Phương pháp điều chỉnh độ pH trong nước thải

5/5 - (1 bình chọn)

Trong các hệ thống xử lý nước thải(đặc biệt là hệ thống xử lý bằng công nghệ sinh học), độ pH có tác động rất lớn tới hiệu quả xử lý. Nhưng nước thải từ các lĩnh vực sản xuất, khu vực sinh hoạt khác nhau có độ pH khác nhau. Đôi khi, độ pH của nước thải cũng có thể thay đổi đột ngột do một nhu cầu sử dụng nước vào mục đích nào đó. Vậy, chúng ta phải làm gì để điều chỉnh độ pH cho ổn định tại một chỉ số phù hợp nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu phương pháp điều chỉnh độ pH trong các hệ thống xử lý nước thải nhé!

Khi nào cần điều chỉnh độ pH trong nước thải

Độ pH là thông số dùng để biểu thị đặc tính của dung dịch(ở trường hợp này là nước thải) có tính chất axit hay bazo(kiềm). Theo quy ước: độ pH của nước = 7. Nếu độ pH<7 thì dung dịch đó có tính axit, pH>7 thì dung dịch đó có tính bazo.

Trong xử lý nước thải, độ pH có tác động trực tiếp đến hiệu quả vận hành xử lý của hệ thống; và cũng là một thông số quyết định chất lượng nước thải đầu ra có đạt tiêu chuẩn hay không. Đặc biệt trong các hệ thống xử lý nước thải hiếu khí – khỵ khí(công nghệ sinh học), độ pH có tác động đến sự sinh trưởng, phản ứng phân hủy của các vi sinh vật. Các hệ thống này sẽ làm việc tốt nhất ở điều kiện độ pH từ 6,5 đến 8,5. Mặc dù các vi sinh công nghệ cao hiện nay có khả năng tồn tại ở biên độ cao hơn; Nhưng để có thể sinh trưởng tốt và thực hiện phản ứng phân hủy, chúng ta vẫn nên duy trì độ pH ở trong ngưỡng kể trên.

Phương pháp điều chỉnh độ pH trong nước thải

Tuy nhiên, nước thải ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau luôn có tính đặc thù. Độ pH cũng vậy, có sự khác biệt rất lớn. Ví như: nước thải sinh hoạt thường có pH từ 7,2 đến 7,6. Đồng thời, do một nhu cầu sử dụng đột biến đặc thù nào đó khiến pH đột nhiên tăng hoặc giảm cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải. Vì vậy, các chuyên viên vận hành hệ thống xử lý nước thải cần có phương pháp điều chỉnh độ pH trong nước thải khi có sự thay đổi đột biến như vậy. Thông thường sẽ phát sinh 2 trường hợp: Tăng hoặc giảm. Từ đó, chúng ta có thể có 2 phương pháp điều chỉnh độ pH của nước thải dưới đây:

Các phương pháp điều chỉnh độ pH trong nước thải

Để đảm bảo chất lượng nước thải phù hợp, chuyên viên vận hành hệ thống xử lý nước thải cần phải thường xuyên đo lường và kiểm soát được độ pH đầu vào và đầu ra của hệ thống. Phương pháp chủ yếu đó là bổ sung hóa chất để trung hòa tính axit hay bazo của nước thải. Lượng hóa chất được bổ sung bằng bơm định lượng, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm hóa chất, độ pH, nồng độ dung dịch hóa chất. Cụ thể cho cả 2 trường hợp độ pH quá cao hay quá thấp như sau:

Phương pháp điều chỉnh tăng độ pH

Độ pH của nước thải thấp tức là nước thải có tính axit; độ ăn mòn rất mạnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến vi sinh vật và cả đường ống – thiết bị van công nghiệp, vật tư đường ống khác. Để điều chỉnh tăng độ pH trong nước thì người ta thường cung cấp bổ sung các hóa chất có tính kiềm như: soda(natri cacbonat) hoặc xút(natri hydroxit – NaOH).

Hóa chất điều chỉnh tăng độ pH trong nước thải

Vì sao người ta hay dùng hai hóa chất này? Nguyên nhân là do chúng có thể trung hóa, tăng độ pH lên mức gần trung tính, không làm tăng độ cứng của nước.

Lưu ý khi sử dụng NaOH là cần đảm bảo độ thông gió, có biện pháp bảo hộ tránh hít phải hóa chất này. Khi bổ sung hóa chất, chúng ta cần thêm từ từ và có trộn đều. Nếu nước thải chứa nhiều sắt hoặc vi khuẩn gây hại, chúng ta có thể kết hợp sử dụng thêm natri cacbonat hoặc chlorine.

Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và phân phối trực tiếp các loại van công nghiệp, vật tư đường ống chính hãng ứng dụng cho các hệ thống xử lý nước thải như: Van cổng, van 1 chiều, van bướm điện, đồng hồ nước thải, khớp nối mềm inox,… Liên hệ Hotline để được hỗ trợ, báo giá ưu đãi nhất.

Phương pháp điều chỉnh giảm độ pH

Khi độ pH trong nước thải quá cao tức là độ kiềm của nước thải cao. Khi đó, chúng ta có thể sử dụng các loại axit để bổ sung nhằm trung hòa tính kiềm, đưa độ pH về gần với mức trung tính. Thông thường, người ta thường sử dụng các loại axit clohydric, axit cacbonic, axit sunfuric.

Phương pháp điều chỉnh giảm độ pH trong nước thải

Lưu ý khi sử dụng các loại axit để điều chỉnh giảm độ pH: Do axit rất độc hại nên cần phải cẩn thận và phải có các phương pháp, thiết bị bảo hộ.  Nguyên tắc khi sử dụng là phải pha loãng axit bằng cách thêm axit vào nước một cách từ từ. Tuyệt đối không thêm nước vào axit.

Tổng kết

Độ pH là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành hệ thống xử lý nước thải: tác động xấu đến các thiết bị đường ống, van công nghiệp; ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phản ứng phân hủy của vi sinh vật. Vì vậy việc điều chỉnh độ pH của nước thải là cần thiết để đảm bảo hệ thống vận hành tốt; đảm bảo tuổi thọ các thiết bị; và quan trọng nhất là đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn theo quy định. Quý Vị và các Bạn có thể tham khảo bài viết “Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước thải” để có các giá trị tham chiếu. Bài viết thuộc chuyên mục giới thiệu kiến thức về hệ thống xử lý nước thải. Quý Vị có thể click đường dẫn để tham khảo thêm các chủ đề bổ ích khác cùng chuyên mục. 

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.