Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh các khu công nghiệp, nhà xưởng, bệnh viện thì nước thải sinh hoạt các khu dân cư, tòa nhà cũng là một tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Nước thải sinh hoạt chứa các chất, vi sinh vật có hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung là điều cần thiết, đặc biệt là tại các thành phố lớn có mật độ dân số dày như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… 

Vậy hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thực hiện công việc gì để loại bỏ chất gây ô nhiễm và vi sinh vật có hại? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!

Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là chuỗi các công trình, thiết bị nhằm thu gom nước thải từ quá trình sinh hoạt của con người và loại bỏ các chất gây ô nhiễm, các vi sinh vật có hại trước khi được thải ra môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt xuất phát từ nhu cầu sử dụng nước để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: giặt quần áo, rửa bát, nhà vệ sinh,… Nhưng nếu nước được thải ra từ sinh hoạt này được xả thẳng ra môi trường sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường(nước, đất, không khí) và cả sức khỏe con người. Thành phần của nước thải sinh hoạt thường gồm: các chất hữu cơ, chất vô cơ, và đại lượng các vi khuẩn, virus gây hại. Một điểm nữa là nước thải sinh hoạt có độ pH thay đổi liên tục.

Mẫu sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mẫu

Dựa trên sơ đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy: hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được gồm tổ hợp các công trình áp dụng các công nghệ khác nhau để loại bỏ các chất, vi khuẩn gây hại khác nhau. Các công trình đó là:

  • Bể tự hoại: Thực chất công trình này không được tính thuộc hệ thống xử lý nước thải. Đây thường là công trình của hạ tầng dân cư. Ví dụ như một căn nhà khi được xây dựng và thiết kế sẽ bao gồm công trình này.
  • Bể điều hòa: Đây là công trình nhằm thu gom nước thải. Một công dụng nữa là nhằm ổn định về lưu lượng nước thải, nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải.
  • Bể Anoxic – xử lý phân hủy sinh học bằng vi sinh thiếu khí. Bể này nhằm khử nitơ bằng quá trình chuyển hóa Nitrat thành nitơ tự do.

Bể xử lý thiếu khí anoxic

  • Bể Aerotank – xử lý phân hủy sinh học bằng vi sinh hiếu khí. Bể này nhằm phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO₂, H₂O, sinh khối mới.

Bể xử lý hiếu khí Aerotank

  • Bể lắng sinh học: Tại đây nước thải qua xử lý từ bể Aerotank sẽ được để tĩnh cho lắng đọng các bông bùn hoạt tính. Tiếp đó nhờ các thiết bị để tách nước và bùn sinh học. Bùn tại đây có thể được vận chuyển đến Aerotank để xử lý tuần hoàn hoặc được thu gom. Nước thải sau được tách ra sẽ được đưa đến công trình tiếp theo để tiếp tục xử lý.
  • Bể khử trùng: Tại đây, nước thải sẽ được khử khuẩn, virus bằng các hóa chất như Javen. Sau quá trình khử khuẩn này nước thải đã đạt tiêu chuẩn cho phép để được thải ra ngoài môi trường.

Tuấn Hưng Phát cung cấp các sản phẩm van công nghiệp vật tư đường ống ứng dụng trong hệ thống xử lý nước thải: Van bướm, van bi, van điều khiển điện, van cổng, van y lọc, rọ bơm, đồng hồ nước thải,… Liên hệ Hotline để được hỗ trợ, báo giá ưu đãi nhất.

Quy trình xử lý trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tại khu dân cư sẽ được đưa về bể tự hoại của nhà ở, tòa nhà. Tại mỗi hạ tầng dân cư đều sẽ thiết kế bể tự hoại này. Tại đây, nước thải sẽ bị phân hủy một phần chất hữu cơ bởi các vi sinh vật. Sau đó, nước thải từ các khu dân cư sẽ được tập trung về bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư hoặc tòa nhà. Tại đây, nước thải sẽ được tập trung để điều hòa và ổn định nồng độ, thành phần ô nhiễm có trong nước thải trước khi tham gia các quá trình xử lý tiếp theo.

Tiếp đó, nước thải sẽ được bơm từ bể điều hòa đến bể vi sinh thiếu khí Anoxic để thực hiện xử lý phân hủy thiếu khí nhằm khử nito, phốt pho.

Sau đó, nước thải tiếp tục được dẫn đến bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank. Tại bể này sẽ xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan nhờ vi sinh vật hiếu khí. Nước thải và bùn được đưa tuần hoàn lại bể Anoxic để xử lý lại; hoặc được chuyển tiếp đến bể lắng sinh học.

Tại bể lắng sinh học, bùn vi sinh sẽ được lắng đọng lại. Khi bùn được lắng đọng sẽ được chuyển tuần hoàn lại bể Aerotank để tiếp tục xử lý. Nếu bùn đã được xử lý đạt yêu cầu sẽ được thu hồi đến khu vực lưu trữ và chế biến bùn thải. Bộ phận nước thải sau quá trình lắng đọng được tiếp tục đưa đến bể khử trùng.

Tại bể khử trùng, nước thải được xử lý loại bỏ vi khuẩn, virus. Sau đó nước thải sẽ được thải ra môi trường.

Tổng kết

Trên đây, Bài viết đã giới thiệu chi tiết về cấu tạo, quy trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Bên cạnh việc xử lý nước thải, người ta thường phải xây dựng các công trình nhằm xử lý bùn. Quý Vị có thể tham khảo thêm tại các phần tiếp theo của chúng tôi tại phần chuyên mục Hệ thống xử lý nước thải. Cảm ơn Quý Vị đã theo đọc!

Tìm hiểu thêm: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.