Các lỗi thường gặp ở van bướm và cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng van bướm, mặc dù đã tìm kiếm địa chỉ uy tín, mua phẩm phẩm đảm bảo chất lượng và chọn lựa kỹ lưỡng. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi tình trạng van bị lỗi: không đóng mở được, bị rò rỉ lưu chất ra bên ngoài môi trường, gây tiếng ồn lớn khi vận hành…Vậy nguyên nhân van bướm gặp các lỗi này là gì? Cách khắc phục như thế nào hiệu quả nhất, nhanh nhất?
Các lỗi thường gặp ở van bướm và cách khắc phục
Van không đóng mở được hoàn toàn
Lỗi thường gặp nhất đầu tiên đó là phần đĩa van của van bướm không đóng mở được hoàn toàn. Nguyên nhân thường là do đĩa van bị kẹt bởi các rác thải, cặn bẩn, tạp chất nên không đóng mở được hết. Phần gioăng cao su bị mài mòn sau một thời gian sử dụng mà chưa được bảo dưỡng, thay thế. Hoặc cũng có thể do phần trục van kết nối giữa đĩa van và bộ điều khiển bị hư hỏng, bị nứt, gãy. Đây cũng là lý do mà đĩa van không được tác động lực nên không đóng mở được hoàn toàn.
Cách khắc phục: Với lỗi này, khá đơn giản, nếu chỉ do có dị vật mắc kẹt chỉ cần xoay đĩa van theo 2 chiều để đẩy hết cặn bẩn, rác thải còn bị mắc ra khỏi van. Nếu do gioăng hoặc trục van thì bắt buộc phải tiến hành tháo van ra khỏi hệ thống đường ống để bảo dưỡng hoặc thay thế cũng như làm sạch hết các tạp chất còn bám lại trên đĩa van.
Van bị rò rỉ lưu chất
Nếu quan sát thấy van bị rò rỉ lưu chất ra bên ngoài hãy nhanh chóng kiểm tra xem phần gioăng làm kín có bị hư hỏng, bị mài mòn, lắp đặt có chắc chắn có phù hợp với lưu chất hay không? Nếu chưa phát hiện ra nguyên nhân thì kiểm tra vị trí rò rỉ cụ thể ở đâu, nếu ở phần kết nối mặt bích với đường ống hoặc ở cổ van có thể là do chưa siết chặt bu lông hoặc đai ốc bị lỏng lẻo.
Cách khắc phục: Nếu nguyên nhân do gioăng làm kín thì chỉ cần thay thế loại gioăng mới có chất liệu phù hợp với lưu chất đang sử dụng van và lắp đặt đúng vào rãnh của gioăng. Còn nếu do quá trình lắp đặt thì cần tiến hành siết chặt bu lông và đai ốc ở các phần kết nối thật chắc chắn, đều tay.
Van không điều chỉnh được theo các góc độ khác nhau
Nếu dùng van trong điều kiện môi trường cần điều chỉnh góc độ đóng mở của van mà bị kẹt hoặc không thực hiện được. Nguyên nhân đầu tiên đó là do loại van đó không đáp ứng được nhu cầu làm việc với tần suất đóng mở liên tục các góc dưới 90 độ nên bị hư hỏng. Ngoài ra cũng có thể do vạn bị khô dầu nhớt nên không đạt được góc quay như ý muốn.
Cách khắc phục: Kiểm tra xem loại van đó có phù hợp và đáp ứng được một cách tốt nhất điều kiện môi trường làm việc không. Nếu không thì tiến hành thay thế loại van khác để hệ thống hoạt động, còn nếu nguyên nhân khô dầu nhớt thì đơn giản hơn chỉ cần bôi dầu nhớt vào các vị trí: cổ van, trục van kết nối đĩa van và điều khiển, mặt bích kết nối đường ống…
Van phát ra tiếng ồn lớn
Nếu van bướm đang vận hành trong hệ thống mà phát ra tiếng ồn lớn hơn mức bình thường. Lỗi này có thể là do chưa lắp đặt van vào hệ thống chắc chắn, chưa siết chặt bu lông và đai ốc khiến các bộ phận của van lỏng lẻo, bị va và đường ống nên gây ra tiếng ồn. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể là do các bộ phận của van như trục van, đĩa van bị mài mòn sau một thời gian dài sử dụng. Hoặc do góc đóng mở của van, có thể môi chất va đập vào gây ra tiếng kêu to, thủy kích.
Cách khắc phục: Tiến hành kiểm tra các vị trí kết nối, bu lông, đai ốc và siết chặt lại tất cả. Nếu do các bộ phận bị ăn mòn thì phải mở van ra khỏi hệ thống và kiểm tra, thay thế. Nếu do góc đóng mở thì kiểm tra xem loại van đó có phù hợp với điều kiện môi trường và thay thế nếu cần thiết.
