Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học

3.5/5 - (4 bình chọn)

Xử lý nước thải đã trở thành yêu cầu bắt buộc đồng hành cùng phát triển kinh tế trong nước. Qua thời gian dài phát triển, chúng ta đã sở hữu rất nhiều công nghệ xử lý nước thải để phù hợp với các loại nước thải đặc thù. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý Vị công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học. Mời Quý Vị theo đọc.

Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học

Hồ sinh học hay còn gọi là hồ ổn định nước thải. Những hồ chứa này có thể hình thành từ tự nhiên hay nhân tạo.

Công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học dựa trên cơ chế tự làm sạch của nguồn nước. Quá trình tự làm sạch này thực chất là sự cộng sinh của tảo, vi sinh vật, thực vật thủy sinh. Cụ thể: Các vi sinh vật tự nhiên phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải tạo sinh khối mới làm dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh, tảo; tảo, thực vật thủy sinh hấp thu dinh dưỡng sinh trưởng, quang hợp tạo ra oxy giúp vi sinh vật phát triển. Bên cạnh đó, các thực vật thủy sinh cũng có khả năng phân giải, hấp thụ các chất vô cơ trong nước thải.

Công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học

Cơ chế xử lý nước thải bằng hồ sinh học

Xử lý nước thải bằng hồ sinh học có thể áp dụng cho đa dạng loại nước thải: nước thải công nghiệp, hay sinh hoạt. Như đã trình bày, công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học dựa trên cơ chế tự làm sạch của nguồn nước trong tự nhiên. Hay nói chính xác hơn là sự phát triển cộng sinh của các sinh vật, vi sinh vật thủy sinh. Cụ thể:

  • Trong hồ sinh học sẽ tồn tại tự nhiên hoặc nhân tạo các quần thể sinh vật thủy sinh: Vi sinh vật, tảo, nấm, phiêu sinh, các thực vật thủy sinh. Tại đây, các vi sinh vật có thể sinh trưởng một cách tự nhiên. Vì vậy, trong hồ sẽ có sự góp mặt của cả vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí, tùy nghi. Một số loại vi sinh có thể kể đến như: interobacterium, streptococus, clostridium, achromobacter, cytophaga, micrococus, pseu-domonas, bacillus, lactobacillus…
  • Cơ chế xử lý nước thải bằng hồ sinh học là biểu hiện của quy luật tự nhiên khi hình thành chuỗi cung ứng giữa vi sinh vật và tảo – thực vật thủy sinh. Các vi sinh vật sẽ hấp thu khí oxi từ quá trình quang hợp của tảo, thực vật thủy sinh(một phần oxy hòa tan từ mặt thoáng của hồ) để phân hủy oxy hóa các chất hữu cơ thành các chất hữu cơ đơn giản hơn, khí CO2, Nitrat, Photphat. Tảo và thực vật thủy sinh hấp thu dinh dưỡng là sản phẩm của phản ứng phân hủy trên để sinh trưởng, và quang hợp sinh ra oxy cung cấp cho vi sinh vật.

Cơ chế xử lý nước thải bằng hồ sinh học

Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và phân phối trực tiếp các loại van công nghiệp, thiết bị đường ống bao gồm thiết bị phục vụ hệ thống xử lý nước thải. Hãy gọi ngay Hotline để được hướng dẫn đặt lịch tham quan, xem hàng mẫu. Một số mặt hàng phổ biến như: Van bướm, van cổng, van bi, van 1 chiều, đồng hồ nước thải,… 

Đặc điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học

  • Là công nghệ xử dụng nguyên lý tự nhiên nên không hoặc ít sử dụng các loại máy móc, thiết bị phụ trợ, chi phí vận hành thấp.
  • Vốn đầu tư thấp nhưng vốn tài nguyên mặt bằng lớn. Yêu cầu diện tích lớn để làm hồ sinh học. Tuy nhiên, chúng ta có thể tận dụng làm hồ cảnh quan, hồ dự trữ nước nông nghiệp, hồ nuôi thủy sản,…
  • Dễ dàng thực hiện các công tác bào trì bảo dưỡng. Bùn đáy nạo vét có thể ứng dụng cho nông nghiệp.
  • Có khả năng xử lý nước thải có nồng độ BOD cao >90%, 70 – 90% với đạm, 30 – 40% với phốt pho. Đặc biệt, có khả năng diệt 99% vi khuẩn.
  • Hồ sinh học sẽ là nơi tập trung côn trùng, hơn nữa có thể sẽ có mùi hôi khó chịu.
  • Nước thải đầu ra chứa nhiều tảo
  • Vận hành hồ sinh học xử lý nước thải chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, và thời tiết khí hậu. Nhiệt độ nguồn nước xuống quá thấp hoặc quá cao sẽ gây ngưng trệ, hoặc có thể phá hủy một phần sinh thái trong hồ. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý nước thải.

Xem thêm: Đặc điểm van nước điều khiển điện

Các loại hồ sinh sử dụng trong xử lý nước thải

Hồ sinh học tự nhiên

Hồ sinh học tự nhiên là loại hồ hình thành do tự nhiên được tận dụng trong công việc dự trữ nước, xử lý nước thải.

Xử lý nước thải bằng hồ sinh học tự nhiên

Trong hồ tự nhiên tồn tại rất đa dạng sinh thái thủy sinh bao gồm: vi sinh, động vật, thực vật,… Môi trường như vậy là điều kiện rất phù hợp để ứng dụng công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học. Các loại thực vật thủy sinh có khả năng hấp thu các chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải rất tốt, nâng cao hiệu quả xử lý cho hồ.

Hồ sinh học kỵ khí nhân tạo

Đây là công trình nhân tạo có mục đích. Và, hồ sinh học kỵ khí thường được ứng dụng vào mục đích lắng cặn và phân hủy cặn lắng bằng phân hủy kỵ khí. >>Xem thêm công nghệ xử lý nước thải kỵ khí để hiểu hơn về cơ chế phân hủy, xử lý nước thải này.

Cấu tạo bể thường được thiết kế 2 ngăn. Chiều sâu hồ thường từ 2,4 đến 3,6m; diện tích mặt hồ tùy thuộc vào quy mô xử lý. Thời gian lưu nước từ 1,5 ngày đến 5 ngày.

Hồ sinh học tùy nghi

Hồ sinh học tùy nghi cũng là một công trình nhân tạo. Hồ sử dụng kết hợp các loại vi sinh hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí để xử lý nước thải. Hồ tùy nghi được ứng dụng nhằm vào mục đích cụ thể là Oxy hóa hiếu khí các chất hữu cơ, và phân hủy cặn lắng metan. Dựa trên nhu cầu sử dụng, hồ tùy nghi có hai phiên bản:

  • Hồ sinh học tùy nghi sơ cấp: tiếp nhận và xử lý nguồn nước thải chưa qua xử lý
  • Hồ sinh học tùy nghi thứ cấp: Tiếp nhận và xử lý nguồn nước thải đã xử lý một bộ phận(thường là nguồn nước thải đã qua xử lý hồ kỵ khí).

Cấu tạo hồ tùy nghi gồm 3 lớp: lớp hiếu khí, lớp trung gian, và lớp kỵ khí. Vì vậy, hiệu quả xử lý nước thải khá cao khi sử dụng kết hợp các loại vi sinh vật: Phân hủy kỵ khí giúp phân giải hợp chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản, phân hủy hiếu khí phân hủy chất hữu cơ còn lại trên bề mặt hồ.

Hồ sinh học hiếu khí

Hồ sinh học hiếu khí sử dụng trong xử lý nước thải bằng hồ sinh học được chia thành 2 loại:

  • Hồ có mặt thoáng tự nhiên: Phát triển, tận dụng sinh thái thực vật, tảo và vi sinh hiếu khí tự nhiên để điều hòa và xử lý nước thải. Do sử dụng ánh sáng tự nhiên cho thực vật quang hợp tạo oxy nên độ sâu hồ phải nhỏ(khoảng 0,3 đến 0,5 mét). Sức chứa chỉ tiêu BOD khoảng từ 250kg đến 300kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước từ 3 – 12 ngày tùy điều kiện thời tiết.
  • Hồ có mặt thoáng nhân tạo: Sử dụng các biện pháp đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước đảm bảo và cung cấp các giá thể vi sinh. Biện pháp đảm bảo oxy thường bằng máy bơm sục khí hay máy khuấy cơ học. Chiều sâu hồ từ 2 – 4,5m đảm bảo sức chứa chỉ tiêu BOD khoảng 400kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước cần từ 1 đến 3 ngày.

Hồ sinh học hiếu khí

Xử lý nước thải bằng hồ sinh học hiếu khí thường sẽ được trồng thêm một số loại thực vật thủy sinh như: bèo, rong, cỏ dừa nước,… Các loại thực vật này sẽ hỗ trợ phân hủy, hấp thu các chất hữu cơ và vô cơ. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

>>Xem thêm: Phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường

Một số lưu ý khi áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học

Khi sử dụng công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học cũng tồn tại những mặt trái, và khó khăn nhất định. Vì vậy, người vận hành phải lưu ý để hồ sinh học có thể phát triển và xử lý nước thải theo mong muốn:

  • Diện tích mặt hồ tương đối rộng, người quản lý vận hành phải thường xuyên theo dõi các thiết bị(ví như máy thổi sục khí, máy khuấy nước) có vận hành ổn định, đảm bảo lượng oxy cho vi sinh vật.
  • Việc sử dụng các loại thực vật thủy sinh là việc rất tốt, song không nên trồng mật độ quá dày, và che kín mặt thoáng của hồ. Chúng ta phải để mặt thoáng cho ánh sáng có thể chiếu xuống đáy hồ.
  • Việc tích hợp nuôi trồng thủy sản có thể thực hiện, song nên nuôi tại các hồ thứ cấp bậc 2, 3 trở đi để đảm bảo thủy sản có môi trường sống tốt, chất lượng thủy sản đảm bảo an toàn.
  • Đồng thời, nuôi trồng loại thủy sản nào cần phải được sự tư vấn của các chuyên gia.

Tổng kết

Tại bài viết trên, Chúng tôi đã giới thiệu đến Quý Vị công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học. Mô hình xử lý nước thải này rất an toàn, chi phí vốn đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành thấp. Tuy nhiên mô hình lại chiếm khá nhiều mặt bằng diện tích. Đây cũng là rào cản lớn nhất của công nghệ. Hy vọng qua bài viết, Quý Vị sẽ có thêm một phương án để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở, đơn vị sản xuất của mình.

Click xem chuyên mục: Kiến thức hệ thống xử lý nước thải để tham khảo các bài viết về các chủ để thú vị khác!

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.