Công nghệ xử lý nước thải SBR

5/5 - (1 bình chọn)

Xử lý nước thải là nhu cầu thiết yếu trong bối cảnh phát triển đô thị, kinh tế ngày nay. Các công nghệ xử lý nước thải cũng ngày càng được nghiên cứu phát triển để tối ưu về hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí đầu tư và chi phí vận hành. Bài viết trước, Chúng ta đã cùng tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải AAO. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một công nghệ tiên tiến khác: Công nghệ xử lý nước thải SBR.

Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải SBR

Công nghệ xử lý nước thải SBR sử dụng phương pháp phản ứng sinh học theo quy trình mẻ liên tục. SBR thực chất là từ viết tắt của “Sequencing batch reactor”. Quy trình xử lý nước thải của công nghệ SBR thực chất là quá trình 5 pha cho 1 chu trình: Fill(làm đầy) – React(phản ứng/thổi khí) – Settle(lắng đọng) – Draw(rút nước) – idling(ngưng – chờ). Chu trình này được diễn ra liên tục tiếp nối lẫn nhau.

Công nghệ xử lý nước thải SBR

Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể: cụm Selector và cụm C-tech. Khi vận hành, nước thải sẽ được đưa vào cụm bể Selector và được xử lý sơ bộ trước sau đó mới được chuyển đến cụm C-tech để xử lý. Công nghệ SBR là một cải tiến của bể Aerotank, nâng cao khả năng xử lý và hiệu suất xử lý. Công nghệ này phù hợp áp dụng cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhất, bởi khả năng phản ứng phân hủy chất hữu cơ, khử nito tốt.

>> Xem thêm: Giải pháp tăng hiệu suất xử lý nước thải của bể sinh học

Chu trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải SBR

Như đã trình bày, công nghệ xử lý nước thải vận hành theo các chu trình liên tiếp. Mỗi chu trình gồm 5 pha: làm đầy, thổi khí và phản ứng phân hủy, lắng đọng, rút nước, và ngưng(chờ). Vậy cụ thể các pha thực hiện những công việc gì?

Chu trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải SBR

Pha làm đầy(Fill): pha này thực hiện chủ yếu là bơm nước thải làm đầy bể SBR. Trong thời gian làm đầy bể, có thể thực hiện song song các công tác: để nước tĩnh – ổn định nước thải; khuấy – điều hòa nồng độ ô nhiễm trong các nguồn nước thải khác nhau; sục khí – điều hòa nồng độ ô nhiễm, và thúc đẩy phản ứng phân hủy. Các công việc này phải tùy thuộc vào nhu cầu xử lý, nồng độ chất ô nhiễm để thực hiện kết hợp cho hợp lý.
Pha thổi khí – phản ứng: Thực hiện sục khí thúc đẩy phản ứng phân hủy của vi sinh vật hiếu khí. Tại đây, các hợp chất hữu cơ sẽ được phân hủy, đồng thời cũng diễn ra qua trình Nitrat hóa. Thời gian thực hiện của pha react phụ thuộc vào chất lượng nước thải đầu vào và yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra, thông thường phải mất đến 8 giờ.
Pha lắng đọng: Tại đây, nước sẽ được để ở trạng thái tĩnh nhằm lắng đọng các bông bùn lơ lửng. Quá trình lắng đọng này thường mất khoảng từ 2 – 3 giờ.
Phá rút nước: Sau khi các bông bùn lắng đọng, nước thải trong bên trên sẽ được rút ra bằng các thiết bị bơm hút tầng mặt hoặc van xả. Nhưng lưu ý tránh hút hoặc xả bùn ra ngoài.
Pha ngưng(chờ): đây là khoảng thời gian tạm nghỉ, chờ để nạp mẻ mới. Thời gian chờ này phụ thuộc vào thời gian vận hành của hệ thống.

Sơ đồ hệ thống sử dụng công nghệ xử lý nước thải SBR

Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát nhập khẩu, phân phối trực tiếp các loại van – vật tư đường ống sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải. Các sản phẩm: van bướm inox – gang – nhựa, van cổng inox, van 1 chiều inox, khớp nối, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… được lưu kho sẵn hàng số lượng lớn, đầy đủ các kích cỡ. Quý Vị có thể liên hệ Hotline đặt lịch hẹn tham quan, xem hàng mẫu trực tiếp. Chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp Quý Vị!

Các đặc tính của công nghệ xử lý nước thải SBR

  • Bể SBR có cấu trúc khá đơn giản, làm bằng các vật liệu chắc chắn nên có tuổi thọ cao.
  • Bể vận hành hoàn toàn tự động hóa, nên đòi hỏi các trình quản lý vận hành tự động có công nghệ cao. Người ta thường sử dụng các hệ thống PLC vào việc điều hành hệ thống tự động.
  • Công nghệ này có thể tích hợp quá trình nitrat hóa, cũng như photphat hóa
  • Khả năng khử BOD lên đến 90 – 92%
  • Chi phí xây dựng, lắp đặt hệ thống được tối ưu
  • Hệ thống không cần thực hiện tuần hoàn bùn hoạt tính. Quá trình phản ứng và lắng đọng đều diễn ta tại bể SBR. Điều này có thể đảm bảo không bị hao hụt bùn hoạt tính. Tuy nhiên điều này lại khiến bể dễ bị tắc nghẽn do bùn có thể bám vào các van xả, ống hút xả hay đĩa sục khí.
  • Hệ thống có khả năng mở rộng và nâng cấp

Tham khảo thêm: Ưu nhược điểm của van bướm điều khiện điện

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu khá đầy đủ về công nghệ xử lý nước thải SBR. Chúng ta cũng đã tìm hiểu về cơ chế vận hành khi áp dụng công nghệ này, cùng với các đặc tính của nó. Rất mong bài viết sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với Bạn Đọc. Nếu Quý Vị có ý kiến bổ sung, đừng ngần ngại cho chúng tôi biết nhé! Chúng ta cùng thảo luận để nâng cao giá trị về kiến thức cho Bài Viết.
Quý Vị cũng có thể tham khảo thêm các chủ đề thú vị khác liên quan đến môi trường và xử lý nước thải tại chuyên mục: Tìm hiểu kiến thức về hệ thống xử lý nước thải

THP Valve
Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.