Van điện từ khí nén thuộc một dòng van để sử dụng mục đích đóng hoặc mở van. Nhờ có chức năng nổi trội này mà dòng van được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Và đây được xem là một sự lựa chọn hoàn hảo cho hệ thống của mình. Vậy dòng van điện từ có ưu điểm gì? Được ứng dụng ở đâu? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở những mục chi tiết dưới đây.
Van điện từ khí nén là gì?
Van điện từ khí nén hay còn được gọi là van điện từ đóng mở khí nén, van điện từ máy nén khí, van điện từ điều khiển khí nén, tiếng Anh là Pneumatic solenoid valve. Đây là loại thiết bị quan trọng chuyên dụng và được dùng phổ biến trong các hệ thống cung cấp, phân chia khí nén, được lắp trực tiếp trên thiết bị. Với nhiệm vụ chính là đóng, cấp dòng khí nén hoặc điều chỉnh hướng của khí nén vào thiết bị sử dụng khí nén để hoạt động.
Hiện nay, van điện từ khí nén được sản xuất khá đa dạng các tùy chọn để phục vụ, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ví dụ: van điện từ khí nén 5/2, van điện từ khí nén 24V, 220V…Tại Tuấn Hưng Phát luôn có sẵn dòng sản phẩm này của thương hiệu Hatima, Yongchuang, Unid… Với đầy đủ kích cỡ, kiểu dáng, xuất xứ, giấy tờ kiểm định chất lượng CO, CQ và được cam kết đảm bảo chất lượng tốt, vận hành ổn định.
Thông số kỹ thuật van điện từ khí nén
- Kiểu van: 2/2, 3/2, 4/2, 5/2, 5/3
- Cỡ ren: 6mm, 8mm, 9mm, 13mm, 17mm, 21mm
- Vật liệu thân: Nhôm đúc
- Áp suất vận hành: 2 bar – 8 bar
- Áp lực làm việc: 10 bar
- Thời gian đáp ứng: 30 ms – 40 ms
- Trọng lượng: 210g ~ 340g
- Điện áp:110V AC, 220 AC, 24V DC, 12V DC
- Công suất: AC=4.8/4.4VA, 6/4.9VA, DC=2W
- Dải điện áp có sẵn: ± 10%
- Lớp cách nhiệt lớp: F
- Kết nối ống: Ren
- Nhiệt độ làm việc: – 5 ° C ~ 80 ° C
- Môi trường làm việc: Khí nén
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, G7
Ký hiệu của van điện từ khí nén
Cấu tạo của van điện từ khí nén
- Thân van là bộ phận bao bọc bên ngoài. Trên thân van có thiết kế cửa vào – cửa ra – cửa xả cho khí nén; trong lòng của thân van là một khoang rỗng, và thiết kế khe rãnh cho khí nén lưu thông.
- Thanh trượt dạng trục có các tiết điểm phình to nhằm ngăn cách, phân chia khoang rỗng trong thân van thành các khoang ngăn cách nhau. Đồng thời các tiết điểm này cũng giữ vai trò đóng kín các cửa vào, ra, xả khi cần thiết.
- Lò xo đàn hồi là một chi tiết hỗ trợ thanh trượt di chuyển nhanh, chính xác hơn.
- Cuộn Coil bao gồm cuộn dây nam châm điện và dây điện nối với nguồn cấp. Thông thường, van điện từ có thể được trang bị 1 hoặc 2 cuộn coil.
Nguyên lý hoạt động van điện từ khí nén
Van có cấu tạo 5 cửa, 2 vị trí đóng mở; có thể có 1 đến 2 đầu coil điện; Ở trạng thái ban đầu là đóng (Van thường đóng NC). Cổng P (cổng vào) đang thông với cổng B; Cổng A thông với cổng R1 (cổng xả 1); Cổng R2 (cổng xả 2) bị chặn. Như vậy, dòng khí nén sẽ di chuyển từ cổng P đến cổng B, và từ cổng A đến cổng R1 để ra ngoài.
Khi vận hành, Coil điện từ tác động lên thanh trượt; khiến thanh trượt di chuyển sang vị trí khác. Khi đó, cổng P thông với cổng A; dòng khí sẽ đi từ P đến A và vào trong xi lanh. Đồng thời, cổng B thông với cổng R2. Dòng khí nén trong xi lanh sẽ từ cổng B đến R2 và được xả ra ngoài.
Lưu ý:
- Van có 1 coil điện: Khi cấp điện cho coil điện, xilanh vận hành hết hành trình. Khi ngừng cấp điện, khí nén trong xilanh được xả ra hết và trở về vị trí ban đầu.
- Van có 2 đầu coil điện: Khi cấp điện cho coil điện số 1, xilanh vận hành theo chu trình. Ngừng cấp điện, Piston xilanh giữ nguyên vị trí. Khi cấp điện cho coil điện số 2, xilanh hồi lại vị trí ban đầu.
Phân loại van điện từ khí nén
Theo thống kê, van điện từ đóng mở khí nén được sản xuất đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu. Tùy vào nhu cầu sử dụng, vị trí lắp đặt cụ thể trên hệ thống mà chúng ta cần lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Cụ thể như sau:
Phân loại theo kết cấu
- Van điện từ khí nén 5/2
Loại van này sẽ được thiết kế 5 cửa gồm 1 cửa khí đi vào, 2 cửa khí xả ra, 2 cửa cấp khí và 2 trạng thái. Với tác dụng kiểm soát xi lanh tác động kép vì có thể ổn định đơn hoặc ổn định 2 chiều với 2 cổng đầu ra. Ở trạng thái bình thường khí nén không được cấp vào van sẽ được đóng , cửa số 1 sẽ thông với cửa số 2, cửa số 3 đóng, cửa 4 thông với cửa số 5. Khi cấp điện, cửa số 1 sẽ thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3, cửa 5 bị đóng, khi đó khí sẽ di chuyển qua van đến xi lanh.
- Van điện từ khí nén 4/2
Van điện từ khí nén 4/2 gồm 4 cổng kết nối: 1 cửa khí vào, 2 cửa khí ra, 1 cửa khí xả chung và hai trạng thái. Ưu điểm của loại van này là 2 chiều ổn định, có khả năng giữ nguyên vị trí trong trường hợp mất điện hoặc xảy ra sự cố. Tuy nhiên, khi không được kích hoạt để van ổn định đơn thì đòi hỏi phải truyền động liên tục bằng khí nén để van ở vị trí được kích hoạt.
- Van điện từ đóng mở khí nén 3/2
Van điện từ khí nén 3/2 gồm 3 cổng và 2 trạng thái trong đó có 2 cổng để thông hơi, 1 cổng khí vào với công dụng dùng để kiểm soát lấp đầy hoặc thông hơi một xi lanh tác động đơn. Van 3/2 có thể ổn định đơn hoặc ổn định hai chiều, cụ thể là cho phép dòng khí nén đi theo chiều nào và ngưng lại lúc nào chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
- Van điện từ khí nén 2/2
Đây là dòng van điện từ đóng mở khí nén thông dụng và phổ biến nhất được thiết kế 2 cổng và 2 trạng thái đóng, mở. Van điện từ khí nén 2/2 có thể ổn định đơn hoặc ổn định hai chiều và được sử dụng nhiều trong hệ thống khí nén hoạt động định kỳ. Phần lớn dòng van này thường là ổn định đơn và ở trạng thái thường đóng.
Phân loại theo chức năng
- Van điện từ khí nén thường đóng (NC)
Khi không cấp điện, van luôn ở trạng thái đóng, ngăn dòng khí nén đi qua vị trí của van, khi cấp điện, van sẽ chuyển sang trạng thái mở cho phép khí nén đi qua van và đến các thiết bị khác. Điều này có được là do nguồn điện tiếp xúc với van sẽ sinh ra lực đẩy của từ trường có khả năng di chuyển đĩa van. Ứng dụng chủ yếu trong hệ thống khí nén hoạt động liên tục, yêu cầu điều tiết.
- Van điện từ thường mở (NO)
Khi không được cấp điện, van luôn ở trạng thái mở, dòng lưu chất có thể đi qua van, khi cấp điện van sẽ đóng lại, tiếp tục ngừng cấp điện van lại trở về trạng thái mở như ban đầu. Nguyên lý hoạt động ngược lại với van điện từ thường đóng.
Phân loại theo điện áp sử dụng
- Van điện từ khí nén 220V
Van điện từ khí nén 220V được sử dụng và lựa chọn nhiều hơn vì đây là nguồn điện áp phù hợp với hệ thống dân dụng của nước ta. Chính vì thế nên loại van điện từ này được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ các ngành công nghiệp, sản xuất, chế biến đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày…
- Van điện từ khí nén 24V
Van điện từ khí nén 24V thường được sử dụng trong hệ thống mang tính tự động hóa và có tần suất hoạt động liên tục. Bởi khi sử dụng sẽ đảm bảo an toàn cao cho người vận hành trong trường hợp gặp các sự cố đặc biệt.
Phân loại theo xuất xứ
Tùy chọn này thể hiện nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm van khí nén. Trên thị trường Việt Nam đang tồn tại rất đa dạng các thương hiệu – xuất xứ van điện từ khí nén. Chúng tôi có thể kể đến một số thương hiệu có tính phổ biến cao như:
- Van khí nén Airtac – Đài Loan
- Van đảo chiều khí nén Haitima – Đài Loan
- Van khí nén SMC – Nhật Bản
- Van khí nén TPC – Hàn Quốc
- Van khí nén FESTO – Đức
Ưu nhược điểm van điện từ khí nén
Ưu điểm van điện từ khí nén
- Thiết kế đơn giản, tiện lợi trong vận chuyển và quá trình lắp đặt, bảo dưỡng hay bảo trì cũng nhanh chóng.
- Sử dụng đa dạng nguồn điện 24V, 220V, 380V..
- Có khả năng truyền năng lượng đi xa bởi độ nhớt động học của khí nén và tổn thất áp suất trên đường dẫn rất nhỏ.
- Độ an toàn tương đối cao, ít xảy ra sự cố trục trặc kỹ thuật.
- Có thể làm việc được trong điều kiện môi trường cháy nổ vì có tính đồng nhất năng lượng.
- Khí nén có thể dễ dàng di chuyển qua đường ống ở khoảng cách xa.
- Van điện từ máy khí nén không cần hoạt động liên tục vì khí nén có thể được lưu trữ trogn các bình chứa.
- Khí nén khá sạch nên đảm bảo vệ sinh và tránh được tình trạng rõ rỉ trên đường ống, không gây ô nhiễm môi trường.
- Được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hệ thống khí nén trong các khu công nghiệp, nhà máy…
Nhược điểm van điện từ khí nén
- Thuộc dòng van điện từ nên vận hành liên tục (nhúng điện thời gian dài) rất dễ gây cháy, chập.
- Giá thành sản phẩm tương đối rẻ nên việc tìm mua mới thì dễ, mua linh kiện thay thế rất khó.
- Đòi hỏi hệ thống trang bị hạ tầng điện và hạ tầng khí nén cùng lúc. Vì van khí nén cấp nguồn khí nén cho thiết bị chấp hành điều khiển. Ví dụ như bộ điều khiển khí nén, xy lanh khí nén. Đồng thời, bản thân van điện từ khí nén lại sử dụng hạ tầng điện.
Ứng dụng van điện từ khí nén
Với chức năng phân phối, đóng ngắt luồng khí nén đến các thiết bị hoạt động bằng khí nén. Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực van điện từ khí nén là thành phần không thể thiếu, đặc biệt là dạng van điện từ khí nén 5/2 có bộ truyền động tác động kép. Cụ thể như sau:
- Được ứng dụng nhằm đảo chiều, thay đổi hướng đi của dòng khí nén. Từ đó để điều khiển vận hành một hệ thống tự động nào đó. Ví dụ: Điều khiển dòng khí nén cấp cho bộ khí nén điều khiển van.
- Được sử dụng để kiểm soát lưu lượng.
- Có thể được ứng dụng cho các môi trường không phải khí nén. Nhưng điều kiện môi trường sạch: nước tuyệt đối sạch, khí, dầu nhẹ… Chủ yếu dùng ở hệ thống đóng/mở đơn giản.
- Trong hệ thống phòng cháy chữa cháy
Trên đây là những thông tin liên quan đến van điện từ khí nén. Hi vọng qua bài viết của Tuấn Hưng Phát có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại van này. Nếu quý khách muốn biết chính xác giá sản phẩm và được tư vấn kỹ hơn. Thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: Liền kề 37, Số nhà 11, Khu đô thị mới Phú Lương, Phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0961694858
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
>> THAM KHẢO THÊM:
ledang –
Thời gian đóng mở nhanh, sử dụng tiện lợi.