Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước thải

Nước thải là sản phẩm của việc sử dụng nước vào các công việc như sinh hoạt, sản xuất nông – công nghiệp, dịch vụ thương mại,… Trong nước thải chứa các thành phần hòa tan – chất rắn không hòa tan hoặc lơ lửng – các loại vi sinh vi khuẩn gây hại – ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Nồng độ các chất này là các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước thải. Vậy cụ thể có những thông số cơ bản nào?

Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước thải

Bên cạnh các vi chất, chất khoáng trong nước, nước thải còn chứa lượng lớn các hợp chất, vi khuẩn có tác động xấu đến môi trường và sức khỏe sinh vật xung quanh. Dựa trên tổng hợp đánh giá các mẫu nước thải, người ta đưa ra các thông số cơ bản nói lên chất lượng nước thải như sau:

  • Thông số về lý học: Là sự đánh giá tỷ lệ, nồng độ, số lượng các chất ô nhiễm theo phương pháp vật lý.
  • Thông số về hóa học: Tức là các thông số về độ pH, nồng độ COD/BOD, nito, chất hoạt động bề mặt, oxy hòa tan, kim loại nặng và các chất độc hại. 
  • Thông số về vi khuẩn – vi sinh: nồng độ, số lượng vi sinh, vi khuẩn có hại tồn tại trong nước thải. Thông thường, người ta sử dụng thông số này của vi khuẩn E-coli để đánh giá.

Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước thải

Dựa trên các thông số này người ta có thể đánh giá chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải. Từ đó có phương án xây dựng, điều chỉnh hệ thống vận hành có hiệu quả cao nhất. 

Các thông số cơ bản về lý học nói lên chất lượng nước thải

Thông số về lý học này chủ yếu đánh giá dựa trên các tác nhân như: chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng(chất rắn không tan – lơ lửng), nồng độ mùi, độ đục, màu, nhiệt độ. 

Chất rắn tổng cộng

Chất rắn tổng cộng bao gồm hai trạng thái: chất rắn không tan và chất rắn lơ lửng. Chất rắn không tan có thể là rác thải, mảng vỡ sành sứ,… có kích cỡ lớn. Chất rắn lơ lửng là các chất dạng rắn có kích cỡ nhỏ có thể trôi nổi lơ lửng trong dòng nước thải.

Tổng chất rắn lơ lửng

Phương pháp loại bỏ chất rắn tổng hợp có thể sử dụng phương pháp vật lý gồm: song chắn rác, thiết bị lọc như y lọc để loại bỏ chất rắn không tan; và sử dụng lưới lọc dạng màng có mắt lưới siêu nhỏ để lọc chất rắn lơ lửng. Nếu chất rắn lơ lửng có thời gian năng lắng đọng nhanh có thể sử dụng phương pháp lắng đọng để giảm chi phí vận hành.

Nồng độ mùi của nước thải

Nước thải có mùi cực khó chịu, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Vì vậy nồng độ mùi này cũng là một tiêu chí cực quan trọng để đánh giá chất lượng nước thải. 

Nước thải có mùi khó chịu nguyên nhân là do các hợp chất gây ô nhiễm trong nó phản ứng, phân hủy sinh học dưới điều kiện yếm khí.

Độ đục của nước thải

Hiện tượng nước bị đục là do nước chứa lượng lớn các chất rắn lơ lửng dạng hạt keo. Các hạt keo này không có khả năng lắng đọng nên luôn khiến cho nước có màu không tinh khiết. Là màu gì thì dựa trên sắc tố màu của hạt keo lơ lửng.

Độ đục của nước thải

Chỉ số đánh giá độ đục của nước thải được đo bằng đơn vị NTU. Đây là đơn vị đo được sử dụng phổ biến nhất trong nước.

Màu của nước thải

Màu của nước thải là một thông số mang tính định tính. Màu này được hình thành do sắc tố màu của các chất, hợp chất hòa tan hay không hòa tan có trong nước thải gây lên.

