Giải pháp tăng hiệu suất xử lý nước thải của bể sinh học
Ngày nay, các hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học đang rất phổ biến, và được áp dụng rất đa dạng. Tuy nhiên, các bể sinh học vẫn là cốt lõi trong các hệ thống. Vậy giải pháp nào để tăng hiệu suất xử lý nước thải của bể sinh học? Hay nói làm sao để các bể sinh học có hiệu suất xử lý, phân hủy chất ô nhiễm tốt nhất?
Hãy cùng THP Valve tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Giải pháp tăng hiệu suất xử lý nước thải của bể sinh học
Giải pháp tăng hiệu suất này nói chính xác hơn là giải pháp tối ưu hóa về hiệu suất của các bể sinh học; giúp các bể này vận hành với hiệu quả cao nhất trên cùng một đơn vị quy mô.
Giải pháp duy nhất ở đây là tạo điều kiện tốt nhất để các bể sinh học có thể làm việc, vận hành. Hiệu suất của các bể sinh học phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hiệu suất của các bể sinh học được quyết định lớn nhất bởi sự sinh trưởng, phát triển của hệ vi sinh trong các bể. Cụ thể đó là: mật độ vi sinh, độ pH của nước thải, nồng độ các chất hữu cơ – vô cơ (gọi chung là chất ô nhiễm) trong nước, điều kiện nhiệt độ môi trường. Bên các yếu tố khách quan trên, với mỗi loại bể vi sinh vật khác nhau cần môi trường sinh trưởng khác nhau. Điều Bạn cần làm là đảm bảo môi trường nội bộ bể phải là tốt nhất để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt. >>Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thống xử lý nước thải sinh học
Loại bỏ các vấn đề chủ quan có thể chủ động theo dõi và điều chỉnh, các vấn đề khách quan từ bên ngoài bể vi sinh cần có phương án khắc phục để phù hợp, giảm thiểu những ảnh hưởng đó xuống mức thấp nhất.
Các giải pháp khắc phục được đặt ra nhằm nâng cao hiệu suất xử lý nước thải của các bể sinh học như sau:
Tối ưu hóa trên thiết kế hệ thống
Đây có thể không coi là giải pháp. Bởi việc tối ưu hóa trên thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh học là việc bắt buộc phải làm để được duyệt dự án, triển khai dự án xử lý nước thải sinh học. Trước khi thiết kế cần phải khảo sát thực địa, đặc tính môi trường, phân tích tính chất – thành phần của nước thải, lưu lượng khối lượng nước thải. Từ đó mới có thể đưa ra công nghệ, quy trình xử lý tối ưu.
Các chỉ số cần phải được thu thập, thống kê chính xác, rõ ràng như: Nhiệt độ tối đa, tối thiểu trong trong năm của khu vực triển khai dự án; độ pH của nước thải; chỉ số BOD, COD là bao nhiêu; tính chất nước thải có chứa chất ô nhiễm dạng rắn cỡ lớn hay dầu mỡ không; lưu lượng tối đa và tối thiểu của nước thải cần phải xử lý trong 1 đơn vị thời gian(gọi là công suất),… Từ đó, bộ phận chuyên viên có thể tính toàn giải pháp cho hệ thống, quy mô hệ thống, thành phần trong hệ thống gồm những công trình gì, cần các công trình phụ trợ gì? thời gian lưu nước thải của các bể là bao lâu?…
Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và phân phối trực tiếp các loại van – vật tư đường ống dùng trong hệ thống xử lý nước thải: Van cổng, van bi nhựa điều khiển điện, van 1 chiều, đồng hồ đo lưu lượng nước thải, rọ hút,… Các sản phẩm được nhập khẩu lưu kho sẵn hàng tại kho. Quý Vị có thể hẹn lịch tham quan xem hàng mẫu trực tiếp tại Hotline.
Xây dựng phương án tăng cường xử lý sơ bộ
Để tăng hiệu suất xử lý nước thải của các bể sinh học, chúng ta có thể triển khai các công trình, phương án xử lý sơ bộ tăng cường. Trong đó hai công trình nên được tăng cường: Thiết bị lọc loại bỏ chất ô nhiễm dạng rắn như song chắn rác, lưới lọc rác; và bể lắng sơ cấp.
- Thiết bị loại bỏ rác thể rắn giúp loại bỏ tạp chất khiến vi sinh vật tại các bể dễ dàng hơn trong quá trình phân hủy.
- Bể lắng sơ cấp tiếp nhận tuần hoàn bùn hoạt tính giúp tăng nguồn khí sinh học trong bùn của giai đoạn xử lý sơ cấp(phân hủy kỵ khí); hiệu ứng dây chuyền khiến giảm nhu cầu khí oxy và sinh khối mới trong giai đoạn xử lý thứ cấp(phân hủy thiếu khí – hiếu khí). Bên cạnh đó, bể lắng sơ cấp có thể trang bị các thiết bị loại bỏ dầu – mỡ công nghiệp nếu có.
Tăng hiệu suất phân hủy sinh học sơ cấp(kỵ khí)
Tăng hiệu suất phân hủy sinh học sơ cấp có thể thực hiện khi đảm bảo môi trường nội bộ bể kỵ khí phù hợp, tối ưu nhất(điều kiện môi trường kỵ khí, mật độ vi sinh, nhiệt độ,…). Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu suất phân hủy sinh học sơ cấp – kỵ khí còn có thể thực hiện bằng cách duy trì bùn hoạt tính. Nó giúp chuyển chất hữu cơ từ dạng lỏng sang dạng rắn để tăng khả năng thu hồi năng lượng, giúp vi sinh kỵ khí phân hủy tốt. Đồng thời quy trình bùn hoạt tính có thời gian lưu bùn ngắn, thời gian lưu thủy dài. Từ đó nâng cao hiệu suất của hệ thống nói chung.
>>Có thể Bạn quan tâm: Các loại vi sinh vật hiếu khí – kỵ khí – tùy nghi
Đảm bảo về vấn đề vận hành
Sau khi đã tối ưu các vấn đề về giải pháp, công nghệ thì vấn đề con người là quyết định. Việc vận hành phải đảm bảo theo quy trình; theo dõi các chỉ số đầu vào đầu ra của toàn hệ thống cũng như các bể xử lý sinh học và có phương án ứng phó xử lý phù hợp.
Cũng vì vậy, vấn đề chuyên môn vận hành và xử lý các trường hợp của nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải sẽ đóng vai trò quan trọng trong tối ưu hiệu suất xử lý nước thải của các bể sinh học và toàn hệ thống.
Tổng kết
Như vậy, bên cạnh các yếu tố về công nghệ sinh học(bên trong các bể vi sinh) thì các yếu tố tối ưu về quy trình, thiết kế hệ thống; tăng cường xử lý sơ cấp, đảm bảo về nhân sự vận hành sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải sinh học. Chúng ta chỉ cần làm tốt các vấn đề trên sẽ có thể tăng hiệu suất xử lý nước thải của các bể sinh học cũng như hệ thống.
Đến đây, Quý Vị hẳn đã có câu trả lời cho vấn đề:”Làm thế nào để nâng cao hiệu suất xử lý nước thải của bể sinh học?”. Chúng tôi rất hy vọng bài viết này sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích cho Quý Vị đọc giả. Hãy phản hồi, thảo luận để chúng tôi có thể nâng cao giá trị cho tài liệu này, đóng góp một phần trong bổ sung các kiến thức về hệ thống xử lý nước thải. Trân trọng!
Ngày cập nhật lần cuối: 03/12/2024