Wafer
- Áp lực làm việc: 10bar – 10kgf/cm2
- Nhiệt độ làm việc: 0 – 180 độ C
- Ứng dụng: Môi trường nước sạch, nước thải, hóa chất, xăng dầu
- Thương hiệu: Wonil
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Bảo hành: 24 tháng
Cấu tạo của van bướm wafer
Van bướm có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
- Thân van: Được làm từ chất liệu kim loại như inox, gang có thiết kế các lỗ bulong để cố định với mặt bích và tương thích với đa tiêu chuẩn mặt bích như JIS, ANSI, DIN.
- Trục van: Là bộ phận kết nối giữa thiết bị điều khiển với đĩa van và nhận lực từ tay gạt để truyền xuống đĩa van làm cho đĩa van đóng mở ở các góc khác nhau. Trục van làm từ kim loại cứng, có khả năng chịu lực, nhiệt độ cao, chống ăn mòn tốt.
- Đĩa van: Có thiết kế dạng hình tròn, được gắn cố định với trục van và liên kết với bộ phận tay gạt. Trục van tiếp xúc trực tiếp với lưu chất nên yêu cầu có khả năng chống ăn mòn, chống rỉ sét và chịu nhiệt tốt nên thường được làm từ chất liệu kim loại inox 304, inox 316, gang.
- Gioăng làm kín: Được làm từ cao su, có độ co giãn, đàn hồi tốt, làm từ chất liệu PTFE, EPDM và lắp tại các điểm kết nối giữa thân van và đĩa van hoặc điểm kết nối wafer với đường ống để tạo độ kín tuyệt đối, tránh rò rỉ chất lỏng.
- Thiết bị điều khiển: Van bướm wafer thường điều khiển theo dạng tay gạt để vận hành đóng/mở van.
Nguyên lý hoạt động của van bướm wafer
Van bướm wafer vận hành thủ công đơn bằng bộ phận tay gạt như sau: Khi tác động lên tay gạt sang trái hoặc gạt sang phải, đĩa van sẽ xoay theo và tác động xuống đĩa van để mở van, từ đó cho phép chất lỏng đi qua đường ống dễ dàng.
Khi gạt ngược lại sẽ làm đĩa van đóng, ngăn chặn chất lỏng chảy qua đường ống. Van bướm wafer có chức năng chính là điều chỉnh lưu lượng chất lỏng trong hệ thống ống dẫn. Với cấu tạo đơn giản, thiết bị dễ sử dụng và sửa chữa mang lại nhiều thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Phân loại van bướm wafer phổ biến hiện nay
Phân loại theo phương thức điều khiển
- Van bướm wafer tay gạt
- Van bướm wafer tay quay
- Van bướm wafer điều khiển điện
- Van bướm wafer điều khiển khí nén
Phân loại theo chất liệu
- Van bướm wafer gang
- Van bướm wafer inox
- Van bướm wafer thép
- Van bướm wafer nhựa
Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
- Van bướm wafer Đài Loan
- Van bướm wafer Hàn Quốc
- Van bướm wafer Thổ Nhĩ Kỳ
- Van bướm wafer Trung Quốc
Phân loại theo thương hiệu
- Van bướm wafer Wonil
- Van bướm wafer Samwoo
- Van bướm wafer FAF
- Van bướm wafer Kitz
- Van bướm wafer ULT
Ưu nhược điểm của van bướm wafer
Ưu điểm
- Van bướm wafer có thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn, dễ sử dụng và tháo lắp.
- Dải kích thước đa dạng từ DN15 đến DN300 nên có thể lắp ở nhiều đường ống, hệ thống khác nhau.
- Thiết bị có cấu tạo đơn giản, thuận tiện cho việc lắp đặt và bảo dưỡng.
- Kiểu kết nối wafer có thể kết nối đa tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn DIN, ANSI, BS…
Nhược điểm
- Áp lực làm việc của van bướm wafer là 10kgf/cm2 nên không phù hợp với hệ thống có áp lực làm việc cao từ 16 bar, 25 bar trở lên.
Ứng dụng của van bướm wafer
Van bướm wafer được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp nhờ vào những ưu điểm nổi bật trên. Cụ thể như sau:
- Hệ thống cấp thoát nước
- Nhà máy hóa chất
- Hệ thống sản xuất thực phẩm, dược phẩm, đồ uống
- Hệ thống xử lý dầu khí, ngành công nghiệp xăng dầu
- Hệ thống lò hơi, nồi hơi
- Hệ thống làm mát, HVAC, điều hòa
Hướng dẫn lắp đặt van bướm wafer
Việc lắp đặt van bướm wafer đúng kỹ thuật giúp tăng thêm độ bền, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu suất vận hành hệ thống. Dưới đây là 10 bước lắp đặt van bướm wafer chi tiết:
- Bước 1: Đặt van vào giữa 2 mặt bích đã được lắp sẵn. Lưu ý các lỗ bulong của mặt bích phải thẳng hàng để thuận tiện cho việc lắp đặt van.
- Bước 2: Đưa 4 cặp bulong – đai ốc vào các lỗ của mặt bích và siết nhẹ để điều chỉnh độ phẳng của bề mặt bích.
- Bước 3: Tiến hành hàn mặt bích với các điểm cố định trên đường ống để đảm bảo kết nối vững chắc.
- Bước 4: Sau khi hàn xong, tháo bulong – đai ốc và tháo van ra khỏi đường ống để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
- Bước 5: Hàn cố định xung quanh mặt bích trên đường ống và chờ các mối hàn nguội hoàn toàn.
- Bước 6: Sau khi mối hàn nguội, tiến hành lắp lại van vào giữa các mặt bích. Đảm bảo rằng mặt bích có đủ không gian để tránh bị hư hỏng van và đĩa van có thể mở với một độ mở nhất định.
- Bước 7: Điều chỉnh lại vị trí van sao cho đúng, sau đó siết 4 cặp bulong – đai ốc (lưu ý không siết quá chặt để tránh làm hỏng van).
- Bước 8: Mở van để kiểm tra khả năng đóng mở tự do của cánh van. Sau đó, để cánh van mở nhẹ một chút để đảm bảo không có sự cản trở.
- Bước 9: Lắp toàn bộ phần bulong – đai ốc vào các lỗ bích còn lại và siết chặt để cố định van.
- Bước 10: Cuối cùng, thử lại hoạt động đóng mở của van và đảm bảo tất cả các bộ phận được lắp đặt chính xác, hoàn tất việc lắp đặt van bướm wafer.
Những lưu ý khi lắp đặt van bướm wafer
Khi lắp đặt van bướm dạng wafer vào hệ thống đường ống, cần lưu ý các điểm sau:
- Mở lá van bướm ở góc mở khoảng 1/4 trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng vòng đệm cao su khi siết quá chặt, điều này có thể gây kẹt lá van hoặc rò rỉ.
- Khoảng cách giữa hai mặt bích cần đủ để lắp đặt van, tránh làm biến dạng vòng đệm.
- Không sử dụng miếng đệm giữa mặt bích và van.
- Kích thước mặt bích phải phù hợp với kích thước van.
- Van bướm wafer có thể được lắp đặt theo phương thẳng đứng hoặc ngang, tùy theo yêu cầu sử dụng.
Phân biệt van bướm wafer và van bướm mặt bích
Tính năng | Van bướm wafer | Van bướm mặt bích |
Giá thành | Rẻ hơn | Cao hơn |
Kết nối | Wafer | Mặt bích |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng |
|
|
Tuấn Hưng Phát – Đơn vị phân phối van bướm wafer chính hãng
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối van công nghiệp, đồng hồ đo và các loại phụ kiện van, phụ kiện đường ống, Tuấn Hưng Phát tự hào là một trong những đơn vị phân phối van bướm wafer chất lượng hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Mỗi sản phẩm đều được chúng tôi nhập khẩu chính hãng từ nhà máy sản xuất, không qua trung gian, cam kết đầy đủ giấy tờ CO – CQ và mức giá cạnh tranh cao nên quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi mua hàng tại Tuấn Hưng Phát.
Hiện nay chúng tôi có kho hàng rộng hơn 1000m2 với số lượng hàng có sẵn tại kho lớn, đa dạng chất liệu, kích thước, điều khiển khác nhau, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của khách hàng. Khi mua hàng tại Tuấn Hưng Phát quý khách sẽ được nhân viên tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp, hỗ trợ giao hàng tận nơi, thời gian giao hàng nhanh chóng, bảo hành dài hạn kèm theo catalogue chi tiết.
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm van bướm wafer hoặc van công nghiệp khác hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn giải pháp nhanh chóng, tối ưu.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0915.891.666
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
Ngày cập nhật lần cuối: 30/12/2024