Người ta nhận định màu của nước thải nhằm đánh giá chung cho chất lượng nước thải.

Nhiệt độ của nước thải

Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nước cất, và cả nước sạch. Nguyên nhân là do việc sử dụng, xả thải nguồn nước nóng – nước ấm từ các hoạt động sinh hoạt sản xuất. Một khía cạnh nữa là do thành phần các hợp chất bao gồm kim loại nặng có trong nước thải cao nên khả năng truyền nhiệt cũng cao. Cũng vì nguyên nhân này, nhiệt độ nước thải luôn thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.

Nhiệt độ là một thông số cực quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân hủy của các vi sinh vật trong công nghệ xử lý nước thải sinh học; ảnh hưởng đến sự sống của các loại sinh vật thủy sinh; ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan.

>>Có thể Bạn quan tâm: Các thuật ngữ thường dùng trong xử lý nước thải

Các thông số cơ bản về hóa học để đánh giá chất lượng nước thải

Các thông số về hóa học nói lên thành phần, nồng độ các chất, hợp chất hóa học vô cơ, hữu cơ có trong nước thải. Người ta thường đánh giá dựa trên một số thông số: độ pH, nồng độ COD, nồng độ BOD, Nito, chất hoạt động bề mặt, các kim loại nặng, và một số chất độc hại khác.

Độ pH

pH là chỉ số biểu thị tính axit hoặc bazo. Ở nước thải, độ pH cũng là biểu thị cho tính axit hay bazo của nước, được tính bằng nồng độ của ion hydro.

Thang đo độ pH

Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học, độ pH gây tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phản ứng phân hủy của các vi sinh vật. Các vi sinh vật làm việc tốt nhất trong môi trường độ pH = 7 đến 7,5.  Khi độ pH quá cao hay quá thấp sẽ không phù hợp sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải; hoặc phải có biện pháp trung hòa. Ví như nước thải nhà máy giấy thường có pH từ 10 – 11; nước thải nhà máy xi mạ có pH từ 2,5 – 3,5.

Tuấn Hưng Phát cung cấp các loại van công nghiệp – vật tư đường ống ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải: Van bi inox – nhựa, van bướm nhựa – inox, van cổng inox, van 1 chiều lá lật inox, rọ bơm inox – nhựa, khớp nối mềm, đồng hồ nước thải,… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ.

Nồng độ COD

COD – Chemical Oxygen Demand là nhu cầu oxy hóa học( yêu cầu nồng độ oxy trong nước thải để hòa tan hoàn toàn chất hữu cơ và một phần chất vô cơ dễ phân hủy bằng oxy hóa. Đơn vị đo bằng mg/l. Nồng độ COD được xác định bằng phương pháp bicromat trong môi trường axit sunfuric với chất xúc tác là sunfat bạc.

Thông số về nồng độ COD là một chỉ số đánh giá chất lượng nước thải cực quan trọng.

Nồng độ BOD

Nồng độ BOD

BOD – Biological Oxygen Demand là nhu cầu oxy sinh hóa(yêu cầu nồng độ oxy trong nước thải để phân hủy – oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan, lơ lửng dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí). Thông số về nồng độ BOD là đặc trưng để đánh giá mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dễ bị phản ứng phân hủy sinh học của nước thải. Đơn vị đo nồng độ BOD cũng bằng mg/l.

Nồng độ chất Nito

Nitơ có trong nước thải thường ở dạng các hợp chất, liên kết kết hữu cơ hoặc vô cơ. Nitơ tồn tại trong nước thải thường có nguồn gốc từ protit, thực phẩm(với nước thải sinh học) hoặc NH₄+ hoặc NH₃, và một số dạng oxy hóa sau quá trình Nitrat hóa.

Chất hoạt động bề mặt

Các chất hoạt động bề mặt có dạng váng tương tự như váng dầu, xăng trên mặt nước. Chúng gồm 2 phần: kỵ nước và ưa nước, gây nên sự hòa tan các chất có trong dầu và nước. Các chất này được tạo ra khi sử dụng các chất tẩy rửa trong quá trình sinh hoạt, sản xuất.

Sự có mặt của các chất này làm ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình xử lý nước thải: Hạn chế lượng oxy hòa tan, cản trở quá trình lắng đọng của các hạt lơ lửng, gây ra hiện tượng sủi bọt trong các công trình xử lý nước thải. Vì vậy, người ta thường sử dụng các biện pháp lọc, tách váng này ngay từ giai đoạn xử lý nước thải đầu tiên.

Nồng độ oxy hòa tan

Nồng độ oxy hòa tan(DO) trong nước thải là chỉ số cực quan trọng trong xử lý bằng công nghệ sinh học bao gồm cả hiếu khí và kỵ khí. Trong nước thải đầu vào hệ thống, nồng độ DO trong nước thường rất nhỏ, và nó chỉ được cải thiện sau xử lý. Tiêu chuẩn nồng độ DO sau xử lý (tại đầu ra của hệ thống) không được nhỏ hơn 4mg/l đối với nước loại A và không được nhỏ hơn 6 mg/l với nước dùng để nuôi thủy hải sản.

Kim loại nặng và các chất độc hại

Kim loại nặng và các chất độc hại có trong nước thải có tác động rất lớn đến quá trình xử lý nước thải. Nồng độ của các chất này cũng quyết định hệ thống nên sử dụng công nghệ xử lý nước thải gì. Các chất kim loại nặng thường có trong nước thải như: niken, trì, thủy ngân, cacbon,… Các nguyên tố độc hại có thể là xianua,…

Nước thải nhiễm kim loại nặng

Các kim loại nặng và chất độc hại này cần được loại bỏ, phân hủy thành các chất ít hoặc không gây hại đến môi trường hay giảm nồng độ đến mức an toàn trong quá trình xử lý nước thải.

Thông số vi khuẩn – vi sinh để đánh giá chất lượng nước thải

Trong nước thải cũng tồn tại rất nhiều vi sinh, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt trong nước thải các ngành y tế, nước thải sinh hoạt. Một loại vi khuẩn có tính phổ biến và có khả năng sinh tồn tại các điều kiện khắc nghiệt nhất là E-coli. Cùng vì vậy, người ta thường lấy thông số về lượng vi khuẩn này làm tiêu chí đánh giá chất lượng nước thải.

Như vậy, Chúng ta đã cùng tìm hiểu rất chi tiết về các tiêu chí, thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước thải. Các thông số này có thể là căn cứ đánh giá nước thải đầu vào, để nghiên cứu đưa ra các công nghệ xử lý nước thải cho phù hợp; hoặc căn cứ đánh giá nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn hay chưa? Rất hy vọng đây sẽ là một nguồn tham khảo có ích cho Quý Vị. Nếu có ý kiến đóng góp hãy cùng thảo thảo luận tại phần comment dưới bài viết nhé. Quý Vị cũng có thể tham khảo, thảo luận các chủ đề khác về xử lý nước thải tại chuyên mục hệ thống xử lý nước thải.


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

  • Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline0915.891.666
  • Website: https://tuanhungphat.vn/
  • Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
  • Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
3/5 - (2 bình chọn)

Ngày cập nhật lần cuối: 03/12/2024

Đỗ Văn Tuấn
Chào mừng bạn đến với Tuấn Hưng Phát – Đơn vị phân phối các loại van công nghiệp uy tín và chất lượng hàng đầu thị trường Việt Nam. Chúng tôi cung cấp đa dạng sản phẩm như van bi, van bướm, van điện, van khí nén… Với chứng nhận rõ ràng, giá cả cạnh tranh và dịch vụ giao hàng nhanh chóng. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ những kiến thức chuyên sâu, giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn thiết bị tối ưu nhất cho hệ thống của mình. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tận tình!
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan