Tìm hiểu về các loại bể lắng

5/5 - (2 bình chọn)

Bể lắng là một công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Bể này đóng vai trò giúp nước thải ổn định, lắng đọng các chất cặn rắn có kích thước nhỏ. Các loại bể lắng khác nhau sẽ có thiết kế và phương pháp xử lý, hỗ trợ lắng đọng khác nhau. Các chất cặn lắng đọng lại được gọi là bùn lắng. Chúng sẽ được tách ra khỏi nước thải bằng các phương pháp thủ công hoặc cơ giới để đưa đến chu trình xử lý bùn thải.

Tại bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các loại bể lắng thông dụng: Cấu tạo, thiết kế và cả cơ chế vận hành, xả bùn của từng loại bể lắng. Mời Quý Vị và các Bạn cùng đón đọc!

Các loại bể lắng thông dụng

Bể lắng vận hành chủ yếu nhờ sự chênh lệch về trọng lượng của các hạt cặn bùn với nước. Căn cứ theo tính chất của nước thải chứa đựng những hạt cặn bùn gì mà người ta sẽ lên phương án thiết kế bể lắng phù hợp. Dưới đây là một số loại bể lắng được áp dụng phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải.

Tìm hiểu về các loại bể lắng

Bể lắng ngang

Loại bể lắng ngang có thiết kế hình chữ nhật, chia thành 3 khoang chính(Khoang vào – khoang lắng đọng – khoang ra), và đáy bể dốc xuống một phía để thu thập bùn lắng đọng. Tại đây sẽ được thiết kế các van xả đáy để xả bùn cặn lắng đọng ra ngoài.

Bể lắng ngang

Cơ chế vận hành gồm: Nước thải được đưa vào khoang vào. Lúc này nước thải sẽ di chuyển từ đầu này sang đầu kia của bể nhờ dòng thủy lưu được tạo ra bởi thanh cào. Trong khi di chuyển, nước và hạt bùn lắng sẽ va vào vách hướng dòng(dạng bức tường có nhiều lỗ). Nhờ trọng lực lớn hơn, đa số các hạt bùn  sẽ được lắng đọng tại đây và rơi xuống phễu bùn. Số bùn cặn còn lại sẽ lắng đọng xuống đáy bể rồi rơi xuống phễu bùn trong quá trình di chuyển đến khoang ra. Gần sát trên mặt bể thiết kế máng thu các vật chất nổi. Vách chắn giữa khoang lắng đọng và khoang ra thấp hơn mặt nước trong bể. Tấm này gọi là tấm tràn, tạo điều kiện nước có thể tràn qua, đi vào khoang ra và đi ra ngoài.

Trên thiết kế, Bể thường có độ sâu từ 2 tới 3,5 mét và chiều dài bể gấp 10 lần độ sâu của bể. Chiều rộng của bể từ 3 tới 6 mét. Loại bể lắng này thường ứng dụng trong hệ thống xử lý nước thải có công suất hàng ngày lớn hơn 15 nghìn mét khối.

>>Có thể Bạn quan tâm: Quá trình khử Nitrat trong xử lý nước thải

Bể lắng đứng

Thiết kế bể lắng đứng có hình trụ chóp. Điểm đặc biệt là phần chóp hướng xuống dưới làm nơi thu thập bùn lắng. Kết cấu bể lắng đứng thường thường bằng bê tông cốt thép hoặc thép tráng sơn bề mặt chống ăn mòn. Mời Quý Vị tham khảo hình ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn.

Bể lắng đứng

Nước thải sẽ được đưa vào bể theo hướng từ dưới phun lên. Sau đó, nước thải sẽ theo các rãnh tràn để đi từ dưới lên như hình mũi tên trên hình vẽ. Khi đó bùn sẽ được tập trung và lắng đọng nhiều từ rãnh tràn rơi xuống chóp tập trung bùn cặn và được xả ra ngoài nhờ van xả bùn. Mặt khác, nước trong sẽ tràn lên vào các máng ra ngoài.

Bể lắng ly tâm

Bể lắng ly tâm là một trong những loại bể lắng được ứng dụng rất phổ biến. Loại bể này có hình dạng trụ tròn có đáy hình phễu. Nước thải cấp vào bể tại trung tâm bể. Nước nhẹ hơn sẽ tràn ra sát vách bể. Tại đây có trang bị các máng thu thập nước và dẫn nước ra ngoài. Trong khi đó, bùn cặn nặng hơn có xu hướng lắng xuống ngay tại trung tâm bể và rơi xuống cuống phễu. Tại đây, bùn lắng sẽ được xả thải ra ngoài bể bằng hệ thống van xả.

Bể lắng ly tâm

Thiết kế tiêu chuẩn của bể lắng ly tâm thường có đường kính từ 16 đến 40 mét, sâu khoảng từ 1,5 đến 5 mét. Tỷ lệ giữa đường kính/chiều sâu = 6 – 30. Bể lắng ty tâm có hiệu suất lắng đọng khá cao, từ 80 đến 85%, thường được ứng dụng cho môi trường nước thải ít hạt bùn lơ lửng.

Bể lắng kết hợp tạo bông bùn

Bể lắng kết hợp tạo bông bùn thường được ứng dụng nhắm vào chất cặn vô cơ và rác thải kích thước nhỏ. Thiết kế bể tương tự như bể ly tâm(đây là mẫu bể được cải tiến từ bể ly tâm) nhưng được chia thành 2 khoang: Khoang tạo bông(vùng trung tâm bể) và khoang lắng(vùng ngoài). Nước thải được cấp vào tại trung tâm bể, tại khoang tạo bông.

Tại đây, nước thải bị khuấy trộn khiến hình thành các hạt cặn bùn có kích thước lớn dần, dễ dàng lắng đọng hơn. Đồng thời, nước thải có hướng di chuyển từ trung tâm bể ra vách bể. Nước trong sẽ được thu thập vào các máng dẫn nước, còn bùn cặn sẽ lắng xuống đáy bể và rơi xuống, được thu thập xuống cuống phễu. Cuối cùng bùn lắng sẽ được xả ra ngoài bằng các van xả bùn.

Xem thêm: Các loại van cổng điều khiển điện

Bể lắng vách nghiêng

Đây là một loại bể lắng được cấu thành từ các vách mỏng đặt nghiêng so với bề mặt. Nước thải được cấp vào sẽ chuyển động theo bề mặt nghiêng của những tấm này, và cặn bùn sẽ được giữ lại trên bề mặt của các tấm vách. Các tấm vách đặt nghiêng có thể đặt cùng chiều, ngược chiều hoặc giao nhau. Trong đó, bể có vách nghiêng ngược nhau được người ta ứng dụng nhiều hơn.

Bể lắng nghiêng

Tổng kết

Trên đây, Bài viết đã giới thiệu đến Quý Vị và các Bạn các loại bể lắng thông dụng, thường xuyên được ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải. Hi vọng Bài viết sẽ giúp Quý Vị và các Bạn hiểu rõ hơn về kết cấu của các loại bể lắng; Các loại bể lắng vận hành như thế nào? Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của Quý Vị để hoàn thiện hơn phần kiến thức chủ đề Bài Viết. Hãy cùng trao đổi với chúng tôi nhé!

Tuấn Hưng Phát – đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm van công nghiệp, vật tư đường ống chính hãng. Các sản phẩm bao gồm van – thiết bị đường ống ứng dụng cho hệ thống xử lý nước thải được đơn vị lưu kho sẵn hàng số lượng lớn. Quý Vị có nhu cầu mua van cổng, van bướm, van bi, khớp nối mềm, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ, báo giá ưu đãi nhất.

Bài viết nằm trong chuyên mục: Tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải. Click để xem thêm các chủ đề liên quan ngay! 

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.