Các thuật ngữ thường dùng trong xử lý nước thải

5/5 - (1 bình chọn)

Thuật ngữ là một phương tiện mô tả ngắn gọn mà rõ dàng cụ thể các khái niệm trong công nghệ, khoa học. Trong lĩnh vực xử lý nước thải, các thuật ngữ này cũng được sử dụng rất rộng rãi nhằm biểu đạt gắn gọn trên văn bản, bản vẽ thiết kế các khái niệm trong lĩnh vực. Dưới đây, Chúng tôi xin tổng hợp những thuật ngữ thường được dùng trong bản vẽ, thuyết trình dự án hệ thống xử lý nước thải. Mời Quý Vị đón đọc!

Các thuật ngữ xử lý nước thải được sử dụng phổ biến

Các thuật ngữ xử lý nước thải thường thấy

Dưới đây là một số thuật ngữ xử lý nước thải thường được sử dụng trong các thiết kế, văn bản thuyết trình mô tả hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Tài liệu này chúng tôi thu thập và tham khảo có thể còn thiếu nhiều thuật ngữ khác ít được sử dụng hơn. Chúng tôi sẽ cập nhật, hoàn thiện danh sách các thuật ngữ này trong thời gian tiếp đây. Rất mong nhận được sự thông cảm và bổ sung của Quý Bạn đọc.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ MBBR

>>Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải SBR

Các thuật ngữ xử lý nước thải được sử dụng phổ biến:

DO(Dissolved Oxygen): Lượng oxy hòa tan có trong nước thải (mg/l)

SS(Suspended Solid): Chất rắn lơ lửng (mg/l)

TSS(Total Suspended Solids): Tổng chất rắn lơ lửng (mg/l)

VSS(Volatile Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng bay hơi (mg/l)

TVS(Total Volatile Solid): Tổng chất rắn dễ bay hơi (mg/l)

TDS(Total Dissolved Solid): Tổng chất rắn hòa tan hoàn toàn (mg/l)

SVI(Sludge Volume Index): Chỉ số thể tích bùn, đánh giá khả năng lắng của bùn hoạt tính trong bể lắng và phản ánh đặc tính, chất lượng của bùn (ml/mg).

BOD(Biochemical Oxygen): Nhu cầu oxy sinh hóa, lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sống và hoạt động oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải (mg/l).

COD(Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học, lượng oxy cần hiết để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải (mg/l).

TKN(Total Kjeldahl Nitrogen): Tổng Nito gồm Nito hữu cơ, Amonia tự do, Nitrit, Nitrat (mg/l).

HRT(Hydraulic Retention Time): Thời gian lưu nước, lượng thời gian tính bằng giờ của nước thải chảy vào bể hiếu khí (t).

MCRT(Mean Cell Residence Time): Thời gian lưu bùn, là thời gian lưu bùn hoạt tính trong bể xử lý hiếu khí (t).

MLSS(Mixed Liquor Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng (mg/l).

MLVSS(Mixed Liquor Volatile Suspended Solids): Tổng sinh khối và chất rắn hòa tan trong bể hiếu khí (mg/l).

F/M(Food To Microorganic Ratios): Tỷ lệ thức ăn – vi sinh vật (kgBOD/kg MLSS).

RBC(Rotating Biological Contact): Đĩa quay sinh học, là một dạng của bể sinh học tăng trưởng bám dính. RBC bao gồm một trục nằm ngang, bọc lớp nhựa tạo những gấp khúc làm môi trường cho vi sinh bám dính. Trục quay được đặt một phần trong nước thải (thường là 40%). Vói tốc độ quay ½ vòng mỗi phút, tăng trưởng bám dính kế tiếp nhau tiếp xúc với nước thải và không khí.

ABR(Anaerobic Baffled Reactor): Bể kỵ khí vách ngăn, các vách ngăn được sử dụng để hướng dòng chảy của nước thải qua một loạt bể chứa lớp bùn.

SBR(Sequencing Batch Reactor): Bể phản ứng làm việc theo mẻ bằng bùn hoạt tính, quá trình sục khí và lắng được diễn ra trong cùng một bể.