Không vận hành được bộ phận điều khiển
Như chúng ta đều biết, van bướm có 2 dạng điều khiển đó là thủ công và tự động, nếu gặp tình trạng bộ phận điều khiển khó vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục từng loại như sau:
Van bướm tay gạt
Phần điều khiển của loại van này là tay gạt, nếu gặp lỗi khó điều khiển có thể do lò xo ở tay gạt bị gỉ, bị mất hoặc giảm lực đàn hồi nên không đủ lực để kẹp chặt tay gạt vào các vị trí răng cưa trên kim chỉ báo. Hoặc do bị hết dầu bôi trơn ở cổ van và phần lò xo.
=> Tiến hành kiểm tra lò xo ở phần tay gạt và bảo dưỡng, thay thế nếu cần thiết. Đồng thời tra thêm dầu mỡ vào các vị trí kết nối rồi vận hành thử nghiệm xem có ổn định, trơn tru không.
Van bướm tay quay
Nếu gặp lỗi van khó vận hành, nguyên nhân có thể do phần kết nối tay quay với thân van chưa chắc chắn, còn tạo khe hở giữa rãnh ren trong của tay quay và ren ngoài của trục van. Hoặc là do dầu bôi trơn bị hết hoặc còn ít nên bị mất tác dụng, dẫn đến bị kẹt, khó điều khiển.
=> Kiểm tra độ siết chặt giữa kết nối tay quay và trục van và điều chỉnh, tránh để lâu dài sẽ hư hỏng tay quay. Và tra dầu bôi trơn lên phần có ren của trục van, phần bánh răng của hộp số trợ lực, sau đó vận hành kiểm tra khả năng điều khiển.
Van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện hoạt động khi được cấp nguồn điện vào, nếu bộ phận điều khiển không hoạt động nguyên nhân là do nguồn điện cấp vào bằng cách quan sát đèn báo. Có thể người vận hành chưa cấp điện, điện áp không đúng với quy định hoạt động của van hoặc mạch điện bị hư hỏng, chập cháy. Ngoài ra, nếu van vận hành tốc độ chậm có thể do motor điện bị lỗi không tạo được lực quay tác động lên trục lớn hơn áp lực của dòng lưu chất tác động.
=> Nếu lỗi do chưa cấp điện hoặc không đúng điện áp quy định cần kiểm tra dây cấp nguồn và điều chỉnh bổ sung thêm biến áp. Nếu do mạch điện mà không có chuyên môn hãy gọi ngay đến các đơn vị sửa chữa để nhờ sự trợ giúp. Còn nếu do motor thì tiến hành kiểm tra, bôi dầu rồi khởi động và chạy thử, nếu vẫn không chạy thì có thể hư hỏng motor và cần thay thế.
Van bướm điều khiển khí nén
Với van bướm điều khiển khí nén, nguyên nhân có thể do nguồn cấp khí nén cho bộ truyền động. Hoặc do sự tương thích thông số mô men tạo ra bởi bộ truyền động với áp lực dòng lưu chất, áp lực khí nén không đủ cấp theo yêu cầu do bị rò rỉ qua xi lanh. Ngoài ra, cũng có thể do hộp bánh răng bị hết hoặc ít dầu bôi trơn nên không thể điều khiển hoạt động bình thường
=> Tương tự với van bướm điều khiển điện, đầu tiên cần tiến hành kiểm tra nguồn cấp khí nén bằng máy nén khí xách tay và điều chỉnh. Đồng thời, kiểm tra áp lực khí nén tại điểm đầu vào của bộ điều khiển khí nén. Nếu áp lực khí nén không đủ theo yêu cầu áp lực khí nén đầu vào của nhà sản xuất bộ truyền động khí nén thì bổ sung thiết bị tăng áp. Cuối cùng, kiểm tra sự rò rỉ để sửa chữa và tra dầu bôi trơn vào hộp bánh răng điều khiển.
Van bướm bị hỏng thân van
Sau một thời gian sử dụng tình trạng van bướm bị hư hỏng, nứt, gãy thân van là điều khó tránh khỏi. Nhất là với van bướm nhựa hoặc van bướm được lắp đặt trong hệ thống phải hoạt động với tần suất liên tục. Nguyên nhân có thể do điều kiện môi trường: nhiệt độ, áp lực vượt quá giới hạn làm việc của van.
Cách khắc phục: Khi lựa chọn lắp đặt van cần tìm hiểu điều kiện môi trường cụ thể là áp lực nhiệt độ để chọn loại phù hợp.
Tổng kết Các lỗi thường gặp ở van bướm
Bài viết trên đây, chúng tôi đã tổng hợp các lỗi thường gặp ở van bướm và cách khắc phục, sửa chữa. Nhìn chung, sau một thời gian sử dụng việc gặp lỗi là vấn đề bình thường tuy nhiên lưu ý ngay từ đầu khi lựa chọn hãy đảm bảo chọn đúng loại, phù hợp với hệ thống. Như thế sẽ giúp hạn chế được các rủi ro, các lỗi và còn giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc quý vị muốn mua sản phẩm xin vui lòng liên hệ theo Hotline: 0915.891.666 để nhận báo giá và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
=> Bài viết tiếp theo: Lưu ý khi sử dụng và vận hành van bướm