Van điện từ 24v

(1 đánh giá của khách hàng)

  • Điện áp: 24v DC
  • Chất liệu van: Đồng, inox, gang dẻo
  • Kiểu van: Thường đóng / thường mở
  • Kết nối: Ren / Mặt bích
  • Kích thước: Phi 21, phi 27, phi 34, phi 42, phi 48, phi 60, phi 73, phi 90, phi 114, phi 168
  • Nhiệt độ làm việc: -10 đến 180 độ C
  • Áp lực: 0.5 – 10bar
  • Thương hiệu: UNID, ODE, ROUND STAR, TPC
  • Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc, Italia

gọi chúng tôiliên hệ zaloKinh Doanh: 0984.854.538

gọi chúng tôiliên hệ zaloKinh Doanh 2:0964.212.355

gọi chúng tôiliên hệ zaloKinh Doanh 3:0962.498.686

Góp ý, khiếu nại: 0963.189.833
Kế toán: 024.6295.3738
  • Giá tốt - Hàng chính hãng 100%
  • Chiết khấu cao cho dự án
  • Tư vấn hỗ trợ 24/7
  • Am hiểu - Kinh nghiệm ngành van gần 15 năm
  • Giao hàng siêu tốc
  • Bảo hành lên đến 24 tháng

Van điện từ 24V là loại van điện từ được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Vì nó sử dụng nguồn điện áp phổ biến và có độ an toàn cao, chống được các trường hợp chập cháy, điện giật… Vậy sản phẩm này có đặc điểm gì? Và được sử dụng ở đâu? Cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Van điện từ 24V là gì?

Van điện từ 24V là loại van này là một loại van điện từ sử dụng nguồn điện 24V để kiểm soát dòng chảy chất lỏng hoặc khí. Đối với loại van điện từ thường đóng thì nó là dạng van ở trạng thái chưa được cấp nguồn điện 24V vào. Nên trạng thái của van luôn luôn ở trạng thái. Và khi người sử dụng muốn mở van thì ta chỉ cần cấp nguồn điện cho van. Lúc này, van sẽ sinh ra một lực từ trường. Và từ trường được tạo ra từ cuộn hút hay còn được gọi là cuộn điện. Từ đó, giúp cho van chuyển đổi từ đóng sang trạng thái mở.

van-dien-tu-cau-tao-nguyen-ly-ung-dung

Để có thể duy trì được trạng thái mở của van thì điều ta cần làm chính là duy trì được nguồn điện áp được cấp vào. Còn khi mà ta muốn đóng van lại và để kết thúc việc vận hành thì khi ngưng cấp nguồn điện. Thì van sẽ tự động trở về vị trí ban đầu của van. Tức là, van sẽ trở về trạng thái đóng.

Với cơ chế đóng hoặc mở van vô cùng nhanh. Độ bền cao và có thể hoạt động linh động, tính ổn định cao. Khi hoạt động thì tốn ít năng lượng. Được thiết kế và có cấu tạo khá đơn giản. Chính vì vậy, dòng van này thường được sử dụng trong môi trường có hệ thống khí nén, đường ống dẫn gas, hệ thống nước.

Bạn đang tìm kiếm van điện từ thích hợp cho hệ thống của mình, đừng ngần ngại xem ngay những mẫu Van điện từ nước 24VDC, 220V của Tuấn Hưng Phát đang phân phối

Một số hình ảnh về van điện từ 24VDC

Van điện từ 24V DN08

Van điện từ 24V DN08 -2

van-dien-tu-24v-3

Thông số kỹ thuật

  • Điện áp: 24VDC
  • Loại chất liệu làm thân van: chất liệu đồng, inox hoặc gang dẻo
  • Loại van phổ biến: thường đóng hoặc thường mở
  • Kết nối: Ren/Mặt bích
  • Kích thước đa dạng: Phi 21, phi 27, phi 34, phi 42,…, phi 114, phi 168
  • Hoạt động trong mức nhiệt: -10 đến 180 độ C
  • Áp lực: 0.5 – 10bar
  • Thương hiệu sản xuất: UNID, ODE, ROUND STAR, TPC
  • Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc, Italia

Cấu tạo của van điện từ 24v

Tùy theo yêu cầu kĩ thuật của mỗi van như tính chất, nhiệt độ của chất lỏng hoặc khí…mà cấu tạo van điện từ 24v cũng khác nhau.

Loại van này thường sẽ có 2 dạng: loại 2 cửa và loại 3 cửa. Cụ thể như sau:

  • Dạng 2 cửa: bao gồm một cửa ra + một cửa vào. Hai cửa sẽ thay phiên nhau đóng – mở. Nếu cửa vào mở thì cửa ra sẽ đóng và ngược lại.
  • Dạng 3 cửa: 1 cửa vào + 2 cửa ra. Hai cửa ra tại đây sẽ thay phiên nhau đóng hoặc mở để giúp van có thể hoạt động hoạt định.

Đối với các hệ thống phức tạp, người ta sẽ kết hợp một cách nhuần nhuyễn các loại van điện từ để hệ thống vận hành trơn tru bằng các mô hình và yếu tố kỹ thuật.

Bạn có thể xem rõ hơn về cấu tạo của van điện từ 24v bằng hình vẽ mô phỏng dưới đây:

cau-tao-van-dien-tu-24v

Chú thích thành phần cấu tạo:

1. Bộ phận thân van điện từ: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa…
2.Hoạt động trong môi chất: khí ( khí nén, gas, v,v) hay chất lỏng (nước, dầu)
3. Ống rỗng ( lưu chất chưa qua)
4. Lớp vỏ ngoài của cuộn điện (để bảo vệ cuộn điện)
5. Cuộn coil van điện từ 24V
6. Dây điện sẽ được kết nối với nguồn điện áp phù hợp bên ngoài.
7. Trục van thì làm kín bình thường lò xo ở ô số 8. Nó sẽ tác động ép kín và giúp van chuyển sang trạng thái đóng.
8. Lò xo
9. Khe hở để lưu chất đi qua

Ký hiệu van điện từ solenoid 24v

Hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn và hình dung tổng quan về ký hiệu của loại van điện từ 24v

ky-hieu-van-dien-tu-3-2

Nếu bạn đang tìm kiếm dòng sản phẩm liên quan với van điện từ 24v thì Van điện từ thường mở là một tham khảo đáng để lựa chọn

Ứng dụng của van điện từ 24v solenoid valve

Lĩnh vực ứng dụng của van điện từ 24v khá rộng, có thể kể đến những mảng và lĩnh vực điển hình như sau:

  • Dùng làm khóa mở nước tự động
  • Dùng làm khóa mở dầu nhớt.
  • Dùng làm khóa khí ga.
  • Van được lắp đặt và sử dụng trong hệ thống phun sương.
  • Các hệ thống tưới tiêu tự động.
  • Các khu dân cư, khu công nghiệp có hệ thống cung cấp nước.
  • Dùng trong tưới lan nhà vườn.
  • Lắp đặt và sử dụng trong các hệ thống công nghiệp.
  • Dùng trong máy lọc nước RO.

ung-dung-van-dien-tu-24v

Nguyên lý làm việc của van điện từ 24v

Loại van này có nguyên lý làm việc chung được mô tả một cách đơn giản như sau:

Trong van điện từ thì có một cuộn điện và bên trong đó thì có một lõi sắt và một lò xo nén vào lõi sắt. Lúc đó, lõi sắt sẽ tỳ lên đầu bằng 1 gioăng cao su. Và bình thường nếu không có điện thì lò xo sẽ ở trạng thái là ép vào lõi sắt. Và van được nằm ở trạng thái đóng.

Còn khi ta bắt đầu cấp điện thì lúc này dòng điện chạy qua, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường. Sau đó thì nó tác động làm hút lõi sắt ra. Và từ trường này có lực đủ mạnh để có thể thắng được lò xo. Và giúp van chuyển sang trạng thái mở.

Nguyên lý chung này áp dụng đối với cả van điện từ thường đóng và thường mở các bạn đọc nhé :).

Hoặc bạn có thể xem video dưới đây để trực quan hơn

Hướng dẫn lắp đặt van điện từ 24v

Nếu bạn là người không thích xem video, thì có thể đọc đoạn nội dung dưới đây để xem hướng dẫn cách lắp đặt & sử dụng van điện từ. Cách thức này áp dụng đúng với hầu hết các mẫu khác nhau nên bạn có thể yên tâm áp dụng. Và trước khi tiến hành lắp đặt thì ta cần kiểm tra xem các các mặt ở hai đầu ống. Đảm bảo rằng khi lắp đặt thì van điện từ có thể hoạt động tốt và không gặp lỗi hoặc hoạt động không được hiệu quả. Trên đây là video hướng dẫn lắp đặt cũng như cách đấu van điện từ 24V vào nguồn điện.

  • Đầu tiên, thì ta cần lắp đặt van theo chiều mũi tên đã được in trên thân của thiết bị. Đây chính là hướng để dòng chảy cố định của nhà sản xuất.
  • Khi lắp thì ta cần cố định phần thân van với hệ thống đường ống. Có thể lựa chọn loại lắp ren hoặc là lắp mặt bích.
  • Khi mà kết nối điện với hệ thống điều khiển. Thông thường thì mỗi một van điện từ thì có dây điện chờ ở phía sau. Điều này giúp thiết bị có thể kết nối được với những nguồn điện 220v, 24v hoặc là 110v
  • Sau đó, thì ta cần kiểm tra cuộn điện xem có bị rơ lõng hay bị siết chặt quá mức hay không.
  • Khi việc lắp đặt hoàn tất thì ta cần cho van chạy test thử nghiệm độ chuẩn của van. Xem van có hoạt động trơn tru hay không.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dòng van điện từ 24V mà chúng tôi vừa chia sẻ với bạn. Mong qua bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn. Và nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm cho mình một sản phẩm tốt, chính hãng, chất lượng cao và giá mềm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! Để có thể được tư vấn nhiệt tình và báo giá chính xác.

1 đánh giá cho Van điện từ 24v
  1. ledang

    Van điện từ 24v

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin đang được cập nhật!!
Chat Zalo
Chat facebook