DAF(Dissolved Air Flotation): Bể tuyển nổi khí hòa tan, dùng để tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan (TDS) từ chất lỏng dựa trên những thay đổi trong độ tan của khí áp khác nhau.

UASB(Upflow Anaerobic Sludge Blanket): Bể phản ứng dòng chảy ngược qua lớp bùn kỵ khí: các chất bẩn hữu cơ trong nước thải được giữ lại và oxy hoá trong điều kiện kỵ khí ngay tại trong lớp bùn hoạt tính kỵ khí ở vùng đáy bể. Các chất khí tạo thành trong quá trình lên men trong lớp bùn này sẽ nổi lên, cuốn theo các hạt bùn và được tách khỏi chúng khi va phải tấm chắn phía trên.

AAO(Anaerobic – Anoxic – Oxic): Quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải.

MBBR(Moving Bed Biofilm Reactor): Quá trình xử lý hiếu khí trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

MBR(Membrance Bio Reator): Bể lọc sinh học bằng màng: sự kết hợp giữa công nghệ màng lọc với công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí. Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí.

Aerotank(Bể sinh học hiếu khí): Bể xử lý sinh học hiếu khí xảy ra trong điều kiện có oxy, dưới sự phân hủy và oxy hóa của vi sinh vật hiếu khí.

Oxic Process(Quá trình hiếu khí): Quá trình sinh học hiếu khí xảy ra trong điều kiện có đủ oxy.

Anaerobic Process(Quá trình kỵ khí – yếm khí): Quá trình sinh học kỵ khí xảy ra trong điều kiện không có oxy. Hiện nay, các hệ thống xử lý nước thải phân hủy kỵ khí hoặc kết hợp kỵ khí – hiếu khí được áp dụng rất phổ biến. Nên thuật ngữ này cũng được sử dụng rất phổ biến.

Anoxic Process(Quá trình thiếu khí): Quá trình xử lý sinh học để chuyển hóa Amoni thành khí Nito trong điều kiện thiếu khí.

Nutrient Removal(Khử các chất dinh dưỡng): Quá trình sinh học khử các chất dinh dưỡng bao gồm Nito và Photpho ra khỏi nước thải.

Denitrification(Khử Nitrat): Quá trình chuyển hóa Nitrat thành khí Nito.

Nitrification(Nitrat hóa): Quá trình chuyển hóa NH4 thành NO2 sau đó thành NO3.

Lagoon process(Hồ sinh học): Quá trình xử lý xảy ra trong các ao, hồ có chiều sâu.

Sub Strate(Chất nền): Chất hữu cơ hay chất dinh dưỡng được chuyển hóa trong quá trình xử lý sinh học.

Activated Sludge(Bùn hoạt tính): Tập hợp những vi sinh vật hình thành khi cung cấp không khí vào nước thải.

Sơ đồ mẫu hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến trái cây

Tổng kết

Trên đây, Bài viết đã liệt kê ra tất cả những thuật ngữ, từ viết tắt của thuật ngữ cùng với khái niệm của nó. Nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải. Quý Vị hẳn thấy chúng rất quen thuộc? Trên đây chỉ là một số thuật ngữ xử lý nước thải được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản, bản thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Còn rất nhiều thuật ngữ ít được sử dụng hơn và sẽ được chúng tôi cập nhật trong thời gian tới. Rất mong bài viết sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho Quý Vị!

Tuấn Hưng Phát là đơn vị cung cấp các thiết bị van – vật tư đường ống phục vụ các hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống hơi nóng,… Một số sản phẩm thường được dùng cho hệ thống xử lý nước thải như: Van cổng inox, van bướm inox điều khiển khí nén, van bướm điện, đồng hồ đo nước điện từ,… luôn có sẵn hàng tại kho THP Valve. Quý Vị có nhu cầu hãy liên hệ Hotline để được hỗ trợ báo giá ưu đãi nhất. 

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.

Bài viết liên quan