Hệ thống thoát nước

Trong bối cảnh dân số gia tăng nhanh chóng cùng sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp, việc đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch và xử lý nước thải ngày càng quan trọng. Hệ thống cấp thoát nước không chỉ đảm bảo nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Tìm hiểu về hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước là hệ thống bao gồm các thiết bị vật tư như ống thoát nhận nước, trạm bơm, van công nghiệp, nắp cống, cổng tràn, buồng lọc…để thực hiện chức năng dẫn thoát nước thải, nước mưa hoặc nước sinh hoạt.

Tùy vào hệ thống lắp đặt mà phân loại hệ thống thoát nước thành nhiều loại như sau: Hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng, hệ thống thoát nước hỗn hợp…

Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống này cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau:

  • Quy chuẩn về hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình được ban hành theo Quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
  • Theo tiêu chuẩn TCVN 4513-1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • Theo tiêu chuẩn TCVN 4474-1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.

Phân loại hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

Hệ thống này được thiết kế để xử lý nước thải sinh hoạt tại các tòa nhà, các công trình công cộng, các hoạt động sinh hoạt của nhà máy…. Khi đã qua quá trình xử lý, nước thải sinh hoạt có thể tái sử dụng để rửa sạch nhà vệ sinh, tưới tiêu cây cỏ,…

Hệ thống thoát nước thải công nghiệp

Hệ thống thoát nước thải công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Để tăng khả năng tái sử dụng, nước thải công nghiệp có thể được phân loại theo mức độ ô nhiễm và không ô nhiễm.

Nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao sẽ được xử lý trước khi được xả thải ra môi trường sau khi đã đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải. Trong khi đó, nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm thấp có thể được sử dụng lại để mục đích như làm mát thiết bị và máy móc, rửa xe ô tô, và các ứng dụng khác.

Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống này được thiết kế để xử lý hiệu quả nước mưa và nước tuyết trên mái của các nhà máy công nghiệp hoặc tòa nhà cao tầng có mái che rộng.

Hệ thống thoát nước

Thiết bị trong hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước cơ bản thường bao gồm các thiết bị sau:

  • Thiết bị vệ sinh: Đây là những thiết bị cung cấp  nước và tiếp nhận nước thải, chất bẩn. Những thiết bị này có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu vệ sinh hàng ngày cũng như trong quá trình sản xuất, thu gom và xử lý nước thải.
  • Hệ thống đường ống thoát nước: Bao gồm các loại ống thoát nước như ống thoát nước từ các thiết bị, ống thoát nước dọc, ống thoát nước ngang và ống xả. Mỗi loại ống có chức năng riêng trong quá trình đẩy nước ra khỏi hệ thống.
  • Hệ thống ống thông hơi: Chức năng của hệ thống này là thải khí độc ra môi trường bên ngoài, đảm bảo không ảnh hưởng đến vệ sinh trong nhà và cung cấp không khí cho hệ thống thoát nước. Ngoài ra, hệ thống này còn giúp giảm tác động ăn mòn từ nước thải và khí thải trong ống,  ngăn chặn nước trở lại khi thiết bị vệ sinh bị hư hỏng, đảm bảo luồng nước chảy một cách trơn tru.
  • Thiết bị thông tắc: Để đảm bảo việc thông tắc cống, hệ thống thoát nước cần được trang bị các thiết bị như cổng kiểm tra, giếng kiểm tra, cổng vệ sinh để kiểm tra và làm sạch đường ống thoát nước.

Nguyên tắc cần nắm khi thiết kế hệ thống thoát nước

Để thiết kế hệ thống thoát nước, cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Đường ống thoát nước ngang phải có độ dốc tối thiểu là 1/D (D là đường kính của ống). Ví dụ, nếu đường kính ống là D = 110, thì độ dốc tối thiểu phải là 0,9%.
  • Đường ống thoát xí, thoát tiểu phải đi riêng và không được kết nối với hệ thống thoát nước khác. Tất cả nước thải từ các ống này phải được đổ vào bể phốt. Trong trường hợp có nhà máy xử lý nước thải tập trung trong khu đô thị, nước thải có thể được đổ vào bể phốt, từ đó đưa đến hố ga thu gom nước thải của khu đô thị để xử lý.
  • Đường ống thoát nước từ sàn, rửa, bồn tắm, máy giặt cần được kết nối với nhau. Tuyệt đối không nên kết nối với đường ống thoát xí, thoát tiểu và phải đổ ra hố ga ngoài nhà.
  • Đường ống thoát nước mưa cần được thiết kế riêng biệt. Điều này giúp đảm bảo thoát nước tốt hơn trong trường hợp mưa to, ngăn ngừa nước tràn ngược vào nhà. Nếu cần thiết lắp đường ống chung cho cả thoát nước rửa và nước mưa, đường kính ống phải được tăng lên để đảm bảo hiệu suất thoát nước.
  • Nguyên tắc thông hơi cũng cần được áp dụng. Trên các công trình lớn với đường ống dài, cần thông hơi cả trục và nhánh của đường ống. Trên các công trình nhỏ, có thể không cần thông hơi nhánh, tuy nhiên trục thoát nước phải được thông hơi lên mái, đẩy ống lên đến điểm cao nhất của mái. Đường kính của ống thông hơi lên mái nên là D60 hoặc D75. Bể phốt cũng phải có ống thông hơi riêng với đường kính D75 và đi thẳng lên mái.

Lắp đặt hệ thống thoát nước

Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống thoát nước được lắp đặt theo quy trình sau:

  • Khảo sát địa điểm lắp đặt đường ống thoát nước.
  • Lắp đặt ống thoát nước.
  • Thu gom nước thải, nước mưa.
  • Trước khi xả thải ra môi trường, nước thải cần được xử lý đúng tiêu chuẩn.

Một số bản vẽ thoát nước phổ biến hiện nay

Sơ đồ hệ thống thoát nước nhà tầng

Hệ thống thoát nước nhà tầng

Sơ đồ hệ thống thoát nước nhà dân

Sơ đồ hệ thống thoát nước nhà dân

Sơ đồ hệ thống thoát nước phòng tắm

Sơ đồ hệ thống thoát nước phòng tắm

Sơ đồ hệ thống thoát nước thải

Sơ đồ hệ thống thoát nước thải

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hệ thống cấp thoát nước. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống cấp thoát nước.


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

  • Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline0915.891.666
  • Website: https://tuanhungphat.vn/
  • Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
  • Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn