Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy đúng cách

5/5 - (1 bình chọn)

Việc tham khảo trước các bước sử dụng bình chữa cháy, bạn sẽ giảm bớt sự bối rối và lúng túng trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Bài viết dưới đây, Tuấn Hưng Phát sẽ hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy đúng cách.

Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy đúng hiệu quả nhất

Tùy theo từng loại bình cứu hỏa có thể dập tắt đám cháy chất rắn, chất lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ, bình cứu hỏa ký hiệu ABC có thể sử dụng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy… Bột cứu hỏa không gây độc, không dẫn điện,  hiệu quả cao, thao tác sử dụng đơn giản, dễ kiểm tra, phù hợp để dập tắt các đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa bằng bột

Cách sử dụng bình chữa cháy

Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột

Đối với loại xách tay

  • Bước 1: Xách bình tới gần vị trí đám cháy.
  • Bước 2: Lắc xóc bình vài lần nếu đó là bình chứa bột và khí đẩy (MFZ).
  • Bước 3: Giật chốt hãm kẹp chì. 
  • Bước 4: Chọn hướng gió để loa phun hướng vào ngọn lửa. Giữ khoảng cách 1,5 m với loại bình tương ứng.
  • Bước 5: Bóp van của bình để bột chữa cháy phun ra.
  • Bước 6: Nếu khí yếu, tiến lại gần và di chuyển loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Đối với bình xe đẩy

  • Bước 1: Di chuyển xe đến vị trí xảy ra hỏa hoạn, kéo vòi rulo để lấy bột và hướng lăng phun vào ngọn lửa.
  • Bước 2:  Kẹp chặt chốt an toàn (chì), vặn van chính trên cổ bình ở góc vuông với mặt đất.
  • Bước 3: Nắm chặt lăng phun, hướng theo chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2

Cách sử dụng bình cứu hỏa

Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2

  • Khi xảy ra cháy, mang bình chữa cháy khí CO2 gần đám cháy,
  • Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, giữ khoảng cách tối thiểu là 0,5m, tay kia mở van bình và bóp .
  • Khi mở van bình, do chênh lệch áp suất, CO2 lỏng bên trong bình sẽ thoát ra ngoài thông qua hệ thống ống lặn và loa phun, chuyển thành khí tuyết, lạnh đến -79°C.
  • Khi phun vào đám cháy, CO2 có tác dụng làm pha loãng nồng độ hỗn hợp khí cháy và làm lạnh vùng cháy, dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Chú ý:

  • Không sử dụng bình khí CO2 để chữa đám cháy có chứa kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Khi phun khí CO2 vào đám cháy, sẽ xảy ra phản ứng hoá học tạo ra khí CO – một loại khí độc hại và nguy hiểm cháy nổ, khiến việc dập tắt đám cháy trở nên khó khăn hơn.
  • Khi phun, cần cầm phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm phần kim loại. Đặc biệt không để khí CO2 phun vào người, vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Không nên sử dụng bình khí CO2 chữa đám cháy ở nơi trống trải hoặc có gió mạnh vì hiệu quả sẽ rất thấp.
  • Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế, phải mang ủng và găng tay cách điện; khi chữa cháy trong phòng kín, phải đảm bảo an toàn cho người.
  • Đặt bình ở nơi mát mẻ, dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện khi sử dụng. Không đặt bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 55°C, để tránh tăng áp suất và nguy cơ nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế nếu thấy các bộ phận của bình bị hỏng: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa và thay thế những bình có rò khí.
  • Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình thường là phương pháp sử dụng là phương pháp cân. Nếu phát hiện lượng CO2 giảm so với lượng ban đầu, đó là dấu hiệu của bình có rò khí.

Nguyên tắc cần nắm khi dập lửa bằng bình chữa cháy

Sử dụng bình chữa cháy

Hãy cầm bình cứu hỏa theo đúng hướng dẫn để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình

  • Đọc hướng dẫn, hiểu rõ tính năng và công dụng của từng loại bình để sắp xếp việc dập cháy phù hợp.
  • Khi phun, hãy đứng thuận chiều gió khi phun (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
  • Lửa tắt hẳn mới ngừng phun.
  • Khi dập cháy chất lỏng, hãy phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng để tránh làm lan rộng đám cháy.
  • Khi phun, tùy thuộc vào từng tình huống cháy và lượng khí còn lại trong bình, hãy lựa chọn vị trí và khoảng cách phun hợp lý.
  • Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần được để riêng để tránh nhầm lẫn.
  • Khi phun, hãy giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

Những điều cần chú ý khi bảo quản, sử dụng bình chữa cháy

Sử dụng bình chữa cháy

Nên đặt bình ở nơi dễ thấy, dễ tiếp cận và để ở nơi khô ráo

Khi bảo quản, sử dụng bình chữa cháy cần chú ý những vấn đề sau:

  • Để ở nơi dễ thấy, dễ dàng tiếp cận, sử dụng trong trường hợp chữa cháy.
  • Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ánh nắng mạnh và tia nhiệt, nhiệt độ tối đa là 50°C. Nếu bình chữa cháy để ngoài trời thì phải có mái che.
  • Khi di chuyển, cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao và rung động.
  • Thường xuyên kiểm tra bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch đỏ thì phải nạp khí ngay.
  • Kiểm tra khí đẩy bằng áp kế hoặc cân, so sánh với khối lượng ban đầu.
  • Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân và so sánh.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu các bộ phận như loa phun, vòi phun, van khoá….bị hư hỏng. Thay thế những bình bị rò khí.

Kết luận 

Trên đây là một số thông tin về hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Bình chữa cháy không chỉ đơn thuần là một thiết bị cứu hỏa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của con người. Để đảm bảo an toàn cho mọi người, việc hiểu rõ về loại bình chữa cháy đang được sử dụng là điều cần thiết. Chỉ khi chúng ta hiểu rõ cách sử dụng bình chữa cháy mới có thể đảm bảo an toàn và bảo vệ mọi người một cách tốt nhất. Bên cạnh việc sử dụng bình cứu hỏa, các bạn cũng nên xây dựng hệ thống PCCC để nhanh chóng xử lý đám cháy, bảo đảm an toàn cho con người và tài sản.

Hân Đỗ
Tôi là một cô nàng vui vẻ, nhiệt huyết, yêu đời và có kinh nghiệm trong ngành van công nghiệp vật tư ngành nước nhiều năm mong muốn mang đến những bài viết chất lượng cũng như năng lượng tích cực tới tất cả mọi người.