Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải sinh học
Ngày nay, công nghệ sinh học được áp dụng rất rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy, việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải sinh học là điều cần thiết. Bài viết này sẽ nêu lên những yếu tố tác động trực tiếp đến vi sinh vật sinh học nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Hãy tham khảo nhé!
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải sinh học
Yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải sinh học đó chính là vi sinh vật. Nếu vi sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với tính chất nước thải thì hiệu quả xử lý nước thải sẽ cực tốt. Tuy nhiên, làm sao để vi sinh vật sinh học có thể sinh trưởng, phát triển tốt đây? Dưới đây là các tác nhân sẽ gây ảnh hưởng đến vi sinh vật sinh học. Quý Vị hãy tham khảo và rút kinh nghiệm để vận hành hệ thống của mình nhé.
Chất thải rắn – rác thải cỡ lớn
Chất thải rắn hay nói chính xác hơn là rác có kích thước lớn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vi sinh vật và hệ thống xử lý nước thải sinh học? Chất thải rắn lẫn trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống, các thiết bị van trong hạ tầng dẫn tải nước thải; gây hư hại đến máy bơm,… Bên cạnh đó, vi sinh vật không có khả năng phân hủy những rác thải rắn có thành phần phức tạp, cấu trúc phân tử lớn như chất thải rắn.
Cũng vì ảnh hưởng xấu như vậy, hệ thống luôn cần trang bị các thiết bị lọc rác ngay từ khâu thu gom: Song chắn rác, lưới chắn rác, van y lọc, rọ bơm,…
Hóa chất độc hại với vi sinh
Các hóa chất độc hại với vi sinh vật có thể gây ức chế sự phát triển, phá hủy mô tế bào của vi sinh vật. Có thể nói đến như nhóm chất có tính oxi hóa mạnh: chất sát khuẩn – khử trùng,…
Cũng chính vì vậy, các hệ thống xử dụng kết hợp công nghệ hóa sinh thường thiết kế các bể khử khuẩn ở phía sau các bể vi sinh vật.
Nồng độ Oxy hòa tan
Để vi sinh vật phát triển mạnh, phân hủy các chất hữu cơ nhanh, chúng ta phải cung cấp đầy đủ oxy. Phương pháp cung cấp oxy này có thể sử dụng dạng tự nhiên bằng tảo, thực vật thủy sinh hoặc bơm sục không khí.
Nồng độ oxy hòa tan tối thiểu để vi sinh vật hiếu khí phát triển là từ 0.1 đến 0.3 mg/l. Vì vậy, nồng độ oxy hòa tan trong nước phải đạt tối thiểu là 2 mg/l để vi sinh vật tại trung tâm của bông bùn có đủ lượng oxy cần thiết. Tình trạng thiếu oxy sẽ khiến vi sinh vật tại trung tâm bông bùn bị chết, bông bùn bị vỡ ra và nổi lên mặt nước. Vì vậy, nhân viên vận hành hệ thống phải sát sao theo dõi nồng độ oxy trong nước để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải.
Tuổi bùn
Khi cấy, nuôi vi sinh vật sẽ sinh ra các khối bông bùn mới có kích cỡ nhỏ, phân tán không ổn định. Trong giai đoạn này các vi sinh vật hoạt động và phân hủy các chất hữu cơ mạnh mẽ. Bùn mới nuôi cấy thường có màu nâu nhạt, và chuyển dần sang nâu đậm khi có tuổi. Khi bùn già là thời kỳ tự phân hủy nội bào và có khả năng gây bệnh cho hệ vi sinh tồn tại trong bể là rất cao. Vì vậy chúng ta cũng cần lưu ý đến vấn đề này.
Thông thường, người ta sẽ lên kế hoạch nuôi cấy bổ sung bùn mới, và thực hiện tuần hoàn bùn để thu được sinh khối mới. Số lượng bùn tuần hoàn sẽ được giảm dần cho đến đợt nuôi cấy bổ sung bùn tiếp theo.
Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và cung cấp các loại van, vật tư đường ống sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải: Van cổng, van bướm tay gạt – tay quay, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ, báo giá ưu đãi nhất.
Chất dinh dưỡng
Nhu cầu chất dinh dưỡng để vi sinh vật sinh trưởng thường là cacbon, nito, phốt pho, natri, magie, sắt. Những vi chất này tồn tại trong nước thải, nhưng thường là không đủ về hàm lượng. Vì vậy, tùy vào đặc tính thành phần của nước thải mà chúng ta nên bổ sung các vi chất cho hợp lý. Ví dụ: nước thải sinh hoạt thường cần bổ sung thêm cacbon, nước thải công nghiệp thường phải bổ sung thêm nitơ và phốt pho. Vậy tỷ lệ các vi chất này như thế nào?
Tỉ lệ vàng được nhiều đơn vị, hệ thống áp dụng là: C:N:P = 100:5:1 (với vi sinh vật hiếu khí) và C:N:P = 350:5:1(với kỵ khí).
Độ pH
Độ pH là chỉ số đánh giá tính kiềm hay acid của nước thải. Để vi sinh vật hoạt động tốt nhất và đáp ứng yêu cầu xả thải đầu ra, chúng ta nên cân bằng độ pH ở mức trung tính, tức là từ 7.0 – 7.5 là tốt nhất.
Ngày nay, các loại vi sinh vật có thể thích nghi ở độ pH từ 2 – 9. Tuy nhiên, ở mức quá cao hay quá thấp vi sinh vật sẽ bị ức chế khiến hiệu quả xử lý không cao. Một lưu ý nữa, chúng ta không nên thay đổi độ pH một cách nhanh chóng ở biên độ lớn. Ví dụ: không nên thay đổi pH từ 7 đột ngột xuống còn 3. Điều này khiến vi sinh vật không thích nghi kịp và có khả năng cao sẽ bị chết hàng loạt.
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ cũng có tác động không nhỏ trong quá trình phản ứng sinh hóa(phản ứng chậm ở nhiệt độ thấp hơn, và sẽ nhanh hơn khi ở nhiệt độ ấm hơn). Nhiệt độ lý tưởng cho vi sinh hoạt động là từ 25 đến 30°C. Nhiệt độ tối đa để vi sinh có thể tồn tại là 70°C.
Điều này lý giải tại sao các bể – hồ vi sinh tại miền Bắc vào mùa đông sẽ bị nổi bọt, hiệu xuất xử lý giảm mạnh.
Xem thêm: Yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống van bi đóng mở bằng điện
Tổng kết
Trên đây là những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật sinh học; và tác động trực tiếp đến hiệu xuất vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh học. Chúng tôi rất mong bài viết sẽ là một nguồn tham khảo có ích cho hệ thống của Bạn. Quý Vị có thể xem thêm các bài viết chia sẻ kiến thức chuyên mục “Hệ thống xử lý nước thải” để tham khảo và thảo luận những chủ đề nóng về xử lý nước thải. Trân Trọng!
>> Xem thêm chủ đề liên quan: Lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải