Những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, những yêu cầu đối với xử lý nước thải đổ ra môi trường ngày càng khắt khe và được chú trọng kiểm tra thường xuyên. Để đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn này trong quá trình vận hành, các hệ thống xử lý nước thải phải được đo lường, lưu ý tại từng khâu xử lý. Tại bài viết này, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn. Mời Quý Vị cùng theo đọc và rút kinh nghiệm trong quá trình vận hành hệ thống của mình!

Lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Một hệ thống xử lý nước thải không phải chỉ vận hành ngày một ngày hai. Mà nó sẽ vận hành xuyên suốt trong một quãng thời gian dài. Trong thời gian đó, các yêu cầu đối với sản phẩm sau xử lý có thể sẽ được biến đổi cao hơn; các công đoạn trong quá trình xử lý có thể cần phải kiểm tra, bổ sung,… Nên để vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả tốt nhất, chúng ta luôn cần có những lưu ý sau:

Lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

  • Quy hoạch, phân tích đối tượng nước thải cần xử lý gồm những thành phần gì. Việc này cần phải có tầm nhìn lâu dài về vấn đề quy hoạch ngành nghề, lĩnh vực sản xuất. Việc này cần phải thực hiện ngay từ khâu lập dự án. Từ việc phân tích xác định thành phần nước thải để xác định được công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất.
  • Bên cạnh việc phân tích mẫu nước thải, việc xác định quy mô của hệ thống cũng cần phải được lưu ý ngay từ khi lên kế hoạch dự án.
  • Hệ thống sẽ vận hành xuyên suốt trong thời gian dài. Vì vậy khi thiết kế cần phải đảm bảo hệ thống có khả năng nâng cấp, cải tiến để bắt kịp với công nghệ và tiêu chuẩn xử lý nước thải yêu cầu.
  • Việc lên kế hoạch và thi công hệ thống phải đồng bộ với đối tượng mục tiêu(khu đô thị, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất). Điều này tránh tình trạng hệ thống hoàn thành mà không được vận hành và ngược lại.
  • Khi vận hành hệ thống, nhân viên phải lưu ý thường xuyên kiểm tra đơn giản những thiết bị xử lý vật lý(ví như song – lưới chắn rác), tránh bị tắc nghẽn.
  • Đối với các bể xử lý vi sinh vật sinh học hiếu khí, nhân viên vận hành phải đảm bảo, theo dõi các thiết bị sục khí vận hành cung cấp liên tục, trải đều toàn bộ diện tích bể.
  • Nồng độ bùn tại bể xử lý vi sinh trong ngưỡng 25 – 30% là hợp lý. Kỹ thuật viên vận hành phải thường xuyên theo dõi đo đạc nồng độ này.
  • Bộ phận tháo bùn tại bể lắng đọng rất dễ bị tắc. Vì vậy, kỹ thuật viên cũng cần lưu ý trong vận hành hệ thống xử lý nước thải. Cách để thông tắc: người ta thường dùng máy thổi khí nén.
  • Lưu ý kiểm tra các thông số nước thải trước khi vào bể vi sinh. Đặc biệt là thông số nồng độ pH.
  • Giám sát đặc tính, thành phần nước thải đầu vào hệ thống một cách thường xuyên. Những biến đổi về đặc tính, thành phần này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành hệ thống. Thậm chí nó có thể gây thiệt hại nặng nề cho hạ tầng của hệ thống. Vì vậy cần phải nắm bắt được để đề ra phương án phù hợp.

Những lưu ý khi vận hành hệ thống nước thải trên đây là điều cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả vận hành của hệ thống. Thậm chí nó cũng có thể đảm bảo tuổi thọ và an toàn của cả hệ thống. Bên cạnh những vấn đề cần lưu ý trên hạ tầng hệ thống này, chúng ta cũng cần lưu ý vận hành các hạ tầng, thiết bị phụ trợ của hệ thống xử lý nước thải.

Xem thêm: Lưu ý khi vận hành hệ thống van điện đóng mở nước

Lưu ý lắp đặt, vận hành công trình, thiết bị phụ trợ hệ thống

  • Hầm bơm: Đây là một công trình gồm nhiều thiết bị máy bơm thực hiện bơm cấp đầu vào, bơm chuyển tiếp nước thải từ các bể xử lý trong hệ thống với nhau. Để đáp ứng cho hệ thống xử lý nước thải vận hành liên tục, ổn định thì các máy bơm phải vận 24/7. Điều này khiến máy bơm bị hư hại sau quá trình vận hành. Vì vậy, Chúng ta nên sử dụng 2 hoặc nhiều tổ, nhóm máy bơm vận hành luân phiên.
  • Hệ thống ống dẫn, van công nghiệp – vật tư đường ống cũng cần phải lưu ý lựa chọn đúng chất liệu; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo nước thải di chuyển thông suốt theo quy trình xử lý. Mỗi loại van, thiết bị phải được kiểm tra, bảo dưỡng đúng quy trình của nó.

Hạ tầng van - ống dẫn nước thải trong hệ thống xử lý nước thải

  • Máy thổi khí phải cung cấp không khí đầy đủ, liên tục cho các bể xử lý sinh học hiếu khí, bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải hiếu khí. Vì vậy, để đảm bảo tính liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy thổi khí, Chúng ta cũng nên sử dụng 2 hoặc nhiều tổ nhóm máy vận hành luân phiên.

Vận hành thổi khí cho bể vi sinh hiếu khí

Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và cung cấp trực tiếp các loại van – thiết bị đường ống lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải. Đơn vị lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các sản phẩm, đa dạng chất liệu, mẫu mã sản phẩm. Ví dụ: Van bướm inox – nhựa – gang dạng tay gạt/tay quay/điều khiển tự động; van cổng inox 304 – gang dạng ty chìm/ty nổi/nắp chụp; rọ bơm gang – inox;… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ báo giá ưu đãi. Quý Vị cũng có thể đăng ký tham quan kho hàng, xem hàng mẫu trực tiếp tại kho.

Tổng kết

Như vậy, Chúng ta đã cùng nhau đưa ra những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải. Những lưu ý này là cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn xử lý nước thải, cũng như khả năng thích ứng của hệ thống trong tương lai. Tất nhiên, những lưu ý này cũng đóng góp không nhỏ trong việc tiết kiệm các chi phí vận hành, sửa chữa,… Rất mong bài viết sẽ là một tài liệu giá trị giúp Quý Vị hiểu và nắm bắt hệ thống của mình tốt hơn. Quý Vị có ý kiến bổ sung? Hãy tham gia thảo luận với chúng tôi tại phần comment dưới bài viết nhé. Trân trọng cảm ơn!

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